Đột phá công nghệ: Năng lượng nhiệt hạch có kịp 'cứu' thế giới?

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://tuoitre.vn/dot-pha-cong-nghe-nang-luong-nhiet-hach-co-kip-cuu-the-gioi-20221214225846919.htm

Bộ Năng lượng Mỹ hôm 13-12 đã công bố một bước đột phá trong thế kỷ về việc tạo ra năng lượng nhiệt hạch. Cách thức hoạt động của loại năng lượng mới này giúp ích được gì cho thế giới?

Các nhà khoa học tại Cơ sở Đánh lửa quốc gia (NIF) của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore có trụ sở tại bang California, lần đầu tiên đã tạo ra thành công "mức tăng năng lượng ròng" bằng cách sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân trong phòng thí nghiệm.

Năng lượng gấp 4 triệu lần đốt than, dầu, khí đốt

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã thử nghiệm bơm vào các lò phản ứng nhiệt hạch nhiều năng lượng, nhưng tổng năng lượng mới được tạo ra trong quá trình này lại ít hơn.

Vào ngày 5-12-2022, các nhà khoa học của NIF đã tiến hành thí nghiệm nhiệt hạch có kiểm soát đầu tiên trong lịch sử, trong đó năng lượng được tạo ra từ phản ứng tổng hợp nhiều hơn năng lượng laze được sử dụng để điều khiển nó.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân có thế năng lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác mà chúng ta biết. Nó có thể giải phóng năng lượng nhiều hơn gần 4 triệu lần so với các phản ứng hóa học như đốt than, dầu hoặc khí đốt.

Ngoài ra, phản ứng này cho năng lượng gấp 4 lần so với phản ứng phân hạch hạt nhân - quy trình hiện đang được sử dụng trong tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.

Hạt nhân mới "ít" phóng xạ

Phản ứng tổng hợp hạt nhân có thực sự là một giải pháp thay thế "xanh hơn" cho những gì chúng ta đang làm hiện nay không? Chúng ta đã tiến xa đến đâu trong việc tạo ra điện từ quá trình này?

Để tìm hiểu, Đài truyền hình Đức DW đã đến thăm Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER), một dự án hợp tác lớn giữa các chuyên gia tổng hợp hạt nhân từ 35 quốc gia.

Ông Pietro Barabaschi, tổng giám đốc ITER, hứa hẹn tương lai của năng lượng nhiệt hạch rất tươi sáng.

Hiện nay, tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới đều sử dụng lò phản ứng phân hạch để tạo ra điện.

Tuy nhiên, đây không phải là nguồn nhiên liệu phổ biến ở hầu hết các quốc gia do lo ngại của công chúng về bức xạ có hại. Các tai nạn như thảm họa Chernobyl, cuộc khủng hoảng tại Fukushima và cuộc khủng hoảng một phần đảo Three Mile của Mỹ luôn ám ảnh họ.

Ông Akko Maas - chuyên viên kỹ thuật của ITER - người đã gắn bó với dự án từ những ngày đầu tiên - cho biết sự khác biệt chính giữa phân hạch hạt nhân và nhiệt hạch là tính phóng xạ của nhiên liệu mà mỗi phương pháp tạo ra.

Trong phản ứng phân hạch, uranium và plutonium đều có tính phóng xạ. Và một khi đã lấy được năng lượng từ chúng, vẫn còn lại chất phóng xạ.

Trong khi đó, hai vật liệu cơ bản được coi là hiệu quả nhất đối với năng lượng nhiệt hạch, thì đơteri không có phóng xạ, nhưng tritium có. Tuy nhiên, bức xạ của nó tương đối yếu và tồn tại trong thời gian ngắn.

Ngay cả ở quy mô công nghiệp, có thể giới hạn độ phóng xạ từ phản ứng tổng hợp xuống còn 100-200 năm. Điều này dễ quản lý hơn nhiều so với việc nói về 40.000 năm mà chúng ta thấy trong phản ứng phân hạch.

30 năm tới, hy vọng có nhà máy điện nhiệt hạch?

Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, rất khó để đạt được phản ứng nhiệt hạch tự duy trì và ổn định.

Theo giám đốc Barabaschi, để đạt được phản ứng tổng hợp trên Trái đất, các chất khí cần được nung nóng đến nhiệt độ cực cao khoảng 150 triệu độ C, gấp khoảng 10 lần nhiệt độ của lõi Mặt trời.

