thảo luận Em tập tành làm thợ, xin tư vấn về đồ nghề.

Tinh_Em_Xu_Quang

Junior Member
Em tính sắm card test nguồn, card test main, nhờ các thím tư vấn giúp cho chỗ uy tín để mua.
Có thím nào đại lý linh phụ kiện máy tính ở khu vực bình dương không ? Cho mình hợp tác.
 
1 hoặc 2 cái usb chứa bộ cài hoặc bộ ghost win 11/10.
1 cái usb chứa mấy cái bộ cứu hộ chạy trên nền win pe.
mấy cái tua vít bake, vít dẹt, với nếu hay sửa máy hp thì làm thêm con torx 15/10
 
Để tôi tư vấn giúp anh, từ 1 thằng học kinh tế rồi làm sales, chạy xe ôm, bán hoa quả dạo, bán ngô nướng rồi dừng chân sửa chữa bảng mạch laptop- pc và đồ điện tử.

* Đầu tiên để sửa được máy tính, anh phải thông thạo về phần mềm, xác định đâu là lỗi phần cứng- đâu là lỗi phần mềm rồi mới đưa ra giải pháp. luôn luôn làm từ dễ đến khó.
  • Phần cứng thì nắm được sơ qua về điện tử căn bản, diot là gì, transitor là gì, nguồn xung, tụ gốm là gì, tụ hóa là gì, điện trở là gì, cầu phân áp, mosfet thuận- nghịch.
  • Khả năng phân tích mạch điện có thì tốt không có thì chẳng sao ( có thì anh chém gió linh hoạt hơn)
* Về đồ nghề :
  • Máy nạp bios: mua loại rẻ rẻ như TL866 là đủ cuộc chơi, nạp nhanh, rẻ, mua thêm vài đế nạp cho các loại rom có chân khác nhau, kích thước khác nhau, đế nạp i/O,...
  • Đồng hồ đo VOM Digital ( dùng digital vì nó có chế độ còi báo thông mạch khỏi phải nhìn, dùng VOM cơ chỉ để đo transitor thôi nên không cần thiết, Digital cho nó dễ nhìn)
  • Card test, tải giả CPU ( với mainboard PC, còn tải giả để tránh anh ngu ngờ sửa con mainboard bị chập khối CPU làm chết CPU, khi sửa cứng tay thì chẳng cần cái này), còn card test để biết 1 vài chi tiết : nguồn cấp trước, các bước nhảy của post code- Còn tôi dùng nó chỉ để khỏi phải gắn quạt xem mình đã kích nguồn hay chưa.
  • Máy cấp nguồn, đa năng khoảng 5A trở lên ( dùng để cấp nguồn cho mạch laptop, các thủ thuật về sau là đốt các khối nguồn để tìm kiếm chạm chập,...)
-Khò nhiệt, và trạm hàn: nên mua loại 2 trong 1 cho nó gọn
  • Mỡ hàn loại tốt: Kingbo hoặc cao cấp hơn thì Amtech
  • Thiếc hàn
  • Pank (nhíp), tovit: mua cả nhíp cong và thẳng: mua loại tốt khoảng hơn trăm K mới gắp được những linh kiện nhỏ, to vít mua cái dài nhỏ 12k gắn thêm nam châm, giàu thì mua bộ Nanch S23
  • Nước rửa mạch Axiton, bông: dùng để lau mỡ hàn vệ sinh sạch sẽ
  • Máy đóng chipset: Cái này thì không cần thiết, mua để học hỏi thì OK, chứ sửa dùng 1 thời gian ngắn lại chết thì khách rủa anh cũng chẳng vui.

----> Khi đủ đồ trên anh có thể làm được mọi thứ
cố gắng nắm được cách đọc sơ đồ bố trí linh kiện để dò những đường mình nghi ngờ, hiểu được trên bo mạch nguồn nào có trước, nguồn nào có sau.
Nên nhớ trước khi sửa phải quan sát linh kiện thật kỹ, làm từ dễ đến khó


Nếu có được những cái bên trên, xin chúc mừng anh có thể sửa được 7/10 cái xác mà khách mang đến, còn 3 cái khó xơi kia thì mang cho mấy thằng nói phét nó sửa, xong nó sẽ trả anh một mớ bầy nhầy vô dụng.
 
