thảo luận Đọc truyện Thạch Lam xong trầm cảm quá mấy thím

Thạch lam cũng có truyện mang màu sắc tươi mới, nhưng đa phần là trầm, tối, nói chung hồi đó các nhà văn nhìn xh mà xây dựng nên tp thôi. Hồi đi học, đọc truyện "hai đứa trẻ" mình cũng k hiểu lắm, đến khi ra đời đọc mới thấy hết ý nghĩa của nó
 
Đọc Thạch Lam, càng đọc càng bị cuốn vào cuộc sống của nhân vật trong truyện. Lắm lúc thấy ngột ngạt khó chịu mà không bỏ quyển sách xuống được

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
Văn học VN thời đó nó thế nào, nghệ thuật thì nhiều mà nội dung thì lại nhàm chán. Trước có đọc qua mấy tác phẩm thời này thấy thế này:
NC hay nói chuyện nông dân, kể nghèo kể khổ, đọc mấy đoạn miêu tả nghèo khổ thấy thảm vcl luôn, nhưng ngoài kể khổ ra thì cũng chẳng thôi thúc động viên giải pháp gì phù hợp hoàn cảnh bấy giờ. Có vẻ chủ yếu vẫn chỉ làm nghệ thuật :v
VTP kiểu nói kháy me tây, văn minh lởm, nhưng cũng chẳng đề cập nhiều đến nam nữ chính chuyên hay văn hoá cần giữ gìn thời đó. Đánh giá cá nhân thấy ông này có đóng góp ngoài nghệ thuật nhiều nhất.
TL thì toàn nói chuyện gia đình, nghèo, chán nản, thất vọng trong gia đình.
...
Văn thời đó đen luôn chứ không phải xám nữa. :feel_good::feel_good:
So với ở tàu thời đó thì có ông LT, cũng là nhà văn hiện thực nhưng viết mấy truyện có chiều sâu vãi, đề tài thì trải rộng mọi mặt trận tầng lớp nông thôn, thành thị, đàn ông, phụ nữ, tri thức cũ, tri thức mới...
Đọc thêm đi anh, hoặc ít nhất đọc thêm phê bình văn học để phân biệt các trường phái/xu hướng văn học. Có cuốn sách "Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật-Diderot" không sát với trường hợp này nhưng khá hay khi viết về nghệ thuật và phê bình nghệ thuật.

Anh có tiềm năng trở thành nhà Marxist văn học đấy, nghệ thuật ko còn vị nghệ thuật mà nghệ thuật vị nhân sinh. Trong trường hợp anh ko còn muốn "vị nhân sinh" nữa thì anh có thể đọc thêm Mỹ học-Hegel, bản dịch của Phan Ngọc tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng có thể tạm chấp nhận được.

Anh ko thắc mắc khi bây giờ qua gần tám thập niên, người ta vẫn tìm đọc lại văn học trước 1945, liệu còn bao nhiêu văn học " vị nhân sinh" được tìm đọc lại đâu. Hehe.

Vấn đề bối cảnh xã hội của VN (30-45) và TQ khác nhau (Thời Lỗ Tấn 18-30). Anh lại còn so sánh 2 xu hướng sáng tác khác nhau VN30-45 (Xu hướng Nhân Đạo Chủ Nghĩa, đây là giai đoạn sau Great Depression với sự lên ngôi của Nhân Đạo Chủ Nghĩa ở Pháp) <Là phần anh đang nhắc tới, có một bộ phận khác là chủ nghĩa yêu nước-văn học không vị nghệ thuật>. Còn TQ18-30(Lỗ Tấn-Hiện Thực phê phán với xu hướng vô sản cách mạng) nó thuộc chiều hướng khác. Chiều hướng này có chút trùng khớp với xu hướng sáng tác ở VN20-30, với truyện ngắn của Phạm Duy Tốn (Sóng chết mặc bay),Nguyễn Bá Học .Nhiều chuỗi bài nữa đăng trên Nam Phong tạp chí.
 
