thảo luận ĐT Anh coi chừng tiếp tục thất bại vì ảo tưởng

okiahuy

Member

ĐT Anh coi chừng tiếp tục thất bại vì ảo tưởng​


KHÔI NGUYÊN
12:53 ngày 06-06-2021


ĐT Anh, như thường lệ, lại tham dự VCK EURO 2020 với tham vọng chinh phục vinh quang, và nằm trong nhóm ứng cử viên cho chức vô địch. Đấy chính là đánh giá quen thuộc của giới truyền thông và NHM Anh ở mọi giải đấu lớn mà Tam Sư tham dự. Nếu không thể cắt đứt cơn ảo tưởng, Sư tử Anh sẽ lại gục ngã vào mùa Hè này.


SỰ ẢO TƯỞNG HẬU WORLD CUP 1966​

Cách đây vừa tròn 55 năm, kỳ World Cup lần thứ 36 diễn ra tại Anh - quê hương của bóng đá. Một phát minh chiến thuật vĩ đại đã đem tới vinh quang cho ĐT Anh tại giải đấu này chính là sơ đồ 4-4-2 của HLV Alf Ramsey. Tình thế nhân sự khiến ông trình làng sơ đồ này và để Tam Sư áp dụng từ vòng tứ kết.
Không có những sự lựa chọn ưu tú ở vị trí tiền đạo cánh để phục vụ cho sơ đồ 4-3-3 đang rất thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng Ramsey lại có trong tay những tiền vệ cánh chất lượng lên công về thủ không biết mệt. Sơ đồ 4-4-2 đã hạ gục các đối thủ sừng sỏ như Argentina hay Bồ Đào Nha. Người Anh tiến vào trận chung kết.

Ở trận đấu cuối cùng, Geoff Hurst đi vào lịch sử World Cup khi trở thành cầu thủ duy nhất lập hat-trick trong một trận chung kết. Tam Sư giành thắng lợi 4-2 trước ĐT Đức và nâng cao danh hiệu lớn nhất và duy nhất của mình, một thành tích khiến người Anh tự tấm tắc “Bóng đá đã trở về quê hương của mình”. Sự huyễn hoặc bản thân cũng từ đó hình thành.
Sau chức vô địch World Cup 1966, trong tâm trí của giới HLV, cầu thủ và chuyên môn của bóng đá Anh luôn mặc định sơ đồ 4-4-2 là vũ khí tối thượng. Đến những năm 1990, ngôi sao David Platt của ĐT Anh chia sẻ: “Chúng tôi chẳng biết gì khác ngoài sơ đồ 4-4-2. Phải đến khi sang Italia thi đấu thì mới biết, ngoài 4-4-2 còn rất nhiều sơ đồ chiến thuật khác”.
Tự hào là quê hương của bóng đá, nhưng ĐT Anh mới chỉ có 1 danh hiệu lớn là chức vô địch World Cup 1966


Tự hào là quê hương của bóng đá, nhưng ĐT Anh mới chỉ có 1 danh hiệu lớn là chức vô địch World Cup 1966

4-4-2 nổi tiếng đến mức nó trở thành tên của một tạp chí bóng đá chất lượng nhất nước Anh hay trở thành tên của vô số chương trình, chuyên mục liên quan đến bóng đá ở Anh. Có thể nói, sự bảo thủ và cuồng tín của người Anh đã bất tử hoá một sơ đồ chỉ 1 lần đem lại vinh quang cho họ. Một lần duy nhất.

Cũng vì nắm trong tay một “bảo bối" lợi hại như vậy, người Anh ngủ quên trên chiến thắng mà lờ đi rằng các đối thủ có thể học hỏi và luôn cố gắng tạo ra thay đổi để vươn tới những nấc thang mới. Sự bảo thủ khiến người Anh chỉ tôn vinh những giá trị truyền thống, bất biến.

Và điều này đương nhiên có ảnh hưởng đến cách làm bóng đá của người Anh. Đến tận thập niên 2000, khi mọi đội tuyển trên thế giới đều miệt mài thử nghiệm, sáng tạo hàng loạt sơ đồ chiến thuật mới, ĐT Anh vẫn trung thành với lối đá “Kick & Rush” cùng sơ đồ 4-4-2 gia truyền.

Có lẽ, chính vì thế, sau Cúp Vàng 1966, thành tích tốt nhất của Tam Sư chỉ là vào đến bán kết EURO (1996) và World Cup (2018), còn lại là vô số lần xách va li về nước sau vòng bảng hoặc sớm dừng bước ở tứ kết. Sau mỗi lần như vậy, người Anh lại mổ xẻ nguyên nhân thất bại.