À quên một cái quan trọng nữa, đó là mới bước vào nghề mà vẫn ăn ngon 9h tối vô giường ngủ thì không làm thợ phần cứng được đâu. Bao giờ mà các bạn lúc làm cũng ám ảnh về cái thứ chết tiệt còn nằm chềnh ềnh ngoài bàn kia mà chưa giải quyết được, đêm bật đèn chọc ngoáy ra vào rồi lại vắn tay lên trán, lượt google mọi lúc mọi nơi thì lúc đó mới sửa được. :doubt:
Ăn ngủ đúng giờ thì không sửa được gì đâu, nên theo nghề khác :)
 
Để tôi tư vấn giúp anh, từ 1 thằng học kinh tế rồi làm sales, chạy xe ôm, bán hoa quả dạo, bán ngô nướng rồi dừng chân sửa chữa bảng mạch laptop- pc và đồ điện tử.

* Đầu tiên để sửa được máy tính, anh phải thông thạo về phần mềm, xác định đâu là lỗi phần cứng- đâu là lỗi phần mềm rồi mới đưa ra giải pháp. luôn luôn làm từ dễ đến khó.
  • Phần cứng thì nắm được sơ qua về điện tử căn bản, diot là gì, transitor là gì, nguồn xung, tụ gốm là gì, tụ hóa là gì, điện trở là gì, cầu phân áp, mosfet thuận- nghịch.
  • Khả năng phân tích mạch điện có thì tốt không có thì chẳng sao ( có thì anh chém gió linh hoạt hơn)
* Về đồ nghề :
  • Máy nạp bios: mua loại rẻ rẻ như TL866 là đủ cuộc chơi, nạp nhanh, rẻ, mua thêm vài đế nạp cho các loại rom có chân khác nhau, kích thước khác nhau, đế nạp i/O,...
  • Đồng hồ đo VOM Digital ( dùng digital vì nó có chế độ còi báo thông mạch khỏi phải nhìn, dùng VOM cơ chỉ để đo transitor thôi nên không cần thiết, Digital cho nó dễ nhìn)
  • Card test, tải giả CPU ( với mainboard PC, còn tải giả để tránh anh ngu ngờ sửa con mainboard bị chập khối CPU làm chết CPU, khi sửa cứng tay thì chẳng cần cái này), còn card test để biết 1 vài chi tiết : nguồn cấp trước, các bước nhảy của post code- Còn tôi dùng nó chỉ để khỏi phải gắn quạt xem mình đã kích nguồn hay chưa.
  • Máy cấp nguồn, đa năng khoảng 5A trở lên ( dùng để cấp nguồn cho mạch laptop, các thủ thuật về sau là đốt các khối nguồn để tìm kiếm chạm chập,...)
-Khò nhiệt, và trạm hàn: nên mua loại 2 trong 1 cho nó gọn
  • Mỡ hàn loại tốt: Kingbo hoặc cao cấp hơn thì Amtech
  • Thiếc hàn
  • Pank (nhíp), tovit: mua cả nhíp cong và thẳng: mua loại tốt khoảng hơn trăm K mới gắp được những linh kiện nhỏ, to vít mua cái dài nhỏ 12k gắn thêm nam châm, giàu thì mua bộ Nanch S23
  • Nước rửa mạch Axiton, bông: dùng để lau mỡ hàn vệ sinh sạch sẽ
  • Máy đóng chipset: Cái này thì không cần thiết, mua để học hỏi thì OK, chứ sửa dùng 1 thời gian ngắn lại chết thì khách rủa anh cũng chẳng vui.

----> Khi đủ đồ trên anh có thể làm được mọi thứ
cố gắng nắm được cách đọc sơ đồ bố trí linh kiện để dò những đường mình nghi ngờ, hiểu được trên bo mạch nguồn nào có trước, nguồn nào có sau.
Nên nhớ trước khi sửa phải quan sát linh kiện thật kỹ, làm từ dễ đến khó


Nếu có được những cái bên trên, xin chúc mừng anh có thể sửa được 7/10 cái xác mà khách mang đến, còn 3 cái khó xơi kia thì mang cho mấy thằng nói phét nó sửa, xong nó sẽ trả anh một mớ bầy nhầy vô dụng.
Không có nhu cầu mà đọc tư vấn nhiệt tình của thím muốn mua 1 bộ về nghịch ghê luôn ấy :big_smile:
 
Có sơ đồ chưa.
Để tôi tư vấn giúp anh, từ 1 thằng học kinh tế rồi làm sales, chạy xe ôm, bán hoa quả dạo, bán ngô nướng rồi dừng chân sửa chữa bảng mạch laptop- pc và đồ điện tử.

