Điều gì khiến các thím hối hận nhất?

Black7

Senior Member
Nhà tôi có hai anh em, tôi và cậu em trai kém tôi 4 tuổi. Cu em sinh ra được một năm thì trận lũ lịch sử năm 2000 bất ngờ dâng lên cuốn trôi mọi thứ của bố mẹ tôi, từ vườn đu đủ đến hai ao cá đầy. Từ đó nhà tôi sa sút, và cu em là người chịu thiệt thòi.

Từ ngày mới sinh, nó đã thiệt thòi hơn tôi. Mẹ tôi bị băng huyết ngay sau khi sinh cu cậu. Trong 2 tuần nằm viện của mẹ, em tôi phải đi bú ké của người khác. Thậm chí có lần còn bị một đôi vợ chồng có đứa con bất hạnh mới sinh ra đã không giữ được sự sống bế đi lúc mẹ tôi chuyển biến xấu và cả nhà tập trung hết vào mẹ. Nhưng rồi tình mẫu tử của người mẹ đã trỗi dậy để người phụ nữ kia mang cu em về trả lại cho nhà tôi khi mọi người đang hoảng loạn.

Anh em trai trong nhà nào cũng có lúc gây sự đánh nhau, và chúng tôi cũng thế. Việc tôi có “no đủ” hơn một chút thời bé, cộng với việc tôi lớn hơn nó 4 tuổi, biến tôi trở thành một kẻ bắt nạt cu em. Chính thái độ bắt nạt đó, dẫn đến những chuyện khiến tôi ân hận mãi không thôi.

Năm đó tôi học lớp 2, còn em tôi đi mẫu giáo. Bố nghiêm cấm hai anh em động vào ổ điện trong nhà vì sợ điện giật, thứ đã cướp đi mạng sống của vài đứa trẻ trong thị trấn lúc ấy. Một hôm bố mẹ không có nhà, tivi bật không lên, nên tôi lén ra sau rút ổ cắm tivi rồi cắm vào ổ khác. Khi hai anh em đang mải mê xem tivi thì bố tôi về. Bố thấy ổ cắm không ở chỗ mọi khi nữa thì nổi giận rồi tra khảo chúng tôi.

Dĩ nhiên, tôi chối bay việc mình làm, và bố chọn tin tôi thay vì cậu em ngây thơ. Thế là bố cầm roi đánh cho nó một trận để sau này nhớ không được sờ vào ổ điện.

Lúc bố đánh cu cậu, tôi giả vờ tập trung đọc sách, nhưng tai vẫn lắng nghe, và đầu liên tục nghĩ mình thật khốn nạn. Thế nhưng cái hèn trong người không cho phép mình đứng lên nhận lỗi để chịu đòn thay cho đứa em khốn khổ của mình. Cảm giác khi ấy chẳng biết phải diễn tả thành lời như thế nào, nhưng nó chưa phải là tệ nhất.

Lúc chịu đòn xong, cu cậu đi ra chỗ tôi ngồi khóc. Từng tiếng nấc của cu em như xé lòng tôi ra vậy. Việc bị đánh đã tệ, bị đánh oan, không hiểu vì sao mình bị đánh thì còn tệ hơn nữa. Nhưng có lẽ tệ nhất chính là thứ mà tôi cảm thấy, cảm giác mình là người gây ra sự bất hạnh cho người thân của mình chỉ vì mình hèn nhát và dối trá. Có lẽ đầu óc non nớt của em tôi không suy nghĩ được nhiều như thế. Cậu chỉ khóc vì bị đánh, vì oan ức, chứ không để tâm nhiều. Nhưng chính sự ngây thơ, thánh thiện ấy lại làm tôi dằn vặt nhiều hơn. Sao tôi lại gây hoạ cho một người như vậy?

Cảm giác tội lỗi cuốn lấy thân tôi. Càng thấy thế tôi càng cố gắng chọc cho cu em vui lên và nín khóc. Trẻ con dễ cười dễ khóc, nên tôi dễ dàng thu hút sự chú ý của nó. Nhưng cứ mỗi lần cười xong, cậu lại nấc lên rồi khóc tiếp. Sự việc cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần như vậy cho đến vài tiếng sau cậu mới nín hẳn.