Người ta hết đổ cho việc các tiền vệ cánh không còn một gương mặt nào đạt đến đẳng cấp thế giới, hay các tiền đạo ngày càng cùn mòn, hoặc sa vào cuộc tranh cãi không hồi kết về việc nên dùng Steven Gerrard hay Frank Lampard ở hàng tiền vệ. Nhưng, những người không phải là “dân Ăng-lê” đều biết một nguyên nhân chính xác của mọi thất bại: Tư duy của bóng đá Anh.

Người Anh luôn rất tò mò, và cố gắng dung nạp thêm những kiến thức mới mẻ. Nhưng vấn đề ở chỗ, họ học được nhưng không có nghĩa sẽ áp dụng nó cho bản thân, dù có thích nó đến mức nào.

Dù người Ý đã từ bỏ việc đá phòng ngự “đổ bê tông” để trở nên “sexy” hơn, dù người Đức đã lột bỏ sự cứng nhắc của tính toán hiệu quả để bay bướm với lối chơi ban bật ở cự li ngắn, thì người Anh vẫn trung thành với lối chơi chuyền dài, chạy xuống đáy biên và tung những quả tạt tuyệt vọng. Cho dù Tam Sư vẫn luôn có rất nhiều gương mặt hào nhoáng, tầm cỡ thế giới như Paul Gascoigne hay Beckham…
ĐT Anh luôn luôn thiếu một tiền vệ “chia bài” giỏi, và luôn phí phạm các tài năng như khi gò một nghệ sĩ như Joe Cole vào vị trí chạy cánh trái. Tam Sư luôn tuân theo tiêu chuẩn của những HLV (trước thời Gareth Southgate) là có càng nhiều chân chạy cánh càng tốt, phải có một tiền đạo cao to giỏi không chiến. Như vậy là đủ là để trở thành nhà vô địch?
Hệ quả là, thành tích tốt nhất của ĐT Anh tại EURO chỉ là bán kết trong một kỳ EURO do nước Anh đăng cai vào năm 1996 nhờ lứa cầu thủ tài năng nhất trái đất
Hệ quả là, thành tích tốt nhất của ĐT Anh tại EURO chỉ là bán kết trong một kỳ EURO do nước Anh đăng cai vào năm 1996 nhờ lứa cầu thủ "tài năng nhất trái đất"

SỰ ẢO TƯỞNG VỀ NGUỒN CẦU THỦ TÀI NĂNG​

Chiến thuật lỗi thời và đã không còn đúng của những HLV bảo thủ đã dẫn dắt ĐT Anh từ sau năm 1966 đến trước năm 2018 là những nguyên nhân chính biến Tam Sư thành sư tử giấy ở đấu trường châu Âu và thế giới. Nhưng còn một nguyên nhân lớn khác: sự ảo tưởng sức mạnh và năng lực.
Việc ĐT Anh luôn gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường, thậm chí là “bãi gửi xe” để mua vé vào thiên đường, chính là bởi các tuyển thủ ở Tam Sư đều thua kém các tuyển thủ của các đội tuyển vô địch về năng lực chuyên môn và bản lĩnh thi đấu (bỏ qua yếu tố nổi tiếng, bởi tuyển thủ Anh chẳng kém ai về điều này).
Nhìn lại những lần tham dự EURO và World Cup trước đây của Tam Sư, không khó để chỉ ra những cái tên đã “làm mưa làm gió" tại giải Ngoại hạng Anh, những đội trưởng lừng danh tại các CLB đại gia như Rio Ferdinand, John Terry, Steven Gerrard, Frank Lampard, hay những ngôi sao tầm cỡ toàn cầu như David Beckham, Wayne Rooney, Michael Owen...
Tại sao những ngôi sao lẫy lừng như vậy thi đấu chói sáng tại cấp CLB nhưng đều chẳng đem lại thành tích nào khi lên tuyển? Nếu chỉ nhìn trên bình diện Premier League, đấy đều là những cầu thủ giỏi nhất của bóng đá Anh. Nhưng ở trong ĐT Anh tại World Cup hay EURO, họ chỉ là con số 0 thuần tuý, ngày càng lép vế về mặt thành tích, đẳng cấp trước những đồng nghiệp ở Đức, Tây Ban Nha hay Pháp.
Nhìn vào đội hình gồm Beckham, Owen, Lampard, Gerrard, và Rooney này, chắc chắn không ĐTQG nào nổi tiếng bằng
Nhìn vào đội hình gồm Beckham, Owen, Lampard, Gerrard, và Rooney này, chắc chắn không ĐTQG nào nổi tiếng bằng
Không ai phủ nhận rằng nước Anh đang có một giải bóng đá hấp dẫn nhất, hào nhoáng nhất và sinh lời nhất thế giới, thế nhưng ĐT Anh không phải (hoặc chưa phải) là đội tuyển mạnh đủ sức vô địch bất cứ giải đấu nào họ tham dự kể từ năm 1966 đến nay.

