Dựng rạp cưới giữa đường khác gì thỏa hiệp với thần chết

Việc thông cảm, xuê xoa với nhau để tình trạng chiếm lòng đường làm rạp cưới tiếp tục tồn tại chính là thỏa hiệp với thần chết.

Nhiều năm nay, tấm bảng “nhà có việc, mời đi lối khác” đã quá quen thuộc với mọi người khi đi qua những con đường nhỏ, ngõ nhỏ trong khu dân cư nơi đang có đám cưới. Nhìn thấy nó, dù vội hay ức chế đến mấy, người ta cũng đành quay xe, vì chiếc rạp gần như chiếm trọn lòng đường, lối hẹp còn lại thành bãi gửi xe cho khách. Rất hiếm người lên tiếng phản đối, nếu ai cằn nhằn thì sẽ được nghe câu: “Đừng ích kỷ thế chứ, nhà ai chả có việc, cả đời mới cưới một hai lần, thông cảm cho nhau tí”. Cứ thế, lối đi chung ngang nhiên bị chiếm dụng làm của riêng; một nhà có việc khiến nhiều nhà khác lỡ việc.

Ở đường lớn, các rạp cưới không thể trưng biển “mời đi lối khác” nhưng cũng nằm chình ình giữa dòng người xe, có khi chiếm gần nửa lòng đường. Đang mùa cưới, tài xế đi qua các huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ cứ chạy một lát lại thấy một cái rạp như vậy, nhiều lúc hết hồn phanh gấp vì những vị khách sau bữa cỗ quên mất rằng họ bước ra khỏi rạp chính là bước ra đường.
...
https://vtc.vn/dung-rap-cuoi-giua-duong-khac-gi-thoa-hiep-voi-than-chet-ar715839.html
 
Có lần đến 1 đám cưới dựng rạp kiểu này, mà đm nó ngay giữa quốc lộ 5 tử thần. Đến bỏ phong bao rồi cáo lỗi đi về luôn. Nhỡ đâu đang gặm miếng đùi gà có thằng tài cont nào nó làm cái rẹt, xuống cửu tuyền tay vẫn cầm khúc xương ngơ ngác thì thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
nhớ đợt trc đi đám cưới thằng bạn (mới ra trường 1 năm) ở Thái Bình
nhà nó bắc rạp nửa đg quốc lộ xong lắp loa đài
bà già nó bảo mình và 1 thằng nữa: các con mang chăn ra chỗ đó nằm trông giúp cô
2 thằng cũng gật gù ra nằm thử dc 15p thấy tiếng xe cộ rầm rầm
hãi quá vào vỉa hè nằm luôn :))
 
Đời người cưới có 1 vài lần, thông cảm được thì thông cảm cho người ta

Gửi từ #dongtinhlabenh bằng vozFApp
bần nông nó quen thói đi. cảm thấy không có chỗ dựng rạp cho an toàn và không ảnh hưởng tới người khác thì thuê nhà văn hóa, trung tâm tiệc cưới ấy mà làm. ở nhà dựng trong nhà để tiếp khách với tổ chức khấn vái thôi.
 
Last edited:
ezgifcom-resize1.gif
 
Đời người có 1 lần, sao lại tiếc tiền thuê sảnh tiệc cưới, nhà văn hóa mà làm cho nó tươm tất
Cái thói vô pháp, chiếm lợi bản thân ăn vào máu mà kêu người ta thông cảm
tính đi tính lại ra nhà hàng ở quê lợi hơn đãi ở nhà nhiều
thứ nhất khách đi đúng giờ
thứ 2 khách ko ngồi nhây
thứ 3 ng ta phục vụ từ a đến z chỉ xách đích đến ăn rồi về
vậy mà vẫn tiết kiệm vài đồng để phải ngồi ngoài đường, méo hiểu nổi.
 
tính đi tính lại ra nhà hàng ở quê lợi hơn đãi ở nhà nhiều
thứ nhất khách đi đúng giờ
thứ 2 khách ko ngồi nhây
thứ 3 ng ta phục vụ từ a đến z chỉ xách đích đến ăn rồi về
vậy mà vẫn tiết kiệm vài đồng để phải ngồi ngoài đường, méo hiểu nổi.
thì tâm lý chung là được xài chùa, nên lúc nào cũng nghĩ là tiết kiếm được ối tiền đó fen
 
Đời người có 1 lần, sao lại tiếc tiền thuê sảnh tiệc cưới, nhà văn hóa mà làm cho nó tươm tất
Cái thói vô pháp, chiếm lợi bản thân ăn vào máu mà kêu người ta thông cảm
Làm nhà hàng nhiều khi k biết cỗ to nhỏ thế nào, k khoe được a ạ. Ngta làm ở nhà cốt là để khoe cho làng thấy nhà tao làm cái cỗ bàn dài ngoằng, chiếm mặt tiền 10 chục ngôi nhà chẳng hạn, nhà hàng xóm làm cỗ chỉ có mặt tiền 8 nhà thôi, kiểu kiểu vậy :sure:. Nhà vợ tôi ở ngoài bắc, nhà ngay chợ khỏi dựng rạp các kiểu gì hết, làm tí trước nhà thôi còn lại ăn uống gì ra nhà hàng hết :smile:
 
Cách đây khoảng 12 năm, cưới thằng bạn ở Hải Dương, về nhà nó ăn cỗ, rạp dựng che mất nửa đường tỉnh lộ. Ngồi ăn ô tô phóng qua vèo vèo, mấy thằng còn đùa nhau chẳng may có cái cont nào nó lao vào thì toi cả lũ. Đúng là tuổi trẻ không sợ gì, giờ méo dám ngồi đám nào dựng rạp như thế

Gửi từ Samsung SM-G973F bằng vozFApp
 
Back
Top