Chiều hôm ấy mẹ tôi về, nghe bố kể, mẹ tôi lại mắng thêm. Thực sự tôi rất sợ mẹ mắng em tôi, nên tôi lại lẻn đi chỗ khác, nhưng tai vẫn nghe, và nỗi lo lớn nhất là em tôi sẽ lại khóc. Nhưng may mắn cho kẻ khốn nạn là tôi, cậu em không khóc nữa.

Có lẽ giờ này câu chuyện ấy không còn trong ký ức của ba người còn lại của gia đình tôi nữa, nhưng mỗi lần nghĩ đến nó tôi lại muốn khóc. Tôi đã có lúc hèn nhát như thế, đã ích kỉ đến độ vì bản thân mà làm hại đến người thân của mình. Nếu đây là sự trừng phạt, thì nó hoàn toàn xứng đáng với những gì tôi đã gây ra.

Từ sự việc ấy, và vài sự việc không hay ho của chính bản thân mình, mà giờ đây tôi luôn sẵn sàng nhận lỗi ngay, kể cả là giữa cuộc họp có đối tác.

Dũng cảm nhận lỗi vẫn tốt hơn nhiều so với hèn nhát rồi gây bất hạnh cho người khác.
 
Nhà tôi có hai anh em, tôi và cậu em trai kém tôi 4 tuổi. Cu em sinh ra được một năm thì trận lũ lịch sử năm 2000 bất ngờ dâng lên cuốn trôi mọi thứ của bố mẹ tôi, từ vườn đu đủ đến hai ao cá đầy. Từ đó nhà tôi sa sút, và cu em là người chịu thiệt thòi.

Từ ngày mới sinh, nó đã thiệt thòi hơn tôi. Mẹ tôi bị băng huyết ngay sau khi sinh cu cậu. Trong 2 tuần nằm viện của mẹ, em tôi phải đi bú ké của người khác. Thậm chí có lần còn bị một đôi vợ chồng có đứa con bất hạnh mới sinh ra đã không giữ được sự sống bế đi lúc mẹ tôi chuyển biến xấu và cả nhà tập trung hết vào mẹ. Nhưng rồi tình mẫu tử của người mẹ đã trỗi dậy để người phụ nữ kia mang cu em về trả lại cho nhà tôi khi mọi người đang hoảng loạn.

Anh em trai trong nhà nào cũng có lúc gây sự đánh nhau, và chúng tôi cũng thế. Việc tôi có “no đủ” hơn một chút thời bé, cộng với việc tôi lớn hơn nó 4 tuổi, biến tôi trở thành một kẻ bắt nạt cu em. Chính thái độ bắt nạt đó, dẫn đến những chuyện khiến tôi ân hận mãi không thôi.

Năm đó tôi học lớp 2, còn em tôi đi mẫu giáo. Bố nghiêm cấm hai anh em động vào ổ điện trong nhà vì sợ điện giật, thứ đã cướp đi mạng sống của vài đứa trẻ trong thị trấn lúc ấy. Một hôm bố mẹ không có nhà, tivi bật không lên, nên tôi lén ra sau rút ổ cắm tivi rồi cắm vào ổ khác. Khi hai anh em đang mải mê xem tivi thì bố tôi về. Bố thấy ổ cắm không ở chỗ mọi khi nữa thì nổi giận rồi tra khảo chúng tôi.

Dĩ nhiên, tôi chối bay việc mình làm, và bố chọn tin tôi thay vì cậu em ngây thơ. Thế là bố cầm roi đánh cho nó một trận để sau này nhớ không được sờ vào ổ điện.

Lúc bố đánh cu cậu, tôi giả vờ tập trung đọc sách, nhưng tai vẫn lắng nghe, và đầu liên tục nghĩ mình thật khốn nạn. Thế nhưng cái hèn trong người không cho phép mình đứng lên nhận lỗi để chịu đòn thay cho đứa em khốn khổ của mình. Cảm giác khi ấy chẳng biết phải diễn tả thành lời như thế nào, nhưng nó chưa phải là tệ nhất.