Premier League có được những thành công trên là nhờ sự tụ hội của các ngoại binh sao số đánh thuê, nhưng bản thân các cầu thủ Anh, chưa có ai là nhân vật chủ chốt của thành công khi ra thi đấu ở nước ngoài cả. Họ vẫn chỉ đóng góp lớn nhất ở phần bán áo đấu, bán hình ảnh và làm gia tăng giá trị quảng cáo…
Ngay cả tài năng trẻ đang được tung hô và rất kỳ vọng là Jadon Sancho, người được hét giá hơn 100 triệu bảng, chúng ta hãy so sánh vai trò của anh với người đồng đội đồng trang lứa là Erling Haaland tại Dortmund thì sẽ thấy rõ vấn đề rằng, sự ảo tưởng về tài năng của tự bản thân cầu thủ, của các HLV trưởng, của truyền thông và của NHM Anh ở mức lớn vô cùng.

Giá trị của cầu thủ Anh luôn tăng chóng mặt, bất kể thành tích hay phong độ thi đấu. Nó bắt nguồn từ tài “bơm thổi” của giới truyền thông nước Anh. Cánh báo chí của xứ sở sương mù quá xuất sắc trong việc biến những cầu thủ khiêm tốn về mặt tài năng trở thành những ngôi sao nghìn năm có một.
Tam Sư vẫn chẳng đi xa hơn vòng bán kết ở mọi giải đấu kể từ năm 1966
Tam Sư vẫn chẳng đi xa hơn vòng bán kết ở mọi giải đấu kể từ năm 1966

SỰ ẢO TƯỞNG ĐƯỢC LƯỢNG HOÁ BẰNG TIỀN BẠC​

Chúng ta có thể thấy, giá chuyển nhượng của các cầu thủ Anh được gọi lên ĐTQG luôn được đẩy lên mức trên trời. Nhưng đó là do sự lạm phát trong môi trường bóng đá Anh. Do quy chế của FA về số lượng cầu thủ nội cần phải có nếu các CLB muốn tham dự cúp châu Âu, giá mua cầu thủ Anh tăng với tốc độ phi mã. Một trung vệ làng nhàng cỡ Harry Maguire cũng có giá 70-80 triệu bảng.
Nhìn vào thành phần ĐT Anh được triệu tập để tham dự VCK EURO 2020, chúng ta thấy 26 tuyển thủ được định giá gần 1 tỉ euro. Theo chuyên trang chuyển nhượng transfermarkt, Harry Kane có giá trị lên tới 120 triệu euro, Raheem Sterling là 90 triệu euro, Phil Foden là 80 triệu, Jack Grealish là 65 triệu...
Đó là còn chưa tính tới hàng loạt cầu thủ đắt giá mà HLV Southgate quyết định không sử dụng như James Maddison, Eric Dier hoặc Trent Alexander-Arnold (chấn thương). Nếu gọi cả những cầu thủ này, tổng giá trị đội hình của Tam Sư sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa.
Trong số này, ngoại trừ Harry Kane (mặc dù Kane cũng mới thể hiện tài năng ở CLB Tottenham và World Cup 2018), chẳng ai đồng ý rằng dàn cầu thủ trên có phẩm chất chuyên môn xứng đáng với mức giá của họ.
Lúc người Anh hết kỳ vọng vào Tam Sư ở World Cup 2018 thì ĐT Anh lại thi đấu thành công nhất khi vào đến bán kết
Lúc người Anh hết kỳ vọng vào Tam Sư ở World Cup 2018 thì ĐT Anh lại thi đấu thành công nhất khi vào đến bán kết
Raheem Sterling vô tích sự trong những trận đấu then chốt như thế nào ai cũng rõ; Jack Grealish cũng chỉ là ngôi sao của một CLB lo trụ hạng; John Stones mới toả sáng một chút ở mùa này. Liệu đây có phải những con người sẽ bước lên bục nhận huy chương trong mùa Hè 2021 hay không?
Nhưng rõ ràng, bản thân Tam Sư cũng đang có nhiều thay đổi. HLV Gareth Sougate đã nỗ lực làm mới ĐT Anh từ khi ông lên nắm đội tạm thời và chính thức. Southgate đã loại bỏ “đặc sản" 4-4-2 cũ kĩ và thay bằng 3-5-2 linh hoạt hơn. Ông cũng trọng dụng những cầu thủ trẻ trung, nhiệt huyết, phù hợp với triết lí bóng đá hiện đại.

