Độc đáo đất nước giáo dục miễn phí, không thi cử, không trường chuyên

Resius

Senior Member
Học sinh Na Uy không phải chịu áp lực thi cử, điểm số mà thay vào đó, các em được chú trọng chuẩn bị hành trang vào cuộc sống.

Hệ thống giáo dục Na Uy được chia làm 3 cấp: Barneskole (tiểu học): Lớp 1-7, từ 6-13 tuổi; Ungdomsskole (trung học cơ sở): Lớp 8-10, từ 13-16 tuổi; Videregående skole (trung học phổ thông): Lớp VG1-VG3, từ 16-19 tuổi.

Sau khi kết thúc 3 năm lớp VG1-VG3, học sinh được cấp bằng Trung học Phổ thông. Thông thường, học sinh đạt được văn bằng trong bất kỳ chương trình đào tạo trung học nào cũng đủ điều kiện để xét tuyển vào đại học.

1-private-norwegian-schools-were-illegal-832.jpg

Ở cấp tiểu học, học sinh Na Uy không chịu áp lực thi cử, bài vở. Ảnh: Kevmrc

Từ năm 1981-2018, chi tiêu dành cho giáo dục luôn dao động trong khoảng 14-17% trong tổng chi của Chính phủ Na Uy.

Giáo dục tiểu học và trung học được đặc biệt chú ý bởi đây là giai đoạn quan trọng trong việc định hình nhân cách, thái độ sống và cách đánh giá vấn đề của người học.

Phổ cập mọi “ngóc ngách”
Mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi đều phải đến trường - đây là 10 năm giáo dục bắt buộc. Đồng thời, Chính phủ luôn đảm bảo mọi người đều được tiếp cận với giáo dục bằng cách tài trợ cho những khu vực kém thuận lợi hơn.

Mọi thứ miễn phí
Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là miễn phí. Ngoài ra, Na Uy còn có những khoản trợ cấp và cho vay đối với những học sinh, sinh viên gặp khó khăn về vấn đề tài chính với lãi suất 0%.

Các trường đại học công lập không thu học phí của sinh viên, ngay cả với sinh viên nước ngoài. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến Na Uy hấp dẫn đối với sinh viên nước ngoài.

Không chấm điểm, xếp hạng
Học sinh tiểu học ở Na Uy cũng được học những kiến thức cơ bản như bảng chữ cái, tập đọc, tập viết, cộng trừ nhân chia và các môn như Toán, Ngôn ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.

Tuy vậy, điểm khác biệt là các em sẽ không phải trải qua áp lực thi cử. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá thông qua phần thể hiện của học sinh hoặc đưa ra những điểm số không chính thức phản ánh sự tiến bộ của trẻ. Chỉ phụ huynh xem được điểm này.

Na Uy không có trường chuyên, lớp chọn. Mỗi ngày học bắt đầu vào khoảng 8h15 sáng và kết thúc lúc 1h10 hoặc 1h55 chiều. Ngoài ra, có 3 thời gian giải lao trong ngày gồm giờ ăn trưa và hai khoảng nghỉ.

Đời sống học đường phong phú
Một trong những yếu tố giúp người dân Na Uy đạt được hạnh phúc là bởi họ hài lòng và hòa mình với thiên nhiên xung quanh. Điều này cũng được áp dụng trong giáo dục trẻ nhỏ.

10865796-10152677976961498-5741440775502633781-o-835.jpg

Trẻ em luôn được khuyến khích tham gia hoạt động ngoài trời. Ảnh: Friluftsliv

Ngay từ nhỏ, các em đã được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoài trời để có sức khỏe tốt và gia tăng nhận thức về thiên nhiên. Các gia đình Na Uy chỉ giới hạn 1 ô tô và học sinh hầu như luôn sử dụng phương tiện giao thông công cộng để bảo vệ môi trường.

Đối với sinh viên, cuộc sống cũng rất phong phú. Sinh viên vẫn có thể đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm (tối đa 20 giờ/tuần).
https://vietnamnet.vn/na-uy-khong-ap-luc-thi-khong-hoc-phi-khong-truong-chuyen-lop-chon-2078621.html
 
Bữa có thằng đi du học ở Phần Lan nó bảo xưng hô với thầy giáo bằng tên ngang hàng nhau mà
Thế mà nhiều thằng cứ tôn kính bọn thợ dạy này :feel_good:
XHCN là thế chứ không phải là khổng cộng nho đâu :baffle:
 
Bữa có thằng đi du học ở Phần Lan nó bảo xưng hô với thầy giáo bằng tên ngang hàng nhau mà
Thế mà nhiều thằng cứ tôn kính bọn thợ dạy này :feel_good:
XHCN là thế chứ không phải là khổng cộng nho đâu :baffle:
anh lại ngáo văn hoá rồi, có thể nơi thằng đó đi đúng là như vậy. Nhưng những nơi khác thì bắt buộc học sinh phải có thái độ tôn trọng giáo viên chứ không riêng gì khổng cộng nho đâu.
 
Chịu nộp thuế, có nền tài chính, công nghiệp mạnh và IQ Cow minh bạch thì cái gì cũng có thể
 
Vợ ck bà chị t sống ở Na Uy về chơi kể cuộc sống bên đó an sinh xã hội khỏi bàn, 2 đứa cháu đc free tới 18 tuổi mà, Ông chồng thì giỏi ng Việt mà làm kỹ sư gì đó, còn bã dell có trình gì, lao động chân tay, đi phụ quán thấy mie. Nghe chỉ nói cuộc sống ý nghĩa lắm.
 
Vợ ck bà chị t sống ở Na Uy về chơi kể cuộc sống bên đó an sinh xã hội khỏi bàn, 2 đứa cháu đc free tới 18 tuổi mà, Ông chồng thì giỏi ng Việt mà làm kỹ sư gì đó, còn bã dell có trình gì, lao động chân tay, đi phụ quán thấy mie. Nghe chỉ nói cuộc sống ý nghĩa lắm.
khối bắc âu nước nào chẳng vậy, họ hàng t bên đan mạch y chang.
học lên đại học, thạc sĩ cũng free, ở nhà chơi cũng có lương trợ cấp
 
so với nước nào không sở đi so sánh với Nauy, dân số có 5,4 triệu bằng 1/2 dân số Sài gòn, khoáng sản thì thừa mứa, năm nay Nauy bán được 110 tỉ $ dầu mỏ, có cái quỹ hưu trí gần 1000 tỉ $
thật, so ai ko so đi so với thằng có lãnh đạo tốt

ngon so với các nước có lãnh đạo an tàn phá hoại xem, như zimboabue ấy
 
Miễn học phí thì ok chứ không thi cử không trường chuyên thì phải xem lại xem kỹ nghệ củ Na Uy đến đâu , ngoài đào xúc bán ra thì Na Uy làm được cái gì.

So với những thằng nặng thi cử như Trung Nhật Hàn thì nền khoa học công nghệ của Na Uy được mấy phần :sweat:
 
Back
Top