Lúc chịu đòn xong, cu cậu đi ra chỗ tôi ngồi khóc. Từng tiếng nấc của cu em như xé lòng tôi ra vậy. Việc bị đánh đã tệ, bị đánh oan, không hiểu vì sao mình bị đánh thì còn tệ hơn nữa. Nhưng có lẽ tệ nhất chính là thứ mà tôi cảm thấy, cảm giác mình là người gây ra sự bất hạnh cho người thân của mình chỉ vì mình hèn nhát và dối trá. Có lẽ đầu óc non nớt của em tôi không suy nghĩ được nhiều như thế. Cậu chỉ khóc vì bị đánh, vì oan ức, chứ không để tâm nhiều. Nhưng chính sự ngây thơ, thánh thiện ấy lại làm tôi dằn vặt nhiều hơn. Sao tôi lại gây hoạ cho một người như vậy?

Cảm giác tội lỗi cuốn lấy thân tôi. Càng thấy thế tôi càng cố gắng chọc cho cu em vui lên và nín khóc. Trẻ con dễ cười dễ khóc, nên tôi dễ dàng thu hút sự chú ý của nó. Nhưng cứ mỗi lần cười xong, cậu lại nấc lên rồi khóc tiếp. Sự việc cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần như vậy cho đến vài tiếng sau cậu mới nín hẳn.

Chiều hôm ấy mẹ tôi về, nghe bố kể, mẹ tôi lại mắng thêm. Thực sự tôi rất sợ mẹ mắng em tôi, nên tôi lại lẻn đi chỗ khác, nhưng tai vẫn nghe, và nỗi lo lớn nhất là em tôi sẽ lại khóc. Nhưng may mắn cho kẻ khốn nạn là tôi, cậu em không khóc nữa.

Có lẽ giờ này câu chuyện ấy không còn trong ký ức của ba người còn lại của gia đình tôi nữa, nhưng mỗi lần nghĩ đến nó tôi lại muốn khóc. Tôi đã có lúc hèn nhát như thế, đã ích kỉ đến độ vì bản thân mà làm hại đến người thân của mình. Nếu đây là sự trừng phạt, thì nó hoàn toàn xứng đáng với những gì tôi đã gây ra.

Từ sự việc ấy, và vài sự việc không hay ho của chính bản thân mình, mà giờ đây tôi luôn sẵn sàng nhận lỗi ngay, kể cả là giữa cuộc họp có đối tác.

Dũng cảm nhận lỗi vẫn tốt hơn nhiều so với hèn nhát rồi gây bất hạnh cho người khác.
Trước kia tôi nghĩ như phần kết bài của thớt, sau này nhận ra: không phải cái gì thành thật cũng tốt, quan điểm mỗi người thôi. Đối với tôi, nhân sinh quan cần minh bạch nhưng khi ứng dụng nó, chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp thực tại nhất là khi bản thân chưa đủ tài để chu toàn mọi sự
 
Trước kia tôi nghĩ như phần kết bài của thớt, sau này nhận ra: không phải cái gì thành thật cũng tốt, quan điểm mỗi người thôi. Đối với tôi, nhân sinh quan cần minh bạch nhưng khi ứng dụng nó, chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp thực tại nhất là khi bản thân chưa đủ tài để chu toàn mọi sự
May mắn là em đi làm với một tập thể yêu thương nhau. Giữa mấy trăm người làm kĩ thuật khô khan thì mọc ra thằng em mít ướt làm phiên dịch nên các anh thương.

Em nhận lỗi các anh chỉ cười rồi bảo: “mày làm bọn anh suýt chết.”
 
Tóm tắt: lúc nhỏ thanh niên làm việc xấu và đổ lỗi cho thằng em học mẫu giáo của mình, thằng em oan ức vừa bị bố đấm xong thì bị mẹ về chửi kép, thằng thớt thì 2 lần đều lủi đi chỗ khác, mắt không thấy tâm không phiền. 18 năm sau nằm mơ thấy chuyện cũ năm xưa, thấy mình tội lỗi và hèn hạ vcl nên lên voz viết bài ăn năn hội hận.
 
