Giải mã những khuôn mặt mới trên đồng tiền Nhật Bản

manoao

Member
Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, Nhật Bản đã thay đổi thiết kế tiền giấy của mình cùng với những nhân vật nổi bật trong lịch sử đất nước.
Giải mã những khuôn mặt mới trên đồng tiền Nhật Bản

Nhật Bản thiết kế lại tiền của mình sau 20 năm. Ảnh: Chụp màn hình

Nhật Bản vừa phát hành một loạt tiền giấy hoàn toàn mới, đánh dấu lần thiết kế lại đầu tiên sau 20 năm. Các tờ tiền mới này mang hình ảnh của ba nhân vật nổi tiếng từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, mỗi người đều có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước mặt trời mọc.

Eiichi Shibusawa: Cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản
Trên tờ 10.000 yên mới là hình ảnh của Eiichi Shibusawa, được biết đến là "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản". Ông Shibusawa đã góp phần xây dựng nền kinh tế hiện đại của Nhật Bản thông qua việc thành lập nhiều công ty và giới thiệu các nguyên tắc kế toán hiện đại. Ông đã thành lập khoảng 500 công ty, trong đó có Tokyo Gas, Oji Holdings, tiền thân của Ngân hàng Mizuho và các nhà sản xuất bia Kirin và Sapporo.

Ông Eiichi Shibusawa trên tờ 10.000 yên mới của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Tài chính Nhật Bản

Ông Eiichi Shibusawa trên tờ 10.000 yên mới của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Tài chính Nhật Bản

Ông Shibusawa còn là một người tin tưởng vào việc kết hợp đạo đức với kinh tế. Ông cho rằng, lợi nhuận phải đứng sau lợi ích công cộng và của cải phải được tạo ra một cách bền vững để mang lại lợi ích cho xã hội.

Umeko Tsuda: Nhà giáo dục và nhà hoạt động vì quyền phụ nữ
Tờ 5.000 yên mới sẽ mang hình ảnh của Umeko Tsuda, một trong những nhà giáo dục tiên phong và nhà hoạt động vì quyền phụ nữ của Nhật Bản. Theo Bloomberg, bà Tsuda là người phụ nữ Nhật Bản đầu tiên đi du học, bắt đầu hành trình từ khi còn nhỏ với Phái bộ Iwakura, một cuộc hành trình nhằm hiện đại hóa đất nước bằng cách học hỏi từ phương Tây. Bà đã ở lại Mỹ trong một thập kỷ và sau đó quay lại Nhật Bản với một tấm bằng từ trường Cao đẳng Bryn Mawr.

Bà Umeko Tsuda trên tờ 5.000 yên mới của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Tài chính Nhật Bản

Bà Umeko Tsuda trên tờ 5.000 yên mới của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Tài chính Nhật Bản

Bà Tsuda đã trở thành một nhà giáo dục tiên phong và một nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, đồng thời thành lập Đại học Tsuda. Ngôi trường này đã đào tạo nhiều thế hệ phụ nữ Nhật Bản trở thành luật sư, bộ trưởng nội các và nhà ngoại giao. Sự nghiệp của Tsuda là một biểu tượng cho sự tiến bộ trong giáo dục và quyền của phụ nữ ở Nhật Bản.

Nhật Bản ưu tiên in lên tờ tiền mới những nhân vật nổi tiếng từ thời Meiji (1868-1912), khi nước Nhật hiện đại được hình thành. Ảnh: Chụp màn hình

Nhật Bản ưu tiên in lên tờ tiền mới những nhân vật nổi tiếng từ thời Meiji (1868-1912), khi nước Nhật hiện đại được hình thành. Ảnh: Chụp màn hình

Shibasaburo Kitasato: Nhà vi trùng học tiên phong
Tờ 1.000 yên mới của Nhật Bản mang hình ảnh của Shibasaburo Kitasato, một nhà vi trùng học đột phá. Kitasato đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh uốn ván và bệnh dịch hạch.

Ông đã học tập dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ hàng đầu tại Nhật Bản và sau đó chuyển đến Berlin để nghiên cứu với những nhà khoa học giỏi nhất thế giới.
Ông Shibasaburo Kitasato trên tờ 1.000 yên mới của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Tài chính Nhật Bản

Ông Shibasaburo Kitasato trên tờ 1.000 yên mới của Nhật Bản. Ảnh: Bộ Tài chính Nhật Bản

Kitasato đã thành lập một trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tiên phong và đồng sáng lập Terumo Corp, một công ty sản xuất thiết bị y tế trị giá hàng tỉ USD.
 
