Dự án cao tốc từ Cần Thơ đến Cà Mau chưa có nguồn cát để đắp nền

Sau hơn 4 tháng khởi công, đến nay hai dự án đường cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau chưa có nguồn cát để đắp nền.​


Dự án cao tốc từ Cần Thơ đến Cà Mau chưa có nguồn cát để đắp nền - Ảnh 1.
Khai thác cát trên sông Tiền, đoạn qua huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU
Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) cho biết như vậy trong công văn gửi Cục Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về phân bổ nguồn cát cho dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, tổng nhu cầu cát đắp nền đường cho dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau khoảng 18,07 triệu m3, trong đó nhu cầu trong năm 2023 là 9,1 triệu m3.
Đối với nguồn cát sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài các mỏ đang khai thác, tổng trữ lượng các mỏ trong quy hoạch khoảng 215,58 triệu m3. Trong đó: tỉnh An Giang khoảng 54,54 triệu m3/13 mỏ, tỉnh Đồng Tháp khoảng 33,57 triệu m3/10 mỏ, tỉnh Vĩnh Long khoảng 42,3 triệu m3/10 mỏ, tỉnh Sóc Trăng khoảng 85 triệu m3.
Tuy nhiên, tỉnh Sóc Trăng thuộc hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, chất lượng cát kém do lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng bùn sét lớn. Còn số liệu quy hoạch của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long từ thời điểm năm 2015, đến nay không còn phù hợp thực tế. Các địa phương đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
Tháng 2-2032, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị tỉnh An Giang bố trí khoảng 7 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp bố trí khoảng 7 triệu m3, tỉnh Vĩnh Long bố trí khoảng 5 triệu m3 cát để thi công cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.
Đến nay các địa phương mới có kế hoạch dự kiến cung cấp cho dự án khoảng 3 triệu m3 và đều đang trong quá trình làm thủ tục tăng công suất mỏ đang khai thác, mở mỏ mới.
Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, trên cơ sở số liệu về mỏ vật liệu cát đã được các địa phương quy hoạch, biên bản làm việc của các địa phương về xác định khả năng cung ứng nguồn cát cho thấy các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long hoàn toàn có đủ nguồn để cung cấp ngay các mỏ cát cho dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.

Trong khi đó, hai dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau đã thi công từ ngày 1-1-2023, nhà thầu đã huy động đủ máy móc, thiết bị đào bóc hữu cơ gần như toàn tuyến nhưng chưa có nguồn cát san lấp để đắp nền.
Việc thiếu nguồn cát ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai, trong khi các dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh, Cao Lãnh - An Hữu trong khu vực sắp triển khai cũng có tổng nhu cầu cát đắp nền đường khoảng 35,6 triệu m3.
Vì vậy, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đề nghị Cục Khoáng sản tổng hợp tham mưu Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng trước mắt phân bổ nguồn cát từ 3 tỉnh dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau trong năm 2023 như sau: tỉnh An Giang 3,3 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp 3,3 triệu m3, tỉnh Vĩnh Long 2,5 triệu m3.....
Đọc tiếp: https://tuoitre.vn/du-an-cao-toc-tu...7AjwSJrnZ71mvCmYDkc1uaearzYlHhoZob3BzG6lPqmGc
 
Cát đem đắp cao tốc thì lấy đâu cát lậu đem bán bây giờ? Tâm tư quá.
Cát đắp cao tốc cũng cát lậu đó. Ngày xưa mình làm tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, đúng đợt cao điểm quét cát lậu, công trình không có cát đắp, đứng nguyên 3 4 tháng trời.
 
Giờ kiếm đất cát đăp k98 hơi bị khó với khối lượng lớn như thế này. Đầm nó cũng rất tốn ca máy nên mình vẫn phục bọn Sơn Hải
 
1684552058457.png

Cả cái miền tây phẳng như thế này thì chỉ có lấy đât từ Phú Yên-Khánh Hòa là nhanh nhất.
 
Cát đắp cao tốc cũng cát lậu đó. Ngày xưa mình làm tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, đúng đợt cao điểm quét cát lậu, công trình không có cát đắp, đứng nguyên 3 4 tháng trời.
Hoá ra là đường vozer làm, thảo nào tuyến đường như bầu đuồi, mặt đường như mặt lol, mấy cây số lại làm quả cống bay mẹ cả xe lên.
 