Tóm tắt: lúc nhỏ thanh niên làm việc xấu và đổ lỗi cho thằng em học mẫu giáo của mình, thằng em oan ức vừa bị bố đấm xong thì bị mẹ về chửi kép, thằng thớt thì 2 lần đều lủi đi chỗ khác, mắt không thấy tâm không phiền. 18 năm sau nằm mơ thấy chuyện cũ năm xưa, thấy mình tội lỗi và hèn hạ vcl nên lên voz viết bài ăn năn hội hận.
:sweat:
 
Tóm tắt: lúc nhỏ thanh niên làm việc xấu và đổ lỗi cho thằng em học mẫu giáo của mình, thằng em oan ức vừa bị bố đấm xong thì bị mẹ về chửi kép, thằng thớt thì 2 lần đều lủi đi chỗ khác, mắt không thấy tâm không phiền. 18 năm sau nằm mơ thấy chuyện cũ năm xưa, thấy mình tội lỗi và hèn hạ vcl nên lên voz viết bài ăn năn hội hận.
Bài học thớt rút ra: Hãy dũng cảm nhận lỗi để xau lày không hối hận :beat_brick:
Edit: có khi không sai cũng phải nhận lỗi để giữ mối quan hệ nhé thím :doubt:
 
Last edited:
bác còn em trai thì nên yêu thương nhiều vào. Tôi từng có anh trai ruột yêu thương tôi và anh đã đi. Giờ tôi muốn yêu thương anh còn không được nữa.
 
Tham gia VOZ. :'(
không rút đc chân ra nữa rồi
8kNEyvT.gif
 
Nhà tôi có hai anh em, tôi và cậu em trai kém tôi 4 tuổi. Cu em sinh ra được một năm thì trận lũ lịch sử năm 2000 bất ngờ dâng lên cuốn trôi mọi thứ của bố mẹ tôi, từ vườn đu đủ đến hai ao cá đầy. Từ đó nhà tôi sa sút, và cu em là người chịu thiệt thòi.

Từ ngày mới sinh, nó đã thiệt thòi hơn tôi. Mẹ tôi bị băng huyết ngay sau khi sinh cu cậu. Trong 2 tuần nằm viện của mẹ, em tôi phải đi bú ké của người khác. Thậm chí có lần còn bị một đôi vợ chồng có đứa con bất hạnh mới sinh ra đã không giữ được sự sống bế đi lúc mẹ tôi chuyển biến xấu và cả nhà tập trung hết vào mẹ. Nhưng rồi tình mẫu tử của người mẹ đã trỗi dậy để người phụ nữ kia mang cu em về trả lại cho nhà tôi khi mọi người đang hoảng loạn.

Anh em trai trong nhà nào cũng có lúc gây sự đánh nhau, và chúng tôi cũng thế. Việc tôi có “no đủ” hơn một chút thời bé, cộng với việc tôi lớn hơn nó 4 tuổi, biến tôi trở thành một kẻ bắt nạt cu em. Chính thái độ bắt nạt đó, dẫn đến những chuyện khiến tôi ân hận mãi không thôi.

Năm đó tôi học lớp 2, còn em tôi đi mẫu giáo. Bố nghiêm cấm hai anh em động vào ổ điện trong nhà vì sợ điện giật, thứ đã cướp đi mạng sống của vài đứa trẻ trong thị trấn lúc ấy. Một hôm bố mẹ không có nhà, tivi bật không lên, nên tôi lén ra sau rút ổ cắm tivi rồi cắm vào ổ khác. Khi hai anh em đang mải mê xem tivi thì bố tôi về. Bố thấy ổ cắm không ở chỗ mọi khi nữa thì nổi giận rồi tra khảo chúng tôi.

Dĩ nhiên, tôi chối bay việc mình làm, và bố chọn tin tôi thay vì cậu em ngây thơ. Thế là bố cầm roi đánh cho nó một trận để sau này nhớ không được sờ vào ổ điện.

Lúc bố đánh cu cậu, tôi giả vờ tập trung đọc sách, nhưng tai vẫn lắng nghe, và đầu liên tục nghĩ mình thật khốn nạn. Thế nhưng cái hèn trong người không cho phép mình đứng lên nhận lỗi để chịu đòn thay cho đứa em khốn khổ của mình. Cảm giác khi ấy chẳng biết phải diễn tả thành lời như thế nào, nhưng nó chưa phải là tệ nhất.

Lúc chịu đòn xong, cu cậu đi ra chỗ tôi ngồi khóc. Từng tiếng nấc của cu em như xé lòng tôi ra vậy. Việc bị đánh đã tệ, bị đánh oan, không hiểu vì sao mình bị đánh thì còn tệ hơn nữa. Nhưng có lẽ tệ nhất chính là thứ mà tôi cảm thấy, cảm giác mình là người gây ra sự bất hạnh cho người thân của mình chỉ vì mình hèn nhát và dối trá. Có lẽ đầu óc non nớt của em tôi không suy nghĩ được nhiều như thế. Cậu chỉ khóc vì bị đánh, vì oan ức, chứ không để tâm nhiều. Nhưng chính sự ngây thơ, thánh thiện ấy lại làm tôi dằn vặt nhiều hơn. Sao tôi lại gây hoạ cho một người như vậy?