Đọc thêm đi anh, hoặc ít nhất đọc thêm phê bình văn học để phân biệt các trường phái/xu hướng văn học. Có cuốn sách "Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật-Diderot" không sát với trường hợp này nhưng khá hay khi viết về nghệ thuật và phê bình nghệ thuật.

Anh có tiềm năng trở thành nhà Marxist văn học đấy, nghệ thuật ko còn vị nghệ thuật mà nghệ thuật vị nhân sinh. Trong trường hợp anh ko còn muốn "vị nhân sinh" nữa thì anh có thể đọc thêm Mỹ học-Hegel, bản dịch của Phan Ngọc tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng có thể tạm chấp nhận được.

Anh ko thắc mắc khi bây giờ qua gần tám thập niên, người ta vẫn tìm đọc lại văn học trước 1945, liệu còn bao nhiêu văn học " vị nhân sinh" được tìm đọc lại đâu. Hehe.

Vấn đề bối cảnh xã hội của VN (30-45) và TQ khác nhau (Thời Lỗ Tấn 18-30). Anh lại còn so sánh 2 xu hướng sáng tác khác nhau VN30-45 (Xu hướng Nhân Đạo Chủ Nghĩa, đây là giai đoạn sau Great Depression với sự lên ngôi của Nhân Đạo Chủ Nghĩa ở Pháp) <Là phần anh đang nhắc tới, có một bộ phận khác là chủ nghĩa yêu nước-văn học không vị nghệ thuật>. Còn TQ18-30(Lỗ Tấn-Hiện Thực phê phán với xu hướng vô sản cách mạng) nó thuộc chiều hướng khác. Chiều hướng này có chút trùng khớp với xu hướng sáng tác ở VN20-30, với truyện ngắn của Phạm Duy Tốn (Sóng chết mặc bay),Nguyễn Bá Học .Nhiều chuỗi bài nữa đăng trên Nam Phong tạp chí.
Tôi chẳng hiểu điểm nhấn của anh là gì khi quote tôi nữa.
Tôi chán tôi không đọc hết được văn chương và phê bình văn học, chỉ đọc qua vài tác phẩm của mấy ông nổi tiếng thì đưa ra nhận xét như vậy về tác phẩm của mấy ông.
Người ta đưa ra các khái niệm về trường phái, chủ nghĩa để phân nhóm các tác phẩm và đánh giá chung về phong cách nội dung, nghệ thuật, mục đích. Ý anh là các tác phẩm đó đã được người ta gom nhóm và phân ra rồi thì tôi không được nói về đóng góp của nó nữa?
Ở đây tôi đoán đa phần người ta như tôi, rãnh rỗi đọc thứ này thứ kia, lâu lâu đụng chuyện thì ngỡ ra cái dụng ý của tác giả, hiếm lắm mới có người đi tìm hiểu văn học rồi phê bình văn học như anh để biết trường phái nghệ thuật này nọ. Anh đòi hỏi những người như vậy phải đi tìm hiểu xem các tác phẩm đó đã được các vị phân loại phê bình đánh giá chưa, và đánh giá như thế nào mà nghe rồi hót theo chứ không được rút ra quan điểm cảm nhận cá nhân?
 
Last edited:
Tôi chẳng hiểu điểm nhấn của anh là gì khi quote tôi nữa.
Tôi chán tôi không đọc hết được văn chương và phê bình văn học, chỉ đọc qua vài tác phẩm của mấy ông nổi tiếng thì đưa ra nhận xét như vậy về tác phẩm của mấy ông.
Người ta đưa ra các khái niệm về trường phái, chủ nghĩa để phân nhóm các tác phẩm và đánh giá chung về phong cách nội dung, nghệ thuật, mục đích. Ý anh là các tác phẩm đó đã được người ta gom nhóm và phân ra rồi thì tôi không được nói về đóng góp của nó nữa?
Ở đây tôi đoán đa phần người ta như tôi, rãnh rỗi đọc thứ này thứ kia, lâu lâu đụng chuyện thì ngỡ ra cái dụng ý của tác giả, hiếm lắm mới có người đi tìm hiểu văn học rồi phê bình văn học như anh để biết trường phái nghệ thuật này nọ. Anh đòi hỏi những người như vậy phải đi tìm hiểu xem các tác phẩm đó đã được các vị phân loại phê bình đánh giá chưa, và đánh giá như thế nào mà nghe rồi hót theo chứ không được rút ra quan điểm cảm nhận cá nhân?
haha. Có đoạn nào mỗ bảo anh ko được nêu ý kiến đâu, mỗ cũng không bảo anh phải đánh giá trên quan điểm của các nhà phê bình. Mỗ chỉ bảo anh nên đọc thêm một vài cuốn sách về phê bình, nó cho anh bộ công cụ để hiểu về văn học và phê bình nói chung.

