Gần 40% thí sinh không xét tuyển ĐH, trường phổ thông cần làm gì?

Cryolite.

Senior Member
https://thanhnien.vn/gan-40-thi-sin...g-pho-thong-can-lam-gi-185230418055256061.htm

Những năm gần đây, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đã chọn các hướng đi khác nhau, không chỉ là học lên đại học. Điều này cũng đặt ra cho các trường THPT là tổ chức dạy và học như thế nào để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh.

Nhiều học sinh không xét tuyển đại học​

Năm 2022, kết quả tuyển sinh đại học (ĐH) và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có nhiều tiến bộ. Trong số 1.002.525 thí sinh (TS) dự thi tốt nghiệp THPT, ban đầu có 941.759 TS có đăng ký dự xét tuyển ĐH, 60.766 TS dự thi để xét tốt nghiệp.

Gần 40% thí sinh không xét tuyển ĐH, trường phổ thông cần làm gì ? - Ảnh 1.

Học sinh tham gia hoạt động hướng nghiệp trong chương trình Tư vấn mùa thi năm 2023 của Báo Thanh Niên
BÁ DUY

Tuy nhiên, đến tháng 9.2022, chỉ có 616.522 TS xác nhận đăng ký xét tuyển ĐH chính thức, số lượng giảm gần 20% so với năm 2021 và giảm 3,4% so với năm 2020. Như vậy, số TS không xét tuyển ĐH năm 2022 là 386.003, chiếm gần 40% so với tổng số TS dự thi tốt nghiệp.

Xu hướng TS không đăng ký xét tuyển ĐH để tham gia GDNN, đi du học, đi xuất khẩu lao động, trực tiếp tham gia lao động tại các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài hay làm kinh tế gia đình ngày càng tăng cho thấy, nhận thức của học sinh (HS) và xã hội đã thay đổi trong lựa chọn hướng đi sau THPT. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong tổng số TS không đăng ký xét tuyển ĐH, chia ra theo vùng như sau: vùng đồng bằng sông Hồng cao nhất (22%), kế đến là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 19%, Trung du miền núi phía bắc 16%, Bắc Trung bộ 15%, Đông Nam bộ 11%, Nam Trung bộ 10% và thấp nhất là Tây nguyên với 7%.

Mới đây, một số trường THPT ở Nghệ An đã khảo sát nguyện vọng HS trước khi thi tốt nghiệp cho thấy, tỷ lệ HS không dự xét tuyển ĐH khá cao, có trường từ 40 - 50%, một số trường miền núi tỷ lệ này lên đến 70%. Lý giải vấn đề này, các nhà giáo ở những trường này cho rằng HS có xu hướng đi xuất khẩu lao động, hoặc du học theo hình thức vừa làm vừa học, học nghề hoặc tham gia lao động để có thu nhập ngay.

Giải pháp dạy và học đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh​

Qua thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2022 cả nước chỉ có 24 tỉnh có tỷ lệ HS trúng tuyển ĐH nhập học trên 48%, còn lại 39 tỉnh, thành phố dưới mức trung bình cả nước. Trong đó, có 20 tỉnh có tỷ lệ này dưới 40%, tập trung ở vùng miền núi phía bắc, ĐBSCL, Tây nguyên và Bắc Trung bộ.

Gần 40% thí sinh không xét tuyển ĐH, trường phổ thông cần làm gì? - Ảnh 2.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT theo định hướng nghề nghiệp, phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực
ĐÀO NGỌC THẠCH

Các trường THPT cần tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp, khảo sát nguyện vọng, định hướng nghề nghiệp của HS để có sự phân hóa trong dạy và học phù hợp nhất, quan tâm hơn đối với bộ phận HS sau THPT tham gia lao động ngay.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT theo định hướng nghề nghiệp, phát triển 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và 10 năng lực (Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, toán học, ngôn ngữ, khoa học, công nghệ, tin học, thể chất và thẩm mỹ). Trong đó, tin học và công nghệ là 2 năng lực mới bổ sung vào để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

...
 
Chúng nó giờ khôn rồi. Học mấy trường mạt hạng xong lại đi làm công nhân. Tệ hơn thì bị đa cấp dụ dỗ mất mấy năm cuộc đời nữa:go:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy là tốt r. Bản thân các em và cha mẹ đã nhận ra đại học là con đường tốt nhưng cũng ko phải là duy nhất để thành công. Hs ko còn áp lực, nhiều cha mẹ còn biết tạo sẵn tiền đề cho con cái mà ko cần học đại học
Chả bù cho ngày xưa, phải học đại học bằng mọi giá. Ai thi rớt là cả làng cả xã chê. Bố mẹ chỉ biết bắt con phải vào đại học để đổi đời. Nhiều cháu vào xong 4 năm bỏ phí, nhất là BK hà nội, KT, Mỏ... Ra đời loser hơn các cháu biết đi học nghề, đi xklđ sớm

Gửi từ Ps 5 pro sony bằng vozFApp
 
Chả làm cái đách gì cả. Học xong 12 năm thì học tiếp hay không quyền của HS và gia đình. Thời buổi toàn đại học rác, học phí thì cao, cầm cái bằng đách tìm được việc thì học làm cái kon khỉ gì. :go:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mỗi giai đoạn sẽ có 1 cái phát triển, xưa muốn học nghề thì cũng ko có CSVC, Đại học lúc đó chất lượng còn tốt, học phí cũng ko cao

Giờ thì các trường đua nhau cạnh tranh, nhất là các trường nghề, xưa chỉ có Cao Thắng là hot trong trường nghề, giờ thì quá trời, FDI rót vào hỗ trợ nữa, cơ hội là same same, nhưng khoảng cách rút dần lại.
 
Vậy là tốt r. Bản thân các em và cha mẹ đã nhận ra đại học là con đường tốt nhưng cũng ko phải là duy nhất để thành công. Hs ko còn áp lực, nhiều cha mẹ còn biết tạo sẵn tiền đề cho con cái mà ko cần học đại học
Chả bù cho ngày xưa, phải học đại học bằng mọi giá. Ai thi rớt là cả làng cả xã chê. Bố mẹ chỉ biết bắt con phải vào đại học để đổi đời. Nhiều cháu vào xong 4 năm bỏ phí, nhất là BK hà nội, KT, Mỏ... Ra đời loser hơn các cháu biết đi học nghề, đi xklđ sớm

Gửi từ Ps 5 pro sony bằng vozFApp
ngày xưa anh cũng xịt đai học à
 
Thực ra không có khả năng học khá trở lên thì nên đi học nghề. Kiếm tiền chưa chắc thua mấy anh cử nhân. Thợ mà tay nghề cao thì cử nhân cũng phải thua dài.
 
Ủa thế 100% học đại học thì ai làm công nhân vậy :oops::oops:

Gửi từ Samsung SM-M515F bằng vozFApp
Thực tế là quãng năm 2010-2015 tỉ lệ đi học đại học - cao đẳng cao vãi luôn.
Học xong 4-5 năm tốn tiền rồi lại đi làm công nhân
Cho nên dân giờ cũng khôn ra rồi
 
Back
Top