Cảm giác tội lỗi cuốn lấy thân tôi. Càng thấy thế tôi càng cố gắng chọc cho cu em vui lên và nín khóc. Trẻ con dễ cười dễ khóc, nên tôi dễ dàng thu hút sự chú ý của nó. Nhưng cứ mỗi lần cười xong, cậu lại nấc lên rồi khóc tiếp. Sự việc cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần như vậy cho đến vài tiếng sau cậu mới nín hẳn.

Chiều hôm ấy mẹ tôi về, nghe bố kể, mẹ tôi lại mắng thêm. Thực sự tôi rất sợ mẹ mắng em tôi, nên tôi lại lẻn đi chỗ khác, nhưng tai vẫn nghe, và nỗi lo lớn nhất là em tôi sẽ lại khóc. Nhưng may mắn cho kẻ khốn nạn là tôi, cậu em không khóc nữa.

Có lẽ giờ này câu chuyện ấy không còn trong ký ức của ba người còn lại của gia đình tôi nữa, nhưng mỗi lần nghĩ đến nó tôi lại muốn khóc. Tôi đã có lúc hèn nhát như thế, đã ích kỉ đến độ vì bản thân mà làm hại đến người thân của mình. Nếu đây là sự trừng phạt, thì nó hoàn toàn xứng đáng với những gì tôi đã gây ra.

Từ sự việc ấy, và vài sự việc không hay ho của chính bản thân mình, mà giờ đây tôi luôn sẵn sàng nhận lỗi ngay, kể cả là giữa cuộc họp có đối tác.

Dũng cảm nhận lỗi vẫn tốt hơn nhiều so với hèn nhát rồi gây bất hạnh cho người khác.

Cám ơn bạn, bài viết rất ý nghĩa

Tôi thì hối hận nhất vì đã lấy vợ....khi chưa đủ chín chắn :doubt:
 
thời c3 đi chơi game đêm xong thất cmn học luôn, lên ĐH cũng ko học tử tế giờ hơn 3x rồi vẫn còn phải đi học thêm đây.:nosebleed:
 
Tưởng chày cối sẽ thành huyền thoại, nhưng ko phải.
18 tuổi nghe lời chúa phỉnh allin xây dựng giờ về bán bỉm, bao nhiêu lần muốn chạy sang data, IT mà ko dk, đau lắm
 
Nhà tôi có hai anh em, tôi và cậu em trai kém tôi 4 tuổi. Cu em sinh ra được một năm thì trận lũ lịch sử năm 2000 bất ngờ dâng lên cuốn trôi mọi thứ của bố mẹ tôi, từ vườn đu đủ đến hai ao cá đầy. Từ đó nhà tôi sa sút, và cu em là người chịu thiệt thòi.

Từ ngày mới sinh, nó đã thiệt thòi hơn tôi. Mẹ tôi bị băng huyết ngay sau khi sinh cu cậu. Trong 2 tuần nằm viện của mẹ, em tôi phải đi bú ké của người khác. Thậm chí có lần còn bị một đôi vợ chồng có đứa con bất hạnh mới sinh ra đã không giữ được sự sống bế đi lúc mẹ tôi chuyển biến xấu và cả nhà tập trung hết vào mẹ. Nhưng rồi tình mẫu tử của người mẹ đã trỗi dậy để người phụ nữ kia mang cu em về trả lại cho nhà tôi khi mọi người đang hoảng loạn.

Anh em trai trong nhà nào cũng có lúc gây sự đánh nhau, và chúng tôi cũng thế. Việc tôi có “no đủ” hơn một chút thời bé, cộng với việc tôi lớn hơn nó 4 tuổi, biến tôi trở thành một kẻ bắt nạt cu em. Chính thái độ bắt nạt đó, dẫn đến những chuyện khiến tôi ân hận mãi không thôi.