Thành công của ĐT Anh tại World Cup 2018 là rất đáng ghi nhận bởi nó đến trong khi truyền thông và NHM Anh “hết ảo tưởng, tin tưởng vào thành công của đội nhà”. Tâm lí của Tam Sư cũng đã trở nên vững hơn sau khi phá được cái dớp đeo đẳng suốt 2 thập kỷ trên chấm penalty khi đánh bại ĐT Colombia ở màn luân lưu 11m để giành vé vào bán kết.

Thế nên, sau thành công ngoài mong đợi ở nước Nga 3 năm trước, cộng thêm sự “nở rộ” của các tài năng trẻ, ĐT Anh lại đứng trước nguy cơ chết vì sự ảo tưởng, và lại sẽ không thể giải cơn khát vàng tại đấu trường EURO. Đó không phải là sự võ đoán bởi hãy nhìn vào tỉ lệ cược khả năng ĐT Anh vô địch EURO 2020.
Các nhà cái của nước Anh ra tỉ lệ cho thấy, khả năng vô địch EURO 2020 của thầy trò HLV Gareth Sougate chỉ kém ĐT Pháp, những nhà đương kim Á quân EURO và đương kim vô địch World Cup. Tỉ lệ đó nghe thật sướng tai, thật hào nhoáng nhưng chính là liều thuốc độc quen thuộc của Sư tử Anh.
https://bongdaplus.vn/euro-cup-chau...iep-tuc-that-bai-vi-ao-tuong-3346122106.html#
 
Đá thì ngu nhưng sủa lại rất hăng. :doubt:
Tiền đạo xịn nhất lịch sử Anh lợn là Lineker éo phải mẫu tiền đạo cao to. Michael Owen, Rooney cũng thế. Vậy mà vẫn cứ cố dạt biên ra tạt :doubt:
Gerard với Lampard hợp với độ hình 3 tiền vệ thì lại ép đá 2 tvtt. 2 thằng hợp với đội hình 2 tvtt là Scholes với Wilshere thì éo có ai đánh chặn giúp. Vậy mà vẫn cố đá 4-4-2 truyền thống :doubt:
Tiền vệ cánh tạt siêu đỉnh như Beckham thì éo cho tập trung tấn công mà bắt nửa công nửa thủ. Joe Cole tinh tế vcc đi bắt đá như công nhân. :doubt:
Éo hiểu
 
A càng ngày càng thấy no hope, phần cầu thủ hạng 2 mà phần hlv cũng như shjt. Nhìn Ilatia cũg cầu thủ hạng 2 mà Ông hlv kết hợp ổn áp thật.

via theNEXTvoz for iPhone
 
vấn đề ở đội anh là gắn kết thôi, chứ cầu thủ hay ko thiếu (thời kỳ trước)
như đội đức nhiều khi đội hình làng nhàng ko có mấy cầu thủ nổi bật, nhưng đa phần giải lớn nào cũng đá như rồng như hổ, team work cực tốt
 
Đá thì ngu nhưng sủa lại rất hăng. :doubt:
Tiền đạo xịn nhất lịch sử Anh lợn là Lineker éo phải mẫu tiền đạo cao to. Michael Owen, Rooney cũng thế. Vậy mà vẫn cứ cố dạt biên ra tạt :doubt:
Gerard với Lampard hợp với độ hình 3 tiền vệ thì lại ép đá 2 tvtt. 2 thằng hợp với đội hình 2 tvtt là Scholes với Wilshere thì éo có ai đánh chặn giúp. Vậy mà vẫn cố đá 4-4-2 truyền thống :doubt:
Tiền vệ cánh tạt siêu đỉnh như Beckham thì éo cho tập trung tấn công mà bắt nửa công nửa thủ. Joe Cole tinh tế vcc đi bắt đá như công nhân. :doubt:
Éo hiểu
Thế nên bọn Anh mới sấp mặt bao lâu nay đó :LOL:
 