Umeko Tsuda: Nhà giáo dục và nhà hoạt động vì quyền phụ nữ
Nói gì thì nói, riêng về bảo thủ Nhật mà nhận thứ 2 thì thứ nhất đích thị là Anh, nhớ hồi Anh thiết kế tiền mới thay nữ hoàng bằng vua Charles mình cũng gửi thư kiến nghị đưa Scotland Yard lên tiền mà nó thậm chí còn chẳng màng trả lời, đúng là cái bọn bảo thủ, có phải lúc nào đưa trụ sở CS lên làm biểu tượng quốc gia cũng mang hàm ý độc tài toàn trị đâu.
 
Nói gì thì nói, riêng về bảo thủ Nhật mà nhận thứ 2 thì thứ nhất đích thị là Anh, nhớ hồi Anh thiết kế tiền mới thay nữ hoàng bằng vua Charles mình cũng gửi thư kiến nghị đưa Scotland Yard lên tiền mà nó thậm chí còn chẳng màng trả lời, đúng là cái bọn bảo thủ, có phải lúc nào đưa trụ sở CS lên làm biểu tượng quốc gia cũng mang hàm ý độc tài toàn trị đâu.
Bữa nào phải kiến nghị cho ra tờ 50 đồng mới, mặt trước in hình chợ Hà Đông, mặt sau là cảnh bán cá tấp nập, hoa văn trang trí thay vì hoa sen sẽ là chuột và bàn phím, phần bảo hiểm ghi bốn chữ Thổ tả muôn đời thịnh, bán cá vạn đời vinh
 
chỉ mấy nước cơm sườn mới in mỗi hình thái tổ lên tiền thôi nhỉ?
à mà hội anh lợn in mỗi hình nữ hoàng nữa
Chỗ nào đó ngươi ta cũng gọi là Founding fathers - Các nhà kiến quốc hay gọi thân thương là cha già dân tộc, xong cũng in hình lên tiền đó thôi.
 
k biết khi nào Nhật in hình ông này nhỉ
trong sgk Nhật Bản xếp ông này là ng kiến tạo nhật bản mới ( ng nước ngoài duy nhất )
View attachment 2560748
Sgk nào thế bác cho em xin link. Mà ông này nổi bên Nhật thế sao sản phẩm văn hóa đại chúng của Nhật thấy chưa bao giờ nhắc tới ông này nhỉ?
 
Nói gì thì nói, riêng về bảo thủ Nhật mà nhận thứ 2 thì thứ nhất đích thị là Anh, nhớ hồi Anh thiết kế tiền mới thay nữ hoàng bằng vua Charles mình cũng gửi thư kiến nghị đưa Scotland Yard lên tiền mà nó thậm chí còn chẳng màng trả lời, đúng là cái bọn bảo thủ, có phải lúc nào đưa trụ sở CS lên làm biểu tượng quốc gia cũng mang hàm ý độc tài toàn trị đâu.

giphy.gif
 
Chỗ nào đó ngươi ta cũng gọi là Founding fathers - Các nhà kiến quốc hay gọi thân thương là cha già dân tộc, xong cũng in hình lên tiền đó thôi.
Ý ổng là người ta in nhiều người chứ không phải chỉ một người.
Mấy nước còn vua trị vì như UK hay Thái thì in vua của triều đại hiện thời. Nhật thì Hoàng gia hơi mờ nhạt.
 
Ý ổng là người ta in nhiều người chứ không phải chỉ một người.
Mấy nước còn vua trị vì như UK hay Thái thì in vua của triều đại hiện thời. Nhật thì Hoàng gia hơi mờ nhạt.
tiền nào tiêu được thì được rồi, vẽ ra nhiều khuôn tiền cho tụi nó giả chứ được cái gì, mỗi đợt lại thu hồi tiền cũ, mắc mệt.
 
chỉ mấy nước cơm sườn mới in mỗi hình thái tổ lên tiền thôi nhỉ?
à mà hội anh lợn in mỗi hình nữ hoàng nữa
trước khi mở mồm cũng nên tìm hiểu trước chứ, tiền Ấn độ in mỗi hình Gandhi vậy chắc Ấn độ cũng cơm sườn à, Mĩ in hình washington chắc cũng cơm sườn luôn
xdifferent-types-of-indian-currency-notes.png.pagespeed.ic.D776xW594B.webp
 
Nói gì thì nói, riêng về bảo thủ Nhật mà nhận thứ 2 thì thứ nhất đích thị là Anh, nhớ hồi Anh thiết kế tiền mới thay nữ hoàng bằng vua Charles mình cũng gửi thư kiến nghị đưa Scotland Yard lên tiền mà nó thậm chí còn chẳng màng trả lời, đúng là cái bọn bảo thủ, có phải lúc nào đưa trụ sở CS lên làm biểu tượng quốc gia cũng mang hàm ý độc tài toàn trị đâu.
ơn cảng ơn h2o đã bế thằng này đi đảo rồi
uzSBw9p.png
 

Thread statistics

Created
manoao,
Last reply from
Wibu Heavy Industries,
Replies
20
Views
1,732
Back
Top