Mỗ thấy anh nói chưa chuẩn xác ,chỉ muốn anh và mọi người được rõ hơn thôi, anh không có hứng thú thì cứ việc bỏ qua, mong anh lượng thứ vì nhiều lời.
 
Tóm lại: đã nghèo mà còn mắc bệnh sĩ, đây là loại bệnh điển hình của bần nông Đông Lào.
hXdSLiR.gif
Xin chào bần nông Đông Lào
 
Tôi thì lại nhớ nhất “Một thức quà của lúa non” trong số những tác phẩm của ông trong SGK, kiểu đọc mà thấy ngon luôn ấy :dreaming:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mấy nay rảnh quá nên đi kiếm truyện cũ cũ đọc, mà chơi ngay phải quả tuyển tập Thạch Lam :big_smile: phải công nhận ông viết hay, nhưng mà văn của ông tối quá, đọc mà cảm thấy có cái gì đấy nó cứ ức chế trong người mà ko diễn tả được ra ấy :amazed:

Nhớ ngày xưa đi học sách ngữ văn cấp 2 cũng có bài Dưới Bóng Hoàng Lan, giờ nghĩ lại đhs hồi đó ngta nhồi nhét những cái tác phẩm như rứa cho trẻ con đọc, tụi nó hiểu thế đéo nào được nhỉ :go:
Còn truyện dưới này nữa, chẳng khác gì miêu tả vốt dơ lesor, đọc mà thấm thía :doubt:
:LOL: đọc văn của mấy ông nhà văn ngày xưa cũng dark lắm chứ. 12 thương nhớ của ô Vũ Bằng tưởng tượng thì cứ gọi là... :extreme_sexy_girl:
 
Mấy nay rảnh quá nên đi kiếm truyện cũ cũ đọc, mà chơi ngay phải quả tuyển tập Thạch Lam :big_smile: phải công nhận ông viết hay, nhưng mà văn của ông tối quá, đọc mà cảm thấy có cái gì đấy nó cứ ức chế trong người mà ko diễn tả được ra ấy :amazed:

Nhớ ngày xưa đi học sách ngữ văn cấp 2 cũng có bài Dưới Bóng Hoàng Lan, giờ nghĩ lại đhs hồi đó ngta nhồi nhét những cái tác phẩm như rứa cho trẻ con đọc, tụi nó hiểu thế đéo nào được nhỉ :go:
Còn truyện dưới này nữa, chẳng khác gì miêu tả vốt dơ lesor, đọc mà thấm thía :doubt:
đọc văn TL thấy cuộc sống như đi vào lòng đất vậy :go: 🧱
 
Trước cấp 2 có đọc tác phẩm gì ấy nhỉ, quên tên rồi, có đứa trẻ chờ xe tàu lửa tới để hóng 1 chút ánh sáng và hoạt động xôm tụ trong vài phút ngắn ngủi.
Đọc tác giả tả gánh phở nóng mà hình như hôm sau tôi đòi mẹ tôi nấu phở cho tôi ăn.
hai đứa trẻ đó thím
 
hay nhất phần tháng giêng trong Thương nhớ 12, đúng vị tết xưa ko thể nào tìm lại đc
phải nói là cái phong vị viết văn của thời đấy nó hay, khó lẫn, bây h cứ hơi 1 tí lại có thằng viết sách tiêu đề thì có vẻ deep nhưng đọc thì chả có cái mẹ gì cả
 
Back
Top