Sắp tới ngày 21/6 là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam thì ngày hôm nay, hàng loạt báo chí giật tít về Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ để chứng minh sự "mất dại" của mình.
Chưa nói tới những kiến thức từ những lĩnh vực như Kinh tế Công, Phân tích dự án đầu tư, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch giao thông công cộng ...là những kiến thức cơ bản để đánh giá các dự án giao thông công cộng vì cái đó vượt quá tầm nhiều "nhà báo" hiện nay, ở đây chỉ nói về lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cơ bản của 1 nhà báo bình thường.
Đọc những tít bài thế này thì đa số độc giả bốc hỏa nhảy vào chửi bới ngay vì doanh thu "cả năm" có 5 tỷ mà lỗ "lũy kế" tới 160 tỷ thì kinh quá.
Nhưng thế nào là "cả năm"? Đường sắt Cát Linh Hà Đông mới chỉ bán vé chính thức từ 21/11/2021, tức là doanh thu "cả năm" 2021 thực ra chỉ là "hơn 1 tháng".
Còn "lỗ lũy kế" là lỗ cả 2 năm 2020-21, từ lúc chưa vận hành chính thức.
Chưa cần những kiến thức cao xa gì, chỉ cần giật tít so sánh "doanh thu hơn 1 tháng" với "lỗ lũy kế trong 2 năm" để câu view thì thử hỏi đạo đức nghề nghiệp của nhiều "nhà báo cách mạng" nằm ở đâu?
Chưa kể thực ra Công ty Metro Hà Nội có 3 xí nghiệp quản lý 3 tuyến đường: Tuyến 2A Cát Linh-Hà Đông, Tuyến số 3 Nhổn-Ga Hà Nội, tuyến số 2 Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.
http://hanoimetro.net.vn/about-us/so-do-to-chuc/. Do đó, "chi phí" của Metro Hà Nội là phải tính chi phí quản lý cả 3 tuyến đường sắt này, trong khi 2 tuyến kia bị trễ hạn chưa biết bao giờ vận hành được.
Hóa ra chỉ có mỗi Cát Linh-Hà Đông là tạo ra nguồn thu, còn tuyến số 3 Nhổn do các công ty các nước phát triển như Hàn Quốc xây dựng đấy nhé thì trễ hạn chưa biết tới bao giờ mới tạo ra doanh thu. Như Nhổn-Ga Hà Nội xây từ năm 2010 mà dự kiến tới 2029 mới hoàn thành. Tuyến Nam Thăng Long giờ mới đang giải phóng mặt bằng.
Trên mạng đã lắm đám KOL chuyên lùa cừu như TS Toán học Nguyễn Ngọc Dương, lại cộng thêm nhiều "nhà báo cách mạng" rất thiếu kiến thức, chỉ dư sự vô đạo đức nghề nghiệp thế này thì môi trường mạng sẽ ngày càng xuống dốc thảm hại à.