Dự án thêm từ học thuật cho tiếng Việt

1. Chưa có người có ảnh hưởng thì ta kiếm đến người có nhiều ảnh hưởng, việc này không khó, mà thực ra tôi cho là việc dễ nhất trong các đầu việc.
2. Cách Việt hóa chỉ có tác dụng rất nhỏ, cho các cụm từ ngắn như anh nói. Với các thuật ngữ dài, ví dụ với cụm tôi dẫn ở trên là intelligent reflecting surfaces thì bó chiếu toàn tập.

Đúng chính xác, và như mình nói luôn, không thể Việt hóa 1 cụm từ, khi chưa có khái niệm cụ thể về nó. Giống như trong lập trình, chúng ta gọi các hàm, còn trong tiếng Việt, làm gì có khái niệm về các thuật ngữ máy tính để mà gọi (Hoặc nó quá sơ khai, giản đơn và thiếu định nghĩa về các khái niệm cơ bản)?

Mình làm bao lâu, cũng chỉ gói gọn lại ở các từ viết tắt (Trong chuyên môn) để mô tả 1 vấn đề, chứ chưa bao giờ dám sử dụng 1 từ tiếng Việt nào (Ngoại trừ những trường hợp đơn giản), để mô tả cho 1 vấn đề mà nó hoàn toàn không nằm trong khái niệm.
 
Đúng gòi, ý tưởng là có. Nhưng phải có cái khung.

VD: link aggregation wizard, system migration, level migration, effective permission, active directory domain,...

---> Đây là những vấn đề bạn ấy đưa ra, nhưng bạn ấy lại không có hướng giải quyết, hoặc thậm chí 1 định danh nào đó cũng được. Vì từ những định danh đó, thì mới bắt đầu phát sinh tranh luận, mới bắt đầu làm rõ ngữ nghĩa và nội dung,... Và cuối cùng là hoàn thành 1 từ hoàn chỉnh.

---> Bạn chủ top mới dừng lại ở việc đưa ý tưởng, thế nên sẽ dẫn đến sự tranh cãi rất vô bổ, là ý tưởng đúng hay sai, có hợp lý hay không hợp lý, bla bla bla... Và dần như thế, bạn ấy lại quên mất cái mục đích ban đầu, là định danh cho những vấn đề đưa ra ở ví dụ nêu trên :D
Tôi nghĩ là thành phẩm tốt thì nên là dạng Anh-Việt-Việt, gần như anh gì nói ở trên. Dưới thuật ngữ tiếng Anh sẽ là thuật ngữ tương đương tiếng Việt, rồi kèm chú giải tiếng Việt để giải thích nữa.
 
Tôi nghĩ là thành phẩm tốt thì nên là dạng Anh-Việt-Việt, gần như anh gì nói ở trên. Dưới thuật ngữ tiếng Anh sẽ là thuật ngữ tương đương tiếng Việt, rồi kèm chú giải tiếng Việt để giải thích nữa.

Uh, nhưng vấn đề khó ở đây là chữ "Việt" ở giữa. Phân tích theo Anh - Việt - Việt thì có thể thấy:

Anh: Vốn dĩ là từ đã quy định sẵn nên không bàn thêm
Việt: Từ định danh cô đọng ---> Đây mới là vấn đề khó, và bạn chủ topic cần
Việt: Giải thích nghĩa của từ tiếng Anh kia ---> Cái này thì quá đơn giản, google translate cũng được.

:D
 
Uh, nhưng vấn đề khó ở đây là chữ "Việt" ở giữa. Phân tích theo Anh - Việt - Việt thì có thể thấy:

Anh: Vốn dĩ là từ đã quy định sẵn nên không bàn thêm
Việt: Từ định danh cô đọng ---> Đây mới là vấn đề khó, và bạn chủ topic cần
Việt: Giải thích nghĩa của từ tiếng Anh kia ---> Cái này thì quá đơn giản, google translate cũng được.