Thách thức mà các nhà khoa học đang phải vật lộn hiện nay là làm thế nào để sản xuất loại nhiên liệu này ở quy mô lớn hơn.

..............
 
30 năm thì nhanh thôi, như vụ y2k chớp mắt cái đã 20 năm rồi

Chỉ e đám điện xanh (gió, mặt trời) lại phá hôi, điện nhiệt hạch cũng là một dạng năng lượng hạt nhân, bọn nó có thể đánh đồng nhiệt hạch với phân hạch để lừa công chúng thiếu hiểu biết phản đối điện nhiệt hạch
4jD19Vb.png
Một bộ phận lớn dư luận cứ nghe đến điện hạt nhân là sợ như sợ cọp, hậu quả của mấy chục năm tuyên truyền sai lệch của đám nào đó
4jD19Vb.png
 
Cầu mong tới lúc chết đc thấy cái này thanh công & thương mại đc =((

Gửi từ Google Pixel 2 XL bằng vozFApp
 
Chỉ e đám điện xanh (gió, mặt trời) lại phá hôi, điện nhiệt hạch cũng là một dạng năng lượng hạt nhân, bọn nó có thể đánh đồng nhiệt hạch với phân hạch để lừa công chúng thiếu hiểu biết phản đối điện nhiệt hạch
4jD19Vb.png
Một bộ phận lớn dư luận cứ nghe đến điện hạt nhân là sợ như sợ cọp, hậu quả của mấy chục năm tuyên truyền sai lệch của đám nào đó
4jD19Vb.png
Thì vẫn phải có phản ứng hạt nhân để làm mồi dẫn
 
Cầu mong tới lúc chết đc thấy cái này thanh công & thương mại đc =((

Gửi từ Google Pixel 2 XL bằng vozFApp

Đúng ra nhân loại phải tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ điện hạt nhân (phân hạch lẫn nhiệt hạch) chứ không phải phí thời gian tiền của công sức cho đám điện gió với cả điện mặt trời
MJ7COIJ.png
Nếu dăm chục năm nay mà tài nguyên đầu tư vào điện gió với điện mặt trời mà được dồn vào phát triển điện hạt nhân thì nhân loại đã tiến đến đâu rồi
4jD19Vb.png
 
Thế giới 30 năm thì về đông lào + thêm 50 năm nữa = 80 năm lúc ấy mồ êm mả đẹp rồi
v1fmMDd.gif

Nếu cái này đúng như báo nói, thì 30 năm nữa xăng dầu rẻ hơn nước lã. Lúc đó vn chơi điện than điện dầu vẫn khoẻ re thôi.
 
Nhiệt hạch thì nguồn năng lượng gần như vô tận luôn, lại không có chất thải phóng xạ.
Chỉ là rất khó để kiểm soát phản ứng nhiệt hạch.
Nếu làm được thì là bước đột phá quá lớn cho ngành năng lượng.
 
Thì vẫn phải có phản ứng hạt nhân để làm mồi dẫn
cái đấy là bom nhiệt hạch, điện nhiệt hạch ko chơi kiểu đó được vì không kiểm soát được phản ứng. Hiện tại công nghệ lò Tokamak sử dụng chùm tia laser để làm mồi
 
Chỉ e đám điện xanh (gió, mặt trời) lại phá hôi, điện nhiệt hạch cũng là một dạng năng lượng hạt nhân, bọn nó có thể đánh đồng nhiệt hạch với phân hạch để lừa công chúng thiếu hiểu biết phản đối điện nhiệt hạch
4jD19Vb.png
Một bộ phận lớn dư luận cứ nghe đến điện hạt nhân là sợ như sợ cọp, hậu quả của mấy chục năm tuyên truyền sai lệch của đám nào đó
4jD19Vb.png
Đám nào là đám nào nhỉ. Thấy từ tư bản như Mẽo, EU cho đến xã nghĩa như khựa đều đâm đầu vào điện gió, điện mặt trời mà :amazed:
 
