kiến thức Giao Dịch Bitcoin Hoạt Động Thế Nào?

minhtu92

Junior Member
Bạn có từng thắc mắc về những thuật toán đằng sau một giao dịch bitcoin? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu sâu hơn về quy trình này!

Giao Dịch Bitcoin Hoạt Động Thế Nào?​

Như chúng ta đã biết, bitcoin được Satoshi Nakamoto sáng lập ra như một “hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng“. Tính tới thời điểm hiện tại, công nghệ này đã tồn tại hơn một thập kỷ, rất nhiều nền tảng và các sàn giao dịch đã đơn giản hóa quy trình và xử lý tất cả các vấn đề về kỹ thuật để chúng ta có thể tự do tận hưởng việc mua bán và chi tiêu BTC. Nhưng bạn có thực sự hiểu điều gì diễn ra trong một giao dịch bitcoin không?

Hãy cùng Blog Đầu Tư tìm hiểu nhé các bạn.

Quy trình trong mỗi giao dịch Bitcoin​

Mỗi giao dịch đều bao gồm ba phần chính: đầu vào, lượng tiền và đầu ra.

Hãy giả sử rằng Michael đang cố gắng gửi BTC cho Jim. Đầu vào có nghĩa là địa chỉ BTC của người gửi và hồ sơ về nơi đã lưu trữ đồng tiền chuẩn bị giao dịch. Trong trường hợp này, đầu vào là địa chỉ ví của Michael và hồ sơ về số tiền trong đó. Lượng tiền đề cập tới số BTC mà Michael muốn gửi. Và cuối cùng, đầu ra là địa chỉ ví sẽ nhận BTC của Jim.

Công nghệ BlockchainCông nghệ Blockchain. Nguồn ảnh: MIT Technology Review

Nói một cách đơn giản, nếu Michael muốn gửi BTC cho Jim, anh ấy sẽ phải thể hiện rõ ý định và mong muốn chuyển tiền của mình, sau đó mạng lưới sẽ xác minh giao dịch. Trước tiên, mạng lưới sẽ xác minh để chắc rằng Michael có đủ BTC để gửi, sau đó kiểm tra liệu anh ấy đã gửi khoản tiền này cho ai trước đó chưa. Sau khi mạng lưới xác nhận, giao dịch sẽ được gom lại thành một khối cùng với các giao dịch khác và nhập vào chuỗi khối. Sau khi được thêm vào chuỗi khối, giao dịch sẽ không thể bị xâm nhập và đảo ngược bởi không thể thực hiện lại các giao dịch trên những khối kế tiếp.

Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Bitcoin​

Một điểm thú vị về các giao dịch bitcoin đó là mặc dù BTC được gửi tới ví bitcoin, những “ví” này không thực sự lưu trữ BTC. Thay vào đó, chúng chứa các địa chỉ bitcoin, tức là hồ sơ về tất cả các giao dịch của bạn. Những địa chỉ bitcoin có dạng giống như một chuỗi 34 ký tự, bao gồm cả chữ cái và chữ số, còn được biết tới là khóa công khai. Đây là địa chỉ bạn sẽ chia sẻ khi muốn nhận BTC từ một ai đó. Tương ứng với mỗi khóa công khai là khóa riêng tư, là một chuỗi gồm 64 số và chữ cái mà bạn có thể sử dụng để “ký” các giao dịch.

Hãy coi khóa công khai của bạn là một địa chỉ email và khóa riêng tư là mật khẩu. Bạn có thể chia sẻ địa chỉ email bởi đó là cách để ai đó gửi email cho bạn, tuy nhiên, bạn không thể chia sẻ mật khẩu bởi họ sẽ có thể đọc tất cả email trong đó. Các khóa riêng tư và công khai về căn bản là giống nhau, tuy nhiên không giống như email, chúng là chìa khóa để truy cập vào BTC của bạn.

Hãy quay trở lại với ví dụ của Michael và Jim. Sau khi điền tất cả các thông tin giao dịch (lượng tiền và địa chỉ ví của Jim), Michael sẽ nhập khóa công khai vào phần mềm Bitcoin để “ký” giao dịch nhằm cho phép gửi tiền. Ở bước này, giao dịch sẽ chờ sự xác nhận của mạng lưới. Mạng lưới sau đó sẽ kiểm tra độ trùng khớp của chữ ký (khóa riêng tư) và khóa công khai tương ứng. Nếu trùng khớp, thợ đào sẽ tiến hành xác minh giao dịch. Sau khi giao dịch của Michael và Jim nhận được ba lượt xác nhận, dữ liệu sẽ được bổ sung vào chuỗi khối và Jim sẽ có thể sử dụng BTC mới nhận được bất cứ khi nào anh ấy muốn. Để trả công cho việc xác nhận giao dịch, thợ đào được thưởng một khoản BTC cho mỗi khối họ tham gia xử lý. Với những công nghệ này, bạn có thể coi địa chỉ bitcoin như một két sắt an toàn, tất cả mọi người đều có thể thấy những gì có trong két sắt nhưng chỉ riêng bạn mới có quyền truy cập.

Thời Gian để thực hiện giao dịch bitcoin?​

Tốc độ giao dịch bitcoin khác nhau và phụ thuộc vào một vài yếu tố. Điều quan trọng cần ghi nhớ là tất cả các giao dịch đều cần tới những lượt xác nhận của thợ đào trên chuỗi khối. Khi danh sách chờ quá dài thì giao dịch của bạn không phải lúc nào cũng được thực hiện ngay trên khối hiện tại. Thay vào đó, giao dịch được đưa vào danh sách chờ cho tới khi khối tiếp theo hình thành.

Giao dịch Bitcoin mất bao lâu?Thời gian xác nhận giao dịch Bitcoin.

Một yếu tố khác làm chậm thời gian xác nhận là kích cỡ của các khối Bitcoin. Mặc dù luôn có khả năng kích thước của khối tăng lên trong tương lai, giao thức Bitcoin hiện tại sẽ giới hạn khối ở dung lượng 1MB. Kích thước này giới hạn số lượng giao dịch trong mỗi khối ở một con số nhất định. Hệ quả là thời gian thực hiện các lượt xác nhận và toàn bộ mạng lưới Bitcoin có thể bị chậm lại.

Giao dịch nội bộ vs giao dịch bên ngoài​

Tốc độ giao dịch có thể khác nhau tùy thuộc vào loại giao dịch mà bạn đang thực hiện.

Ví dụ, nếu gửi BTC từ một ví trên các sàn giao dịch như Okex hay Paxful tới một ví của Okex hay Paxful khác (giao dịch nội bộ), giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu gửi BTC từ ví sàn giao dịch tới một ví bên ngoài (hoặc ngược lại), bạn cần đợi mạng lưới Bitcoin xác nhận giao dịch. Nếu gặp phải sự cố khi chuyển khoản ra bên ngoài, bạn luôn có thể kiểm tra trạng thái của giao dịch bitcoin để biết cần phải làm gì.

Phí giao dịch bitcoin​

Để trả công cho việc xác nhận giao dịch, thợ đào sẽ được thưởng phí giao dịch bitcoin. Những khoản phí này được tính toán