:D
À ý anh là cái cốt lõi của dự án, là "dịch ra như nào". Cái này thì tôi đồng ý, dịch khó bome ra ý chứ :big_smile:. Các cụ ngày xưa thì lạm dụng Hán Việt quá, xong cái đống thuật ngữ tiếng Việt nó trở tên tù mù cực kỳ khó hiểu. Tôi lấy ví dụ như cụm simplex (đơn công), duplex (song công) và half-duplex (bán song công), nghe cực kỳ mù mờ rối nghĩa.

Muốn dịch chuẩn thì đương nhiên phải thu hút các chuyên gia vào rồi, không thể khác được.
 
À ý anh là cái cốt lõi của dự án, là "dịch ra như nào". Cái này thì tôi đồng ý, dịch khó bome ra ý chứ :big_smile:. Các cụ ngày xưa thì lạm dụng Hán Việt quá, xong cái đống thuật ngữ tiếng Việt nó trở tên tù mù cực kỳ khó hiểu. Tôi lấy ví dụ như cụm simplex (đơn công), duplex (song công) và half-duplex (bán song công), nghe cực kỳ mù mờ rối nghĩa.

Muốn dịch chuẩn thì đương nhiên phải thu hút các chuyên gia vào rồi, không thể khác được.

Thì vậy, nên các post trước mình đều có đề cập, cốt lõi của cái dự án này là tìm từ mà nó bao hàm ý nghĩa của cụm, thế nên mới khoai :D

Và mình có nói ở post trước luôn là nếu chỉ trong phạm vi diễn đàn này thì còn nhiều bất cập, và thiếu rất nhiều sự phản biện! Do đó nó khó khả thi là như vậy, dự án to tát quá :D

Tuy nhiên, bạn chủ topic có thể đưa ra 1 số định danh hoặc từ ngữ, theo bạn là đúng (Như các ví dụ bạn đưa), để mọi người phản biện, như vậy sẽ hợp lý hơn. Chứ nếu bạn chỉ dừng lại ở mức kêu gọi thì mình càng đoan chắc điều này không khả thi đâu :D
 
Người Việt đa số không hiểu từ Hán Việt nên các từ chuyên ngành dịch ra Hán Việt rất tối nghĩa
 
Dịch như internet= mạng nhưng online = lên mạng tốt nhất đừng dịch.
Để học mẹ tiếng anh cho dễ tra google.
Bấm từ việt toàn ra tiếng rừng sách thú gì ko à.
Internet: mạng quốc tế, mạng toàn cầu
online: trực tuyến
chả ai dịch như anh
z3csa3z.gif
 
nói chung là có mấy rào cản như sau :
1: uy tín và quan hệ để sách sau xuất bản được áp dụng và phổ cập
2: trình độ và chuyên môn của thớt đã là đầu ngành để đảm bảo tính chính xác và chính tắc chưa ( cái này tôi có thể giới thiệu thớt với giáo sư đầu ngành của ngành ngôn ngữ học được nếu thớt thực sự đang là ít nhất là nghiên cứu sinh)
3: xây dựng 1 kho ngữ liệu thì ngoài việc tập hợp ngữ liệu cần có nghiên cứu khoa học về tam giác nghĩa (ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp), và có lý luận rõ ràng về phương pháp nghiên cứu ra kho ngữ liệu này ? vậy lý luận là gì ?
tôi chỉ là tay mơ trong ngành ngôn ngữ học, hiểu biết sơ sơ cách để tạo nên 1 công trình nghiên cứu lớn.
hiện câu chuyện của ngành ngôn ngữ rất ngổn ngang, nhưng nhìn thấy thế chứ vô cùng khó giải quyết đó fen
 
Để nguyên từ gốc sau hội nhập cho nó dễ. Trước mình học đh dùng tiếng Anh, sau ra làm lại tiếng Việt. Hầu hết các thuật ngữ kế toán và kinh tế đều được các cụ dịch ra tiếng Việt nghe cực kỳ tối nghĩa, toàn kiểu từ Hán Việt. Giữ nguyên tiếng Anh thì ngon cả 2 đường rồi
 
Nước ngoài chữ tượng hình nó mới phải phiên âm ra tiếng của nó

Vn cùng bảng chữ cái abcd để nguyên tiếng anh cho dễ hiểu + dễ google search tìm tài liệu
 