Đá thì ngu nhưng sủa lại rất hăng. :doubt:
Tiền đạo xịn nhất lịch sử Anh lợn là Lineker éo phải mẫu tiền đạo cao to. Michael Owen, Rooney cũng thế. Vậy mà vẫn cứ cố dạt biên ra tạt :doubt:
Gerard với Lampard hợp với độ hình 3 tiền vệ thì lại ép đá 2 tvtt. 2 thằng hợp với đội hình 2 tvtt là Scholes với Wilshere thì éo có ai đánh chặn giúp. Vậy mà vẫn cố đá 4-4-2 truyền thống :doubt:
Tiền vệ cánh tạt siêu đỉnh như Beckham thì éo cho tập trung tấn công mà bắt nửa công nửa thủ. Joe Cole tinh tế vcc đi bắt đá như công nhân. :doubt:
Éo hiểu
Bọn Anh này cũng hay ảo tưởng lắm. Chưa kể truyền thông Anh hay đưa cầu thủ lên tận mây xanh rồi lại dìm xuống đáy bùn không thương tiếc
 
Bọn Anh này cũng hay ảo tưởng lắm. Chưa kể truyền thông Anh hay đưa cầu thủ lên tận mây xanh rồi lại dìm xuống đáy bùn không thương tiếc
đó là ngành công nghiệp truyền thông bóng đá thành công của anh, phác họa những mảng rất đối lập để đưa NHA trở thành giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh này
 
ĐT Anh, như thường lệ, lại tham dự VCK EURO 2020 với tham vọng chinh phục vinh quang, và nằm trong nhóm ứng cử viên cho chức vô địch. Đấy chính là đánh giá quen thuộc của giới truyền thông và NHM Anh ở mọi giải đấu lớn mà Tam Sư tham dự. Nếu không thể cắt đứt cơn ảo tưởng, Sư tử Anh sẽ lại gục ngã vào mùa Hè này.

SỰ ẢO TƯỞNG HẬU WORLD CUP 1966​

Cách đây vừa tròn 55 năm, kỳ World Cup lần thứ 8 được diễn ra tại Anh - quê hương của bóng đá, một phát minh chiến thuật vĩ đại đã đem tới vinh quang cho ĐT Anh tại giải đấu này chính là sơ đồ 4-4-2 của HLV Alf Ramsey. Tình thế nhân sự khiến ông trình làng sơ đồ này và để Tam Sư áp dụng từ vòng tứ kết.

Không có những sự lựa chọn ưu tú ở vị trí tiền đạo cánh để phục vụ cho sơ đồ 4-3-3 đang rất thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng Ramsey lại có trong tay những tiền vệ cánh chất lượng lên công về thủ không biết mệt. Sơ đồ 4-4-2 đã hạ gục các đối thủ sừng sỏ như Argentina hay Bồ Đào Nha. Người Anh tiến vào trận chung kết.

Ở trận đấu cuối cùng, Geoff Hurst đi vào lịch sử World Cup khi trở thành cầu thủ duy nhất lập hat-trick trong một trận chung kết. Tam Sư giành thắng lợi 4-2 trước ĐT Đức và nâng cao danh hiệu lớn nhất và duy nhất của mình, một thành tích khiến người Anh tự tấm tắc “Bóng đá đã trở về quê hương của mình”. Sự huyễn hoặc bản thân cũng từ đó hình thành.

Sau chức vô địch World Cup 1966, trong tâm trí của giới HLV, cầu thủ và chuyên môn của bóng đá Anh luôn mặc định sơ đồ 4-4-2 là vũ khí tối thượng. Đến những năm 1990, ngôi sao David Platt của ĐT Anh chia sẻ: “Chúng tôi chẳng biết gì khác ngoài sơ đồ 4-4-2. Phải đến khi sang Italia thi đấu thì mới biết, ngoài 4-4-2 còn rất nhiều sơ đồ chiến thuật khác”.


Tự hào là quê hương của bóng đá, nhưng ĐT Anh mới chỉ có 1 danh hiệu lớn là chức vô địch World Cup 1966

Tự hào là quê hương của bóng đá, nhưng ĐT Anh mới chỉ có 1 danh hiệu lớn là chức vô địch World Cup 1966

4-4-2 nổi tiếng đến mức nó trở thành tên của một tạp chí bóng đá chất lượng nhất nước Anh hay trở thành tên của vô số chương trình, chuyên mục liên quan đến bóng đá ở Anh. Có thể nói, sự bảo thủ và cuồng tín của người Anh đã bất tử hoá một sơ đồ chỉ 1 lần đem lại vinh quang cho họ. Một lần duy nhất.

