tin tức Epic vs Apple: Xem thẩm phán Rogers đặt ra chuỗi câu hỏi quá gắt cho CEO Tim Cook

Harry James Potter

Đã tốn tiền
Epic vs Apple: Xem thẩm phán Rogers đặt ra chuỗi câu hỏi quá gắt cho CEO Tim Cook


Nữ thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers là người xét xử vụ kiện giữa Epic Games và Apple, và bà rất biết cách giữ những màn tuyên thệ và tranh tụng căng thẳng nhất đến tận cuối cùng. Đấy chính là những gì đã xảy ra với quá trình tuyên thệ trước tòa của CEO Apple, Tim Cook. Hôm thứ 6 vừa rồi, nữ thẩm phán đã bỏ ra gần 10 phút đồng hồ, khoảng thời gian dài nhất trong suốt 15 ngày phiên tòa diễn ra, để đặt ra những câu hỏi cho một nhân chứng xuất hiện trước tòa. Và trong 10 phút đồng hồ với những câu hỏi chóng mặt ấy, thẩm phán Rogers đã xoáy rất sâu vào mô hình kinh doanh của App Store, cũng như chính bản chất mối quan hệ giữa Apple với các nhà phát triển ứng dụng trên iOS.

Hình cover là bức tranh của họa sĩ Vicki Behringer phác họa thời điểm CEO Apple lên tuyên thệ làm chứng trước tòa hôm 21/05/2021 vừa rồi.

Thông qua 10 phút đồng hồ này, thiết nghĩ chúng ta cũng đã có được góc nhìn tương đối toàn diện về cách thẩm phán Rogers suy nghĩ về vụ kiện giữa Epic và Apple, cáo buộc và tranh luận nào bà nghĩ là hợp lý, và dựa vào những điều bà đồng thuận để đi đến kết luận cuối cùng kết thúc vụ kiện. Cụ thể hơn, thứ đầu tiên khiến thẩm phán Roger lưu tâm nhất chính là khoản chia sẻ doanh thu 30% mà Apple thu của những ứng dụng phân phối trên App Store mỗi lần có người mua đồ ảo trong app, thanh toán qua hệ thống của App Store. Thứ hai, đó là quy định của Apple, cấm mọi nhà phát triển ứng dụng tạo ra cơ chế mua bán tài sản ảo mà không thông qua App Store.

Tinhte_Apple1.jpg


Bắt đầu đặt câu hỏi, bà Rogers đã khiến Tim Cook thừa nhận rằng, game trên iOS, cụ thể hơn là doanh thu mua đồ ảo trong game thông qua in-app purchase là thứ tạo ra tuyệt đại đa số doanh thu cho App Store. Dựa trên thực tế đã được cả hai bên đồng thuận, nữ thẩm phán đã đưa ra những câu hòi càng lúc càng nhạy cảm, để xác định rằng liệu mối quan hệ hiện giờ giữa Apple và các nhà phát triển game có phải là công bằng, hoàn toàn không có một chút hành vi độc quyền hay không.


Bà Rogers hỏi ông Cook: “Có vấn đề gì trong việc cho người dùng nhiều quyền chọn lựa, nhất là trong bối cảnh game mobile, để họ có giải pháp thanh toán tốn ít tiền hơn?”

Ông Cook trả lời rằng người dùng có “một lựa chọn giữa rất nhiều mẫu điện thoại Android và một chiếc iPhone” nếu muốn chọn lựa. Thẩm phán xoáy tiếp: “Nếu họ muốn mua Battle Pass hoặc V-Bucks rẻ hơn trong Fortnite, và họ không biết có lựa chọn rẻ hơn, thì có vấn đề gì khi Apple đưa ra cho người dùng tùy chọn đó?”