* Đầu tiên để sửa được máy tính, anh phải thông thạo về phần mềm, xác định đâu là lỗi phần cứng- đâu là lỗi phần mềm rồi mới đưa ra giải pháp. luôn luôn làm từ dễ đến khó.
  • Phần cứng thì nắm được sơ qua về điện tử căn bản, diot là gì, transitor là gì, nguồn xung, tụ gốm là gì, tụ hóa là gì, điện trở là gì, cầu phân áp, mosfet thuận- nghịch.
  • Khả năng phân tích mạch điện có thì tốt không có thì chẳng sao ( có thì anh chém gió linh hoạt hơn)
* Về đồ nghề :
  • Máy nạp bios: mua loại rẻ rẻ như TL866 là đủ cuộc chơi, nạp nhanh, rẻ, mua thêm vài đế nạp cho các loại rom có chân khác nhau, kích thước khác nhau, đế nạp i/O,...
  • Đồng hồ đo VOM Digital ( dùng digital vì nó có chế độ còi báo thông mạch khỏi phải nhìn, dùng VOM cơ chỉ để đo transitor thôi nên không cần thiết, Digital cho nó dễ nhìn)
  • Card test, tải giả CPU ( với mainboard PC, còn tải giả để tránh anh ngu ngờ sửa con mainboard bị chập khối CPU làm chết CPU, khi sửa cứng tay thì chẳng cần cái này), còn card test để biết 1 vài chi tiết : nguồn cấp trước, các bước nhảy của post code- Còn tôi dùng nó chỉ để khỏi phải gắn quạt xem mình đã kích nguồn hay chưa.
  • Máy cấp nguồn, đa năng khoảng 5A trở lên ( dùng để cấp nguồn cho mạch laptop, các thủ thuật về sau là đốt các khối nguồn để tìm kiếm chạm chập,...)
-Khò nhiệt, và trạm hàn: nên mua loại 2 trong 1 cho nó gọn
  • Mỡ hàn loại tốt: Kingbo hoặc cao cấp hơn thì Amtech
  • Thiếc hàn
  • Pank (nhíp), tovit: mua cả nhíp cong và thẳng: mua loại tốt khoảng hơn trăm K mới gắp được những linh kiện nhỏ, to vít mua cái dài nhỏ 12k gắn thêm nam châm, giàu thì mua bộ Nanch S23
  • Nước rửa mạch Axiton, bông: dùng để lau mỡ hàn vệ sinh sạch sẽ
  • Máy đóng chipset: Cái này thì không cần thiết, mua để học hỏi thì OK, chứ sửa dùng 1 thời gian ngắn lại chết thì khách rủa anh cũng chẳng vui.

----> Khi đủ đồ trên anh có thể làm được mọi thứ
cố gắng nắm được cách đọc sơ đồ bố trí linh kiện để dò những đường mình nghi ngờ, hiểu được trên bo mạch nguồn nào có trước, nguồn nào có sau.
Nên nhớ trước khi sửa phải quan sát linh kiện thật kỹ, làm từ dễ đến khó


Nếu có được những cái bên trên, xin chúc mừng anh có thể sửa được 7/10 cái xác mà khách mang đến, còn 3 cái khó xơi kia thì mang cho mấy thằng nói phét nó sửa, xong nó sẽ trả anh một mớ bầy nhầy vô dụng.

Bổ sung thêm chỗ sơ đồ. Mua account khựa là có luôn kính thưa các loại. Kể cả màn hình, tivi. Tới đây là tạm gọi là hành nghề được.
Tiếp theo là kiếm chỗ để pass ca khó hoặc lận ít tiền để mua đồ đền khách

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có sơ đồ chưa.

Bổ sung thêm chỗ sơ đồ. Mua account khựa là có luôn kính thưa các loại. Kể cả màn hình, tivi. Tới đây là tạm gọi là hành nghề được.
Tiếp theo là kiếm chỗ để pass ca khó hoặc lận ít tiền để mua đồ đền khách

via theNEXTvoz for iPhone
Cũng ko cần lắm, sơ đồ thì có nhiều nguồn, cần sơ đồ loại nào pm tôi tôi tìm xem có không, hoặc tìm trên các 4rums trên thế giới ai vào nghề bỡ ngỡ gì cứ inbox hỏi tôi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình về sữa chữa tất cả các thành phần trong cái pc, laptop: main, nguồn, ram, pin, vga,…

