Giải pháp nào cho công nhân mất việc, giảm việc, phải nghỉ Tết sớm?

Chu Phàm

Member
Theo Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bên cạnh bị chấm dứt hợp đồng, nhiều công nhân, lao động phải nghỉ việc luân phiên, giãn việc. Không ít doanh nghiệp dự kiến cho người lao động nghỉ Tết sớm và dài hơn mọi năm để chờ đơn hàng mới.
Giải pháp nào cho công nhân mất việc, giảm việc, phải nghỉ Tết sớm?
Công nhân Công ty TNHH Pousung Việt Nam tham gia nhổ cỏ, vệ sinh nhà xưởng trong thời gian tạm nghỉ gần 2 tháng do thiếu việc làm. Ảnh: Hà Anh Chiến
Người lao động lao đao
Chia sẻ với PV Báo Lao Động, chị Dương Trúc Ly (38 tuổi) cho biết đã rời quê Cà Mau lên TP. Hồ Chí Minh được hơn 9 năm. Chừng ấy thời gian, chị Ly làm việc gắn bó với Công ty TNHH Tỷ Hùng.
Mức lương của chị Ly được hơn 7 triệu đồng/tháng, thêm thu nhập từ công việc thợ hồ của chồng chị, mỗi tháng anh chị tằn tiện gửi một khoản tiền nhất định về quê nhờ ông bà chăm nom hai con nhỏ.
Khi Công ty TNHH Tỷ Hùng phải chấm dứt hợp đồng lao động vì không có đơn hàng, nỗi lo của chị Ly càng tăng lên vì không biết tới đây sẽ làm gì để xoay xở tiền bạc gửi về quê nuôi con.
Chị cũng dò hỏi ở một số công ty ở gần Công ty TNHH Tỷ Hùng nhưng không đâu nhận tuyển công nhân vì đã gần Tết. Chị Ly ngậm ngùi: “Năm ngoái dịch bệnh phải nghỉ mấy tháng đã tưởng là khổ. Bây giờ đột nhiên lại mất việc, công nhân chúng tôi hụt hẫng lắm. Bây giờ ai mướn gì tôi cũng làm, vì không làm thì lấy đâu ra tiền sinh sống và nuôi con ăn học".
Chị Ly là một trong số 3.000 người lao động ở của TP. Hồ Chí Minh nghỉ việc do doanh nghiệp thiếu đơn hàng. Theo báo cáo của địa phương này, đã có 26 doanh nghiệp ra thông báo cho người lao động nghỉ việc. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp phải giảm giờ làm. Trong tháng 10, TP. Hồ Chí Minh đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho hơn 11.000 người.
Huấn luyện kỹ năng cho người lao động có nguy cơ sắp mất việc làm. Ảnh: Lâm Điền
Huấn luyện kỹ năng cho người lao động có nguy cơ sắp mất việc làm. Ảnh: Lâm Điền
Không chỉ có TP. Hồ Chí Minh, báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, cho thấy đa số các doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 300 lao động vẫn ổn định, không có tình trạng cắt giảm lao động.
Tại một số doanh nghiệp lớn trong các ngành gỗ, dệt may, da giày có tình trạng giảm đơn hàng và hàng hóa không xuất đi được, không tổ chức tăng ca, giảm cả ngày làm việc thứ Bảy hoặc hoạt động cầm chừng. Theo đó, thu nhập của lao động cũng bị giảm đi, nhiều lao động tự xin nghỉ việc vì không đủ tiền trang trải cuộc sống. Một số doanh nghiệp khác lại bắt buộc phải cắt giảm lao động lên đến 30%.
Nhiều doanh nghiệp sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động hết hạn hợp đồng, vì đơn hàng cho năm 2023 doanh nghiệp vẫn còn bỏ ngỏ.
5 tháng qua, tỉnh Bình Dương cũng có khoảng 30.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng. Một số doanh nghiệp thực hiện cắt giảm lao động với số lượng lớn là các doanh nghiệp thuộc ngành gỗ như Công ty TNHH gỗ Lee Fu, Công ty TNHH Timber...
Giải pháp nào bình ổn thị trường lao động
Để ngăn ngừa thất nghiệp, phục hồi thị trường lao động, Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) yêu cầu rà soát, tổ chức nắm bắt về tình hình nhu cầu tuyển dụng, tình hình cắt giảm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để có phương án tổ chức kết nối cung – cầu lao động.
Tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ưu tiên các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, hỗ trợ người lao động khi tham gia giao dịch việc làm...
Tăng cường kết nối việc làm cho người lao động qua các phiên giao dịch việc làm. Ảnh Anh Thư
Tăng cường kết nối việc làm cho người lao động qua các phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Anh Thư
https://laodong.vn/cong-doan/giai-p...-viec-giam-viec-phai-nghi-tet-som-1121590.ldo
 
Kìa, không có tiền thì in ra, tư bản mới lạm phát chứ ta chuyên chính vô sản lạm phát cái loz.
 
Công nhân thì vẫn còn đất ở quê. Giờ triển khai thêm vùng sản xuất công nghệ lõi giúp công nhân là chẳng mấy chốc thành đại gia.
 
Back
Top