Cũng vì nắm trong tay một “bảo bối" lợi hại như vậy, người Anh ngủ quên trên chiến thắng mà lờ đi rằng các đối thủ có thể học hỏi và luôn cố gắng tạo ra thay đổi để vươn tới những nấc thang mới. Sự bảo thủ khiến người Anh chỉ tôn vinh những giá trị truyền thống, bất biến.

Và điều này đương nhiên có ảnh hưởng đến cách làm bóng đá của người Anh. Đến tận thập niên 2000, khi mọi đội tuyển trên thế giới đều miệt mài thử nghiệm, sáng tạo hàng loạt sơ đồ chiến thuật mới, ĐT Anh vẫn trung thành với lối đá “Kick & Rush” cùng sơ đồ 4-4-2 gia truyền.

Có lẽ, chính vì thế, sau Cúp Vàng 1966, thành tích tốt nhất của Tam Sư chỉ là vào đến bán kết EURO (1996) và World Cup (2018), còn lại là vô số lần xách va li về nước sau vòng bảng hoặc sớm dừng bước ở tứ kết. Sau mỗi lần như vậy, người Anh lại mổ xẻ nguyên nhân thất bại.

Người ta hết đổ cho việc các tiền vệ cánh không còn một gương mặt nào đạt đến đẳng cấp thế giới, hay các tiền đạo ngày càng cùn mòn, hoặc sa vào cuộc tranh cãi không hồi kết về việc nên dùng Steven Gerrard hay Frank Lampard ở hàng tiền vệ. Nhưng, những người không phải là “dân Ăng-lê” đều biết một nguyên nhân chính xác của mọi thất bại: Tư duy của bóng đá Anh.

Người Anh luôn rất tò mò, và cố gắng dung nạp thêm những kiến thức mới mẻ. Nhưng vấn đề ở chỗ, họ học được nhưng không có nghĩa sẽ áp dụng nó cho bản thân, dù có thích nó đến mức nào.


Dù người Ý đã từ bỏ việc đá phòng ngự “đổ bê tông” để trở nên “sexy” hơn, dù người Đức đã lột bỏ sự cứng nhắc của tính toán hiệu quả để bay bướm với lối chơi ban bật ở cự li ngắn, thì người Anh vẫn trung thành với lối chơi chuyền dài, chạy xuống đáy biên và tung những quả tạt tuyệt vọng. Cho dù Tam Sư vẫn luôn có rất nhiều gương mặt hào nhoáng, tầm cỡ thế giới như Paul Gascoigne hay Beckham…

ĐT Anh luôn luôn thiếu một tiền vệ “chia bài” giỏi, và luôn phí phạm các tài năng như khi gò một nghệ sĩ như Joe Cole vào vị trí chạy cánh trái. Tam Sư luôn tuân theo tiêu chuẩn của những HLV (trước thời Gareth Southgate) là có càng nhiều chân chạy cánh càng tốt, phải có một tiền đạo cao to giỏi không chiến. Như vậy là đủ là để trở thành nhà vô địch?

Hệ quả là, thành tích tốt nhất của ĐT Anh tại EURO chỉ là bán kết trong một kỳ EURO do nước Anh đăng cai vào năm 1996 nhờ lứa cầu thủ tài năng nhất trái đất


Hệ quả là, thành tích tốt nhất của ĐT Anh tại EURO chỉ là bán kết trong một kỳ EURO do nước Anh đăng cai vào năm 1996 nhờ lứa cầu thủ "tài năng nhất trái đất"

SỰ ẢO TƯỞNG VỀ NGUỒN CẦU THỦ TÀI NĂNG​

Chiến thuật lỗi thời và đã không còn đúng của những HLV bảo thủ đã dẫn dắt ĐT Anh từ sau năm 1966 đến trước năm 2018 là những nguyên nhân chính biến Tam Sư thành sư tử giấy ở đấu trường châu Âu và thế giới. Nhưng còn một nguyên nhân lớn khác: sự ảo tưởng sức mạnh và năng lực.

Việc ĐT Anh luôn gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường, thậm chí là “bãi gửi xe” để mua vé vào thiên đường, chính là bởi các tuyển thủ ở Tam Sư đều thua kém các tuyển thủ của các đội tuyển vô địch về năng lực chuyên môn và bản lĩnh thi đấu (bỏ qua yếu tố nổi tiếng, bởi tuyển thủ Anh chẳng kém ai về điều này).

Nhìn lại những lần tham dự EURO và World Cup trước đây của Tam Sư, không khó để chỉ ra những cái tên đã “làm mưa làm gió" tại giải Ngoại hạng Anh, những đội trưởng lừng danh tại các CLB đại gia như Rio Ferdinand, John Terry, Steven Gerrard, Frank Lampard, hay những ngôi sao tầm cỡ toàn cầu như David Beckham, Wayne Rooney, Michael Owen...