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trước tôi tìm đến nghề vì đam mê, và cái gì cũng nên biết để không bị người khác loè. Hoàn toàn có thể tự tay sửa chữa được mà không cần phải tốn vài chục triệu đi học rồi ăn những cú lừa.
Sắm cái đồng hồ với bộ khò hàn đâu tiên, tập tành tháo tụ, hàn tụ,… rồi đo trở kháng,…
Mặc dù 2 năm rồi ít khi sửa chữa, nhưng hi vọng những điều chia sẻ sẽ giúp ích được phần nào các vozer có đam mê vọc vạch và cũng có thể muốn đến với cái nghề này. Đừng để một người “thợ” pc, laptop mà bị dắt mũi, không phân biệt được từ cái sạc zin, cái sạc lô nó buồn cười lắm.
Mải mê trả lời ae vozer, điện thoại sắp hết pin, quên không mang ví, đang ngồi quán cafe mà không có pin để thanh toán thì tiêu.
Hẹn ae đam mê có gì cứ inbox tôi, tối về tôi trả lời nhé!

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trước tôi tìm đến nghề vì đam mê, và cái gì cũng nên biết để không bị người khác loè. Hoàn toàn có thể tự tay sửa chữa được mà không cần phải tốn vài chục triệu đi học rồi ăn những cú lừa.
Sắm cái đồng hồ với bộ khò hàn đâu tiên, tập tành tháo tụ, hàn tụ,… rồi đo trở kháng,…
Mặc dù 2 năm rồi ít khi sửa chữa, nhưng hi vọng những điều chia sẻ sẽ giúp ích được phần nào các vozer có đam mê vọc vạch và cũng có thể muốn đến với cái nghề này. Đừng để một người “thợ” pc, laptop mà bị dắt mũi, không phân biệt được từ cái sạc zin, cái sạc lô nó buồn cười lắm.
Mải mê trả lời ae vozer, điện thoại sắp hết pin, quên không mang ví, đang ngồi quán cafe mà không có pin để thanh toán thì tiêu.
Hẹn ae đam mê có gì cứ inbox tôi, tối về tôi trả lời nhé!

via theNEXTvoz for iPhone
Ông anh có ở sg ko nhỉ, em có 1 cây ram bữa tháo máy vệ sinh, lau cái chân ram thế quái nào vướng vào con tụ làm bong mối hàn cmnl, giờ con tụ nó nằm vất vẻo trên pcb, còn dính lại 1 chút xíu thiếc để giữ nó ko bị rớt luôn ra ngoài thì có hàn lại đc ko nhỉ
 
Ông anh có ở sg ko nhỉ, em có 1 cây ram bữa tháo máy vệ sinh, lau cái chân ram thế quái nào vướng vào con tụ làm bong mối hàn cmnl, giờ con tụ nó nằm vất vẻo trên pcb, còn dính lại 1 chút xíu thiếc để giữ nó ko bị rớt luôn ra ngoài thì có hàn lại đc ko nhỉ
chấm cái là xong
 
Để tôi tư vấn giúp anh, từ 1 thằng học kinh tế rồi làm sales, chạy xe ôm, bán hoa quả dạo, bán ngô nướng rồi dừng chân sửa chữa bảng mạch laptop- pc và đồ điện tử.