Nhắc lại quy định của App Store, chợ ứng dụng này cấm các nhà phát triển ứng dụng thông báo cho người dùng về những lựa chọn thanh toán khác ngoài App Store, và cả hai phe Epic Games lẫn Apple đều đã tranh tụng trước tòa về những giới hạn của quy định Apple đưa ra, dù rằng ông Cook đã làm rõ vấn đề rằng các lập trình viên có quyền hỏi địa chỉ email của người dùng và quảng cáo lựa chọn thanh toán đó qua thư điện tử.

Tinhte_Apple2.jpg


Câu hỏi kể trên của thẩm phán Rogers, theo những phóng viên có mặt tại phiên tòa, khiến Tim Cook chững lại một chút, và sau đó ông trả lời rằng Apple cần phải có khoản doanh thu từ việc đầu tư tài sản trí tuệ của họ, và đó cơ bản là lý do vì sao App Store lấy 30% khoản chia sẻ doanh thu từ các ứng dụng có in-app purchase, và cùng lúc cũng chính là lý do vì sao mô hình kinh doanh này được Apple triển khai một cách cứng rắn qua ngần ấy năm.

Đáp lại, thẩm phán cho rằng: “Ngành công nghiệp game hình như đang tạo ra lượng doanh thu cao tới mức không hề tương xứng so với tài sản trí tuệ (App Store) mà Apple cung cấp cho họ hay tất cả những nhà phát triển khác. Hiểu theo nghĩa nào đó, hình như ngành game đang gánh doanh thu cho tất cả những ngành khác.”

Lý lẽ của CEO Cook đem lại hệ quả không khác gì những lời phó chủ tịch phần mềm Federghini nói trước tòa, không có lợi cho Apple lắm, trong mắt thẩm phán. Ông cho rằng Apple vẫn cho phép ứng dụng miễn phí phát hành trên iPhone, cũng như những ứng dụng bán hàng hóa vật lý như nền tảng thương mại điện tử mà không thu khoản phí chia sẻ doanh thu từ họ, vì “nó giúp tăng traffic cho cửa hàng ứng dụng lên rất nhiều.” Thẩm phán Rogers cho rằng, nếu sử dụng lập luận như thế, thì thiết kế của App Store khiến việc kiếm tiền từ chợ ứng dụng cho Apple hoàn toàn không quan trọng như việc kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái và cộng đồng người dùng iPhone.

CEO Apple cho rằng, khi người chơi tạo ra giao dịch đồ ảo trên nền tảng App Store, thì hãng phát hành game cũng nợ Apple khoản chia sẻ doanh thu. Nhưng thẩm phán cho rằng: “Mọi người làm rất rất nhiều thứ trên nền tảng của Apple,” ám chỉ rằng có nhiều cách khác để App Store kiếm ra tiền. Và điều này được Cook đồng tình: “Rõ ràng có nhiều cách khác để kiếm doanh thu, nhưng chúng tôi chọn cách này vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất," để rồi thẩm phán phản pháo lại: “Giải pháp đó có vẻ cũng thu về khoản tiền béo bở.”


Tinhte_Apple3.png


Bà Rogers nói tiếp: “Tôi hiểu phát ngôn này theo nghĩa Apple coi nền tảng này là thứ đem khách hàng của Apple (những nhà phát triển ứng dụng) đến với người dùng. Nhưng sau lần tương tác đầu tiên ấy giữa mối quan hệ tay ba (dev - App Store - người dùng), thì các nhà phát triển mới là đơn vị giữ chân khách hàng với trò chơi ấy. Sau lần tương tác đầu tiên, có vẻ như App Store chỉ tiếp tục kiếm tiền thông qua mối quan hệ giữa nhà phát triển với người dùng.” Tim Cook chỉ nói được rằng: “Tôi nhìn nhận điều đó khác hoàn toàn so với bà," để rồi thẩm phán nói tiếp: “Tôi không thấy ông cảm nhận được bất kỳ áp lực hay sự cạnh tranh nào, dẫn tới việc phải thay đổi cách kinh doanh để làm xoa dịu những lo ngại từ phía các lập trình viên.”