Hoá ra là đường vozer làm, thảo nào tuyến đường như bầu đuồi, mặt đường như mặt lol, mấy cây số lại làm quả cống bay mẹ cả xe lên.
Tuyến LT-RS là tuyến đường tiền cao tốc chứ chưa phải là cao tốc, mặt đường được láng nhựa chứ chưa thảm nhựa vì đây là đường chờ lún, sau 1 thời gian quan trắc lún khi nào mặt đường ổn định cao độ mặt đường thì sẽ tiến hành thảm bê tông nhựa và nâng lên cao tốc. Vì vậy 1 số đoạn sẽ xảy ra tình trạng hư hỏng, cao độ không đều nên trách đơn vị thi công cũng không đúng lắm.

"Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, do điều kiện rất khó khăn về nguồn vốn trong giai đoạn trước đây, trong khi nhu cầu phải đầu tư toàn bộ đoạn từ Lộ Tẻ đi Rạch Giá nên các bên đã chấp nhận nền đường tiếp tục lún trong quá trình khai thác và thống nhất sử dụng kết cấu mặt đường láng nhựa để tiết kiệm kinh phí, cũng như dễ dàng nâng cấp thành tuyến cao tốc trong tương lai khi đủ điều kiện về kinh tế và kỹ thuật. Do đó, tại các vị trí tiếp giáp với một số vị trí cống ngang, cầu trên tuyến có sự không êm thuận"
 
cay đắng, hồi trc khai thác cát trên sông ở miền tây bán sang Sing, bây giờ đến lượt mình cần cát để xây cao tốc cho bản thân thì kg còn (và phải đi mua giá cao hơn hồi trc bán?), đúng là khôn nhà dại chợ
 
Tuyến LT-RS là tuyến đường tiền cao tốc chứ chưa phải là cao tốc, mặt đường được láng nhựa chứ chưa thảm nhựa vì đây là đường chờ lún, sau 1 thời gian quan trắc lún khi nào mặt đường ổn định cao độ mặt đường thì sẽ tiến hành thảm bê tông nhựa và nâng lên cao tốc. Vì vậy 1 số đoạn sẽ xảy ra tình trạng hư hỏng, cao độ không đều nên trách đơn vị thi công cũng không đúng lắm.

"Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, do điều kiện rất khó khăn về nguồn vốn trong giai đoạn trước đây, trong khi nhu cầu phải đầu tư toàn bộ đoạn từ Lộ Tẻ đi Rạch Giá nên các bên đã chấp nhận nền đường tiếp tục lún trong quá trình khai thác và thống nhất sử dụng kết cấu mặt đường láng nhựa để tiết kiệm kinh phí, cũng như dễ dàng nâng cấp thành tuyến cao tốc trong tương lai khi đủ điều kiện về kinh tế và kỹ thuật. Do đó, tại các vị trí tiếp giáp với một số vị trí cống ngang, cầu trên tuyến có sự không êm thuận"
Cảm ơn thông tin của bạn, do biển chỉ dẫn ghi là cao tốc và mình cũng chưa biết là đường chờ lún nên lỡ chửi :D
 
cay đắng, hồi trc khai thác cát trên sông ở miền tây bán sang Sing, bây giờ đến lượt mình cần cát để xây cao tốc cho bản thân thì kg còn (và phải đi mua giá cao hơn hồi trc bán?), đúng là khôn nhà dại chợ
Thằng quan mấy khóa trước bán cát giờ ấm no rồi.Đứa nào ở lại gắng chịu :look_down:
 
cay đắng, hồi trc khai thác cát trên sông ở miền tây bán sang Sing, bây giờ đến lượt mình cần cát để xây cao tốc cho bản thân thì kg còn (và phải đi mua giá cao hơn hồi trc bán?), đúng là khôn nhà dại chợ
Hồi đó Sing nó có them mua cát của Miền Tây đâu. Toàn cát bên Cam về đấy.

via theNEXTvoz for iPhone
 
View attachment 1845634
Cả cái miền tây phẳng như thế này thì chỉ có lấy đât từ Phú Yên-Khánh Hòa là nhanh nhất.
ko đắp đất đc fen ạ, địa chất vùng đồng bằng sông cửu long quá yếu, người ta phải đào đất bỏ đi xong rải vải địa lên, rồi đắp cát lên thành đường, xong đó chỉ dùng kết cấu bán thâm nhập, chờ lún 2 3 năm, khi thấy ổn định lún nữa mới thi công tiếp kết cẩu thảm nhựa:boss:
 
Giờ kiếm đất cát đăp k98 hơi bị khó với khối lượng lớn như thế này. Đầm nó cũng rất tốn ca máy nên mình vẫn phục bọn Sơn Hải
đây là thiếu cát chứ ko phải thiếu đất, nguồn đất đắp thì nhiều chứ cát thì hiếm hơn, thường cát thì toàn là cát lậu giá cao, làm theo giá dự toán thì khó mà mua được.
 
Back
Top