Dịch tài liệu chuyên ngành thì để tiếng anh luôn đi, trừ khi ngành đó TQ đỉnh cao. Sau này mấy thằng hs đọc tài liệu nước ngoài với google đỡ bỡ ngỡ. Dịch thuần việt đảm bảo không có đủ từ còn hán việt thì khác quái gì xài tiếng anh luôn đâu. Đỡ hơn khoảng học rồi viết đỡ sai chính tả thôi chứ ý nghĩa vẫn phải học chứ không thể suy từ tên gọi.
 
Lâu lâu dịch bài cũng toàn tự chế từ ra :cautious: nhưng chỉ cho một số từ nghĩa đơn giản thôi. Có nhiều từ chuyên ngành nói thật là ko biết dịch sang tiếng việt sao luôn, vì chuyển nghĩa sang tv thì nó ko đầy đủ ý hoặc ko có từ diễn đạt nên đa số toàn để nguyên tiếng anh và giải thích bằng tiếng việt. Ngoài ra có một số từ nghĩa giống nhau nhưng đặt trong ngữ cảnh khác nhau thì mang nghĩa hoàn toàn khác
 
Last edited:
Chi bằng học tiếng Anh luôn cho khỏe, vẫn chưa thành nước công nghiệp được thì dịch tài liệu càng tốn thời gian
 
Chi bằng học tiếng Anh luôn cho khỏe, vẫn chưa thành nước công nghiệp được thì dịch tài liệu càng tốn thời gian
IQ cow Nhật bổn, Trung cộng làm hết rồi bác, ông này thì vietsub ra mấy từ cơ bản để ai muốn dùng tiếng Việt thì cho tiện, chắc làm xong up lên web. :shame:
 
mảng công nghệ thông tin tôi thấy k cần/k muốn dùng từ tiếng việt. Muốn có từ học thuật tiếng việt phải có 2 yếu tố. Một là dịch được ra (cái này rất dễ). 2 là nó được phổ biến, nếu không phổ biến thì nó chỉ tạo ra thêm từ vựng, gây bất đồng ngôn ngữ. Muốn nó phổ biến được thì phải đưa được vào chương trình giáo khoa hoặc được dùng trong một cuốn sách nổi tiếng (sách gối đầu giường). Chuyện này khó đạt được vì mình k đủ trình độ viết sách nhiều, mỗi cuốn sách chất lượng chỉ đưa vào thêm vài từ vựng thôi.

Chuyện anh đưa cho BGD hay bài báo quốc tế. Được bao nhiêu người đọc? Và đưa bao nhiêu từ vựng vào đó?
 
IQ cow Nhật bổn, Trung cộng làm hết rồi bác, ông này thì vietsub ra mấy từ cơ bản để ai muốn dùng tiếng Việt thì cho tiện, chắc làm xong up lên web. :shame:

Em hồi trước làm công ty Nhật thì thấy mảng kỹ thuật nó toàn phiên âm ra Katakana rồi dùng luôn chứ có dịch gì đâu bác.
Bác chủ thread ý tưởng thì hay đấy nhưng cần hỗ trợ cực mạnh từ bộ Khoa học Công nghệ với bộ Giáo dục thì may ra làm đc.
Riêng cái chuyện dịch anh việt việt. Cái khó thứ nhất là dịch đc đúng đủ nghĩa, cái khó thứ hai là đối với các từ chuyên ngành phần giải thích bằng tiếng Việt cũng chứa khá nhiều từ chuyên ngành nên phải lựa chọn đc dịch từ nào trước, từ nào sau. Và phần giải thích hướng đến đối tượng nào nữa, càng ngoài ngành thì giải thích lại càng dài.
Ví dụ như cái đồ án tốt nghiệp của em 6 năm trước "Dividing-wall column" thôi mà ngồi giải thích cho một ông ngoài ngành chắc mất cả tiếng, trong ngành thì 2-3 phút.

Sent from Sony SO-04H using vozFApp
 
Back
Top