Không chỉ dừng lại ở đó, bà Rogers còn xoáy sâu vào thực tế rằng năm ngoái App Store đã giảm khoản chia sẻ doanh thu phải đóng cho Apple cho một số đối tượng nhà phát triển ứng dụng vừa và nhỏ, cho rằng “đây hình như là hệ quả từ những áp lực mà ông cảm thấy từ những cuộc điều tra, từ chính vụ kiện này, chứ không phải từ áp lực cạnh tranh trên thị trường," thêm vào đó là phản pháo việc đem những chợ ứng dụng và chợ game khác trên console và PC để so sánh với App Store: “Khi những cửa hàng khác giảm giá, ông hoàn toàn không thấy có áp lực phải giảm giá.”

Tinhte_Apple4.jpg


Cơ bản thì, dễ dàng nhận thấy rằng nữ thẩm phán đã bày tỏ sự nghi hoặc rõ ràng về tuyên bố của Apple, rằng mô hình kinh doanh App Store của họ là để tốt cho người dùng. Những vị giám đốc cấp cao của Apple có mặt tại tòa đã nhấn mạnh rất nhiều lần rằng họ phát triển iOS và App Store vì những lo ngại về bảo mật, riêng tư và trải nghiệm của người dùng. Nhưng thẩm phán Rogers nói rõ ràng là có mục tiêu về mặt tài chính khi triển khai mô hình kinh doanh như vậy, và rằng Apple không thể thay đổi để xoa dịu những lo ngại nếu sự thay đổi đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi ích của họ.

Và, ở một khía cạnh khác, rất hiếm khi chúng ta được theo dõi một trong những vị lãnh đạo quyền lực nhất của thế giới công nghệ phải trả lời những câu hỏi mà không được đem theo “tài liệu”, cũng như không có sự hiện diện của đại diện truyền thông hay người phát ngôn chính thức. Phán quyết của tòa dự kiến sẽ được đưa ra vào hôm nay 24/05.

Nguồn: tinhte.vn
 
Hành vi độc quyền của Apple rõ ràng, ăn tận 30 % trên in-app và cấm dev phát hành cổng thanh toán riêng.

Đợt này sút vào Apple, Google cho nó bớt tính xấu đi
Cấm cổng thanh toán thôi thì cũng được
Nhưng mà nó cấm cả việc giới thiệu phương án thanh toán khác
Cấm luôn việc thanh toán qua kênh bên ngoài rẻ hơn apple store
Bắt buộc phải có aip nếu có kênh thanh toán ngoài
 
Nói chung vụ này thì dù táo dở nó có thua thì nó cũng chỉ mất một mảng

Lợi ích đem lại cho người dùng cuối là không thể phủ nhận khi mà có cạnh tranh về giá
 
Nói chung vụ này thì dù táo dở nó có thua thì nó cũng chỉ mất một mảng

Lợi ích đem lại cho người dùng cuối là không thể phủ nhận khi mà có cạnh tranh về giá
Tôi chẳng thấy lợi ích gì của Apple ở đây cả, ăn quá dày, còn hệ sinh thái cho người dùng nằm ở chỗ khác! Báo cáo nói có tới 80% lợi nhuận của sàn Apple Store từ in-app! Tức là nó đang liếm rất nhiều từ chỗ đó !
 
Tôi chẳng thấy lợi ích gì của Apple ở đây cả, ăn quá dày, còn hệ sinh thái cho người dùng nằm ở chỗ khác! Báo cáo nói có tới 80% lợi nhuận của sàn Apple Store từ in-app! Tức là nó đang liếm rất nhiều từ chỗ đó !
ngoài thu phí ra thì App Store có còn nguồn thu nào nữa đâu. Thu từ tiền quảng cáo app để lên hot search thì thấm vào đâu.
 
Back
Top