Tại sao những ngôi sao lẫy lừng như vậy thi đấu chói sáng tại cấp CLB nhưng đều chẳng đem lại thành tích nào khi lên tuyển? Nếu chỉ nhìn trên bình diện Premier League, đấy đều là những cầu thủ giỏi nhất của bóng đá Anh. Nhưng ở trong ĐT Anh tại World Cup hay EURO, họ chỉ là con số 0 thuần tuý, ngày càng lép vế về mặt thành tích, đẳng cấp trước những đồng nghiệp ở Đức, Tây Ban Nha hay Pháp.

Nhìn vào đội hình gồm Beckham, Owen, Lampard, Gerrard, và Rooney này, chắc chắn không ĐTQG nào nổi tiếng bằng
Nhìn vào đội hình gồm Beckham, Owen, Lampard, Gerrard, và Rooney này, chắc chắn không ĐTQG nào nổi tiếng bằng

Không ai phủ nhận rằng nước Anh đang có một giải bóng đá hấp dẫn nhất, hào nhoáng nhất và sinh lời nhất thế giới, thế nhưng ĐT Anh không phải (hoặc chưa phải) là đội tuyển mạnh đủ sức vô địch bất cứ giải đấu nào họ tham dự kể từ năm 1966 đến nay.

Premier League có được những thành công trên là nhờ sự tụ hội của các ngoại binh sao số đánh thuê, nhưng bản thân các cầu thủ Anh, chưa có ai là nhân vật chủ chốt của thành công khi ra thi đấu ở nước ngoài cả. Họ vẫn chỉ đóng góp lớn nhất ở phần bán áo đấu, bán hình ảnh và làm gia tăng giá trị quảng cáo…

Ngay cả tài năng trẻ đang được tung hô và rất kỳ vọng là Jadon Sancho, người được hét giá hơn 100 triệu bảng, chúng ta hãy so sánh vai trò của anh với người đồng đội đồng trang lứa là Erling Haaland tại Dortmund thì sẽ thấy rõ vấn đề rằng, sự ảo tưởng về tài năng của tự bản thân cầu thủ, của các HLV trưởng, của truyền thông và của NHM Anh ở mức lớn vô cùng.

Giá trị của cầu thủ Anh luôn tăng chóng mặt, bất kể thành tích hay phong độ thi đấu. Nó bắt nguồn từ tài “bơm thổi” của giới truyền thông nước Anh. Cánh báo chí của xứ sở sương mù quá xuất sắc trong việc biến những cầu thủ khiêm tốn về mặt tài năng trở thành những ngôi sao nghìn năm có một.

Tam Sư vẫn chẳng đi xa hơn vòng bán kết ở mọi giải đấu kể từ năm 1966


Tam Sư vẫn chẳng đi xa hơn vòng bán kết ở mọi giải đấu kể từ năm 1966


SỰ ẢO TƯỞNG ĐƯỢC LƯỢNG HOÁ BẰNG TIỀN BẠC​

Chúng ta có thể thấy, giá chuyển nhượng của các cầu thủ Anh được gọi lên ĐTQG luôn được đẩy lên mức trên trời. Nhưng đó là do sự lạm phát trong môi trường bóng đá Anh. Do quy chế của FA về số lượng cầu thủ nội cần phải có nếu các CLB muốn tham dự cúp châu Âu, giá mua cầu thủ Anh tăng với tốc độ phi mã. Một trung vệ làng nhàng cỡ Harry Maguire cũng có giá 70-80 triệu bảng.

Nhìn vào thành phần ĐT Anh được triệu tập để tham dự VCK EURO 2020, chúng ta thấy 26 tuyển thủ được định giá gần 1 tỉ euro. Theo chuyên trang chuyển nhượng transfermarkt, Harry Kane có giá trị lên tới 120 triệu euro, Raheem Sterling là 90 triệu euro, Phil Foden là 80 triệu, Jack Grealish là 65 triệu...

Đó là còn chưa tính tới hàng loạt cầu thủ đắt giá mà HLV Southgate quyết định không sử dụng như James Maddison, Eric Dier hoặc Trent Alexander-Arnold (chấn thương). Nếu gọi cả những cầu thủ này, tổng giá trị đội hình của Tam Sư sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa.

