thảo luận Đổ xô nhận BHXH một lần(*): Cần hoàn thiện chính sách BHXH

kojin

Member

Việc nhận BHXH một lần khiến người lao động mất đi cơ hội hưởng lương hưu, không có gì bảo đảm cho cuộc sống lúc về già​


Sau 6 năm thực hiện Luật BHXH 2014 và 5 năm thực hiện Nghị quyết 93/2015/QH13 về chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động (NLĐ), số lao động nhận BHXH một lần ngày càng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng diện bao phủ BHXH. Cụ thể, năm 2016, hơn 600.000 người quyết định hưởng BHXH một lần. Sau đó tiếp tục tăng lên, năm 2018 có 880.000 người, năm 2019 trên 800.000 người và năm 2020 là hơn 897.000 người. Trong khi đó, năm 2020, chỉ khoảng hơn 1 triệu người tham gia hệ thống BHXH.

Mất cơ hội hưởng lương hưu
TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH), cho rằng đây là điều rất đáng suy nghĩ đối với hệ thống an sinh xã hội lâu dài của đất nước, dẫn đến hệ lụy không thực hiện được mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH

8-chotcd-16184893382891824362573.jpg

Cần tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu để giảm thiểu việc người lao động nhận BHXH một lần. Ảnh: AN KHÁNH

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, chính sách BHXH bắt buộc của Việt Nam hướng đến mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe NLĐ; hỗ trợ khi NLĐ mất việc làm; bảo đảm cuộc sống ổn định sau khi hết tuổi lao động. Chính sách này được thiết kế khá toàn diện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của NLĐ.

Điều 60 Luật BHXH năm 2014 không khuyến khích NLĐ nhận trợ cấp BHXH một lần, nhằm để cộng dồn thời gian đóng BHXH, giúp NLĐ sau này có đủ điều kiện nhận lương hưu hằng tháng. Đây cũng là quan điểm của QH và Chính phủ, mong muốn thực hiện được mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH và tiến tới BHXH toàn dân nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho NLĐ theo tinh thần Nghị quyết 15-NQ/TW, Kết luận 63-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết 21-NQ/TW và điều 34 Hiến pháp năm 2013 là "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội".

Ông Lợi nhấn mạnh khi thiết kế điều 60 Luật BHXH, Chính phủ đã quy định các trường hợp được hưởng BHXH một lần theo hướng thu hẹp, chỉ ưu tiên giải quyết đối với những trường hợp NLĐ bị mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Điều này là để tăng số người được hưởng chế độ hưu trí, nhằm bảo đảm an sinh lâu dài cho NLĐ. Tuy nhiên, NLĐ không hiểu rõ đã phản ứng, buộc QH khóa XIII phải xem xét, ra Nghị quyết 93 năm 2015 về thực hiện chính sách BHXH một lần.

Theo bà Đinh Thị Thu Hiền, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH - BHXH Việt Nam, khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của NLĐ sẽ bị hạn chế hơn so với tích lũy thời gian đủ để hưởng lương hưu. Phân tích rõ hơn, bà Hiền cho biết khi NLĐ nhận BHXH một lần, sau này có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH sẽ không được cộng nối thời gian đã đóng BHXH trước đó. Như vậy, họ bị giảm cơ hội được hưởng lương hưu hoặc nếu có đủ điều kiện hưởng lương hưu thì mức hưởng cũng sẽ thấp hơn so với việc giữ được toàn bộ thời gian đã đóng BHXH.

Theo quy định hiện hành, tổng mức đóng BHXH của NLĐ vào quỹ hưu trí và tử tuất là 22% mức tiền lương tháng. Trong đó, NLĐ đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%. Có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ BHXH hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu NLĐ hưởng BHXH một lần thì chỉ được nhận tối đa bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho 1 năm tham gia BHXH. Như vậy, NLĐ mất đi tối thiểu là 0,64 tháng lương cho mỗi năm đã đóng BHXH.

Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hằng tháng (hưởng cho đến hết cuộc đời) và việc lĩnh BHXH một lần (chỉ hưởng tại một thời điểm nhất định) thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn khá nhiều. Bởi lẽ, ngoài lương hưu, NLĐ còn được hưởng các quyền lợi khác như: được cơ quan BHXH đóng tiền và cấp thẻ BHYT phục vụ việc khám chữa bệnh có sự hỗ trợ chi phí phần lớn từ quỹ BHYT; được điều chỉnh mức hưởng lương hưu khi chỉ số giá tiêu dùng tăng…

Phải nhìn nhận thấu đáo
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động - Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc NLĐ chọn hưởng BHXH một lần.

Trước tiên, phải kể đến điều kiện thu nhập, đời sống của NLĐ hiện nay còn quá khó khăn. Bên cạnh đó, phải thẳng thắn thừa nhận rằng hệ thống chính sách BHXH hiện nay chưa thực sự hấp dẫn, chưa linh hoạt nên chưa thu hút được đông đảo NLĐ gắn bó lâu dài. Theo quy định của pháp luật hiện hành, NLĐ muốn hưởng chế độ hưu trí phải có ít nhất 20 năm đóng BHXH và bảo đảm tuổi đời theo quy định; trong khi số đông NLĐ khi nghỉ việc còn trẻ. "Họ không thể chờ đợi đóng đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí" - ông Lê Đình Quảng băn khoăn.

Theo các chuyên gia chính sách lao động, quy định nhận BHXH một lần đã đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của NLĐ trong những điều kiện nhất định. Song, về lâu dài thì sẽ có những tác động tiêu cực đến vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt sẽ luôn là thách thức lớn để thực hiện mục tiêu đến năm 2021 có khoảng 35%, năm 2025 là 45% và năm 2030 là 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH mà Nghị quyết 28-NQ/TW đã đề ra.

"Đã đến lúc chúng ta phải có cái nhìn thật thấu đáo khi thiết kế, xây dựng và hoàn thiện chính sách BHXH, trong đó có quy định BHXH một lần. Bởi lẽ, việc nhận BHXH một lần không chỉ là vấn đề của cá nhân NLĐ mà còn là vấn đề chính sách, chính trị của giai cấp công nhân" - ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
 
Tuỳ suy nghĩ mỗi người, trong xóm có vài người rút tiền về rồi con cháu nó mượn khéo hay xúi mua này nọ, lúc cần tiền nó chửi nói này nọ. Có người không rút thì hàng tháng ra BHXH rút vài triệu về lận lưng quần xài dần, già nên cũng xài ít.
 
Nếu sau này đủ tuổi nghỉ hưu cũng cho rút BHXH 1 lần thì tốt , chứ theo quy định hiện tại thì chỉ 1 số trường hợp mới đc rút 1 lần .
 
Câu chuyện rất đơn giản thôi, bài toán cũng đơn giản lắm. Một câu hỏi này thôi là ra:
- Mức lương hưu đã đảm bảo đáp ứng được cuộc sống của họ chưa?
Nếu đáp ứng được cuộc sống của họ rồi thi ai đi rút bảo hiểm ra làm gì?
Bác hỏi mấy người già hàng tháng rút 4-5tr ngoài BHXH ấy, già rồi cũng chả ăn đc nhiều, đỡ phải ngửa tay xin tiền con cháu, chết đc vài chục triệu mua quan tài.
 
Back
Top