* Đầu tiên để sửa được máy tính, anh phải thông thạo về phần mềm, xác định đâu là lỗi phần cứng- đâu là lỗi phần mềm rồi mới đưa ra giải pháp. luôn luôn làm từ dễ đến khó.
  • Phần cứng thì nắm được sơ qua về điện tử căn bản, diot là gì, transitor là gì, nguồn xung, tụ gốm là gì, tụ hóa là gì, điện trở là gì, cầu phân áp, mosfet thuận- nghịch.
  • Khả năng phân tích mạch điện có thì tốt không có thì chẳng sao ( có thì anh chém gió linh hoạt hơn)
* Về đồ nghề :
  • Máy nạp bios: mua loại rẻ rẻ như TL866 là đủ cuộc chơi, nạp nhanh, rẻ, mua thêm vài đế nạp cho các loại rom có chân khác nhau, kích thước khác nhau, đế nạp i/O,...
  • Đồng hồ đo VOM Digital ( dùng digital vì nó có chế độ còi báo thông mạch khỏi phải nhìn, dùng VOM cơ chỉ để đo transitor thôi nên không cần thiết, Digital cho nó dễ nhìn)
  • Card test, tải giả CPU ( với mainboard PC, còn tải giả để tránh anh ngu ngờ sửa con mainboard bị chập khối CPU làm chết CPU, khi sửa cứng tay thì chẳng cần cái này), còn card test để biết 1 vài chi tiết : nguồn cấp trước, các bước nhảy của post code- Còn tôi dùng nó chỉ để khỏi phải gắn quạt xem mình đã kích nguồn hay chưa.
  • Máy cấp nguồn, đa năng khoảng 5A trở lên ( dùng để cấp nguồn cho mạch laptop, các thủ thuật về sau là đốt các khối nguồn để tìm kiếm chạm chập,...)
-Khò nhiệt, và trạm hàn: nên mua loại 2 trong 1 cho nó gọn
  • Mỡ hàn loại tốt: Kingbo hoặc cao cấp hơn thì Amtech
  • Thiếc hàn
  • Pank (nhíp), tovit: mua cả nhíp cong và thẳng: mua loại tốt khoảng hơn trăm K mới gắp được những linh kiện nhỏ, to vít mua cái dài nhỏ 12k gắn thêm nam châm, giàu thì mua bộ Nanch S23
  • Nước rửa mạch Axiton, bông: dùng để lau mỡ hàn vệ sinh sạch sẽ
  • Máy đóng chipset: Cái này thì không cần thiết, mua để học hỏi thì OK, chứ sửa dùng 1 thời gian ngắn lại chết thì khách rủa anh cũng chẳng vui.

----> Khi đủ đồ trên anh có thể làm được mọi thứ
cố gắng nắm được cách đọc sơ đồ bố trí linh kiện để dò những đường mình nghi ngờ, hiểu được trên bo mạch nguồn nào có trước, nguồn nào có sau.
Nên nhớ trước khi sửa phải quan sát linh kiện thật kỹ, làm từ dễ đến khó


Nếu có được những cái bên trên, xin chúc mừng anh có thể sửa được 7/10 cái xác mà khách mang đến, còn 3 cái khó xơi kia thì mang cho mấy thằng nói phét nó sửa, xong nó sẽ trả anh một mớ bầy nhầy vô dụng.
dân pro đây rồi
 
Ông anh có ở sg ko nhỉ, em có 1 cây ram bữa tháo máy vệ sinh, lau cái chân ram thế quái nào vướng vào con tụ làm bong mối hàn cmnl, giờ con tụ nó nằm vất vẻo trên pcb, còn dính lại 1 chút xíu thiếc để giữ nó ko bị rớt luôn ra ngoài thì có hàn lại đc ko nhỉ
tụ thì vứt quách đi cũng được, biết hàn thì hàn không cũng chẳng sao. Thiếu tụ thì được nhưng trở thì không bao giờ được thiếu
 
  • Đồng hồ đo VOM Digital ( dùng digital vì nó có chế độ còi báo thông mạch khỏi phải nhìn, dùng VOM cơ chỉ để đo transitor thôi nên không cần thiết, Digital cho nó dễ nhìn)
này mua loại nào có báo thông mạch, ngắn mạch thím, với linh kiện smd nhỏ quá nhiều khi chọt cây ko dính :sad:
 
Trước tôi tìm đến nghề vì đam mê, và cái gì cũng nên biết để không bị người khác loè. Hoàn toàn có thể tự tay sửa chữa được mà không cần phải tốn vài chục triệu đi học rồi ăn những cú lừa.
Sắm cái đồng hồ với bộ khò hàn đâu tiên, tập tành tháo tụ, hàn tụ,… rồi đo trở kháng,…
Mặc dù 2 năm rồi ít khi sửa chữa, nhưng hi vọng những điều chia sẻ sẽ giúp ích được phần nào các vozer có đam mê vọc vạch và cũng có thể muốn đến với cái nghề này. Đừng để một người “thợ” pc, laptop mà bị dắt mũi, không phân biệt được từ cái sạc zin, cái sạc lô nó buồn cười lắm.
Mải mê trả lời ae vozer, điện thoại sắp hết pin, quên không mang ví, đang ngồi quán cafe mà không có pin để thanh toán thì tiêu.
Hẹn ae đam mê có gì cứ inbox tôi, tối về tôi trả lời nhé!

via theNEXTvoz for iPhone
Đọc thấy bác pro quá muốn hỏi vài thứ mà thấy nick last seen từ tháng 6 =((
 
Back
Top