Trong số này, ngoại trừ Harry Kane (mặc dù Kane cũng mới thể hiện tài năng ở CLB Tottenham và World Cup 2018), chẳng ai đồng ý rằng dàn cầu thủ trên có phẩm chất chuyên môn xứng đáng với mức giá của họ.

Lúc người Anh hết kỳ vọng vào Tam Sư ở World Cup 2018 thì ĐT Anh lại thi đấu thành công nhất khi vào đến bán kết


Lúc người Anh hết kỳ vọng vào Tam Sư ở World Cup 2018 thì ĐT Anh lại thi đấu thành công nhất khi vào đến bán kết

Raheem Sterling vô tích sự trong những trận đấu then chốt như thế nào ai cũng rõ; Jack Grealish cũng chỉ là ngôi sao của một CLB lo trụ hạng; John Stones mới toả sáng một chút ở mùa này. Liệu đây có phải những con người sẽ bước lên bục nhận huy chương trong mùa Hè 2021 hay không?

Nhưng rõ ràng, bản thân Tam Sư cũng đang có nhiều thay đổi. HLV Gareth Sougate đã nỗ lực làm mới ĐT Anh từ khi ông lên nắm đội tạm thời và chính thức. Southgate đã loại bỏ “đặc sản" 4-4-2 cũ kĩ và thay bằng 3-5-2 linh hoạt hơn. Ông cũng trọng dụng những cầu thủ trẻ trung, nhiệt huyết, phù hợp với triết lí bóng đá hiện đại.

Thành công của ĐT Anh tại World Cup 2018 là rất đáng ghi nhận bởi nó đến trong khi truyền thông và NHM Anh “hết ảo tưởng, tin tưởng vào thành công của đội nhà”. Tâm lí của Tam Sư cũng đã trở nên vững hơn sau khi phá được cái dớp đeo đẳng suốt 2 thập kỷ trên chấm penalty khi đánh bại ĐT Colombia ở màn luân lưu 11m để giành vé vào bán kết.

Thế nên, sau thành công ngoài mong đợi ở nước Nga 3 năm trước, cộng thêm sự “nở rộ” của các tài năng trẻ, ĐT Anh lại đứng trước nguy cơ chết vì sự ảo tưởng, và lại sẽ không thể giải cơn khát vàng tại đấu trường EURO. Đó không phải là sự võ đoán bởi hãy nhìn vào tỉ lệ cược khả năng ĐT Anh vô địch EURO 2020.

Các nhà cái của nước Anh ra tỉ lệ cho thấy, khả năng vô địch EURO 2020 của thầy trò HLV Gareth Sougate chỉ kém ĐT Pháp, những nhà đương kim Á quân EURO và đương kim vô địch World Cup. Tỉ lệ đó nghe thật sướng tai, thật hào nhoáng nhưng chính là liều thuốc độc quen thuộc của Sư tử Anh.
Nguồn: https://bongdaplus.vn/euro-cup-chau...tiep-tuc-that-bai-vi-ao-tuong-3346122106.html
 
Chuẩn ngoài Harry Kane ra thì toàn bọn "người ngoài hành lang" -Càu thủ hạng 2 như vậy mà đòi tiến sâu thì ko ATSM thì là gì? Bây giờ Đội hình băm bổ nhất vẫn là thằng Pháp. Tây Ban Nha giờ cũng mỏi mắt tìm nhân tài. Bồ Đào Nha mà ông Rô CV dính Covid thì cũng héo....
 
đéo hiểu sao đội tuyển anh ko bao giờ có 1 cái gọi là "lối chơi tập thể" như đức hay tây ban nha, kiểu mạnh thằng nào thằng đấy đá, bàn thắng đến từ nỗ lực cá nhân nhiều hơn là lối đá tập thể
có lẽ do giải ngoại hạng quá khốc liệt, các cầu thủ đến từ các clb khác nhau có văn hóa, lối chơi khác nhau quá nhiều nên khó đá chung với nhau đc
 
Chuẩn ngoài Harry Kane ra thì toàn bọn "người ngoài hành lang" -Càu thủ hạng 2 như vậy mà đòi tiến sâu thì ko ATSM thì là gì? Bây giờ Đội hình băm bổ nhất vẫn là thằng Pháp. Tây Ban Nha giờ cũng mỏi mắt tìm nhân tài. Bồ Đào Nha mà ông Rô CV dính Covid thì cũng héo....
Rô dính covid rồi ba, dính tiếp sao đc :censored:
Mà tầm này bỏ Rô ra Bồ nó vẫn thừa sức đá ngang cơ ít nhất là với mấy thằng tier 2 như Anh Ý Hà Lan.
 
Back
Top