Năm đó tôi học lớp 2, còn em tôi đi mẫu giáo. Bố nghiêm cấm hai anh em động vào ổ điện trong nhà vì sợ điện giật, thứ đã cướp đi mạng sống của vài đứa trẻ trong thị trấn lúc ấy. Một hôm bố mẹ không có nhà, tivi bật không lên, nên tôi lén ra sau rút ổ cắm tivi rồi cắm vào ổ khác. Khi hai anh em đang mải mê xem tivi thì bố tôi về. Bố thấy ổ cắm không ở chỗ mọi khi nữa thì nổi giận rồi tra khảo chúng tôi.

Dĩ nhiên, tôi chối bay việc mình làm, và bố chọn tin tôi thay vì cậu em ngây thơ. Thế là bố cầm roi đánh cho nó một trận để sau này nhớ không được sờ vào ổ điện.

Lúc bố đánh cu cậu, tôi giả vờ tập trung đọc sách, nhưng tai vẫn lắng nghe, và đầu liên tục nghĩ mình thật khốn nạn. Thế nhưng cái hèn trong người không cho phép mình đứng lên nhận lỗi để chịu đòn thay cho đứa em khốn khổ của mình. Cảm giác khi ấy chẳng biết phải diễn tả thành lời như thế nào, nhưng nó chưa phải là tệ nhất.

Lúc chịu đòn xong, cu cậu đi ra chỗ tôi ngồi khóc. Từng tiếng nấc của cu em như xé lòng tôi ra vậy. Việc bị đánh đã tệ, bị đánh oan, không hiểu vì sao mình bị đánh thì còn tệ hơn nữa. Nhưng có lẽ tệ nhất chính là thứ mà tôi cảm thấy, cảm giác mình là người gây ra sự bất hạnh cho người thân của mình chỉ vì mình hèn nhát và dối trá. Có lẽ đầu óc non nớt của em tôi không suy nghĩ được nhiều như thế. Cậu chỉ khóc vì bị đánh, vì oan ức, chứ không để tâm nhiều. Nhưng chính sự ngây thơ, thánh thiện ấy lại làm tôi dằn vặt nhiều hơn. Sao tôi lại gây hoạ cho một người như vậy?

Cảm giác tội lỗi cuốn lấy thân tôi. Càng thấy thế tôi càng cố gắng chọc cho cu em vui lên và nín khóc. Trẻ con dễ cười dễ khóc, nên tôi dễ dàng thu hút sự chú ý của nó. Nhưng cứ mỗi lần cười xong, cậu lại nấc lên rồi khóc tiếp. Sự việc cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần như vậy cho đến vài tiếng sau cậu mới nín hẳn.

Chiều hôm ấy mẹ tôi về, nghe bố kể, mẹ tôi lại mắng thêm. Thực sự tôi rất sợ mẹ mắng em tôi, nên tôi lại lẻn đi chỗ khác, nhưng tai vẫn nghe, và nỗi lo lớn nhất là em tôi sẽ lại khóc. Nhưng may mắn cho kẻ khốn nạn là tôi, cậu em không khóc nữa.

Có lẽ giờ này câu chuyện ấy không còn trong ký ức của ba người còn lại của gia đình tôi nữa, nhưng mỗi lần nghĩ đến nó tôi lại muốn khóc. Tôi đã có lúc hèn nhát như thế, đã ích kỉ đến độ vì bản thân mà làm hại đến người thân của mình. Nếu đây là sự trừng phạt, thì nó hoàn toàn xứng đáng với những gì tôi đã gây ra.

Từ sự việc ấy, và vài sự việc không hay ho của chính bản thân mình, mà giờ đây tôi luôn sẵn sàng nhận lỗi ngay, kể cả là giữa cuộc họp có đối tác.

Dũng cảm nhận lỗi vẫn tốt hơn nhiều so với hèn nhát rồi gây bất hạnh cho người khác.
Chuyện vặt như cơm bữa đối với tôi và em khi xưa. Giờ ngồi kể lại 2 anh em chỉ cười và nói đúng là tuổi thơ dữ dội. Chuyện của bác nó quá là bình thường ý.
 
Chuyện vặt như cơm bữa đối với tôi và em khi xưa. Giờ ngồi kể lại 2 anh em chỉ cười và nói đúng là tuổi thơ dữ dội. Chuyện của bác nó quá là bình thường ý.
Đúng là nó xảy ra nhiều ấy, nhưng chẳng hiểu sao em cứ ám ảnh chuyện ấy thím ạ.
 
Back
Top