Nhiệt hạch thì nguồn năng lượng gần như vô tận luôn, lại không có chất thải phóng xạ.
Chỉ là rất khó để kiểm soát phản ứng nhiệt hạch.
Nếu làm được thì là bước đột phá quá lớn cho ngành năng lượng.
hB8nmx5.png
hB8nmx5.png
vấn đề nó là sự hợp hạch, và nhiệt lượng thu được nó đạt peak cao hơn sự phân rã nguyên tử anh ạ,mà hợp hạch vấn đề cực lớn đó là sự ổn định, anh bắn phá thì khó có thể điều chỉnh xem nó bắn xong tổng hợp ra bao nhiêu nhiệt lượng, nó cứ trồi sụt thì cơ bản là không đảm bảo cho lưới điện, không biết đột phá lần này là gì chứ phản ứng nguyên tử tôi thấy nó vẫn ok hơn
 
hB8nmx5.png
hB8nmx5.png
vấn đề nó là sự hợp hạch, và nhiệt lượng thu được nó đạt peak cao hơn sự phân rã nguyên tử anh ạ,mà hợp hạch vấn đề cực lớn đó là sự ổn định, anh bắn phá thì khó có thể điều chỉnh xem nó bắn xong tổng hợp ra bao nhiêu nhiệt lượng, nó cứ trồi sụt thì cơ bản là không đảm bảo cho lưới điện, không biết đột phá lần này là gì chứ phản ứng nguyên tử tôi thấy nó vẫn ok hơn
điều chỉnh bằng từ trường làm thay đổi mật độ của phản ứng, vì phản ứng nhiệt hạch thì vật chất ko ở thể rắn mà là dạng plasma nên có thể dùng từ trường để điều khiển
 
hB8nmx5.png
hB8nmx5.png
vấn đề nó là sự hợp hạch, và nhiệt lượng thu được nó đạt peak cao hơn sự phân rã nguyên tử anh ạ,mà hợp hạch vấn đề cực lớn đó là sự ổn định, anh bắn phá thì khó có thể điều chỉnh xem nó bắn xong tổng hợp ra bao nhiêu nhiệt lượng, nó cứ trồi sụt thì cơ bản là không đảm bảo cho lưới điện, không biết đột phá lần này là gì chứ phản ứng nguyên tử tôi thấy nó vẫn ok hơn
Phản ứng trồi sụt ảnh hưởng gì đến lưới điện? Cơ bản là nhiệt từ phản ứng đun nóng nước => hơi nước thổi qua tuabin, thì phản ứng trồi sụt đâu đến mức không còn đủ nhiệt làm bốc hơi nước để chạy tuabin điện?
WfxaAbY.gif
 
Phản ứng hợp hạch là phản ứng phổ biến trong vũ trụ này, ở tâm các ngôi sao, con người mà làm chủ đc thì nên văn minh sẽ lên 1 bậc
 
Đúng ra nhân loại phải tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ điện hạt nhân (phân hạch lẫn nhiệt hạch) chứ không phải phí thời gian tiền của công sức cho đám điện gió với cả điện mặt trời
MJ7COIJ.png
Nếu dăm chục năm nay mà tài nguyên đầu tư vào điện gió với điện mặt trời mà được dồn vào phát triển điện hạt nhân thì nhân loại đã tiến đến đâu rồi
4jD19Vb.png

Thiểu năng vl, chả ai đặt hết trứng vào 1 rổ cả. Nói chả khác mẹ gì 6h45 bô bô "biết thế allin vào con 21 thì có phải mua nhà mua xe rồi đỡ phải phí tiền rải lô".
 
Thiểu năng vl, chả ai đặt hết trứng vào 1 rổ cả. Nói chả khác mẹ gì 6h45 bô bô "biết thế allin vào con 21 thì có phải mua nhà mua xe rồi đỡ phải phí tiền rải lô".
Ưng. Đổ hết tiền vào hạt nhân, không ra kết quả gì thì lại văn : tiền ấy đổ vào công nghệ ắc quy với gió, mặt trời là ngon rồi. Điện gió, mặt trời chung quy cũng nguồn gốc từ hợp hạch của mặt trời, trữ lượng chắc gấp cả nghìn, triệu lần dự trữ của Trái Đất
 
hB8nmx5.png
hB8nmx5.png
vấn đề nó là sự hợp hạch, và nhiệt lượng thu được nó đạt peak cao hơn sự phân rã nguyên tử anh ạ,mà hợp hạch vấn đề cực lớn đó là sự ổn định, anh bắn phá thì khó có thể điều chỉnh xem nó bắn xong tổng hợp ra bao nhiêu nhiệt lượng, nó cứ trồi sụt thì cơ bản là không đảm bảo cho lưới điện, không biết đột phá lần này là gì chứ phản ứng nguyên tử tôi thấy nó vẫn ok hơn
Đột phá lần này là năng lượng sinh ra đã lớn hơn năng lượng cần cung cấp cho phản ứng. Tức là " có lãi " về mặt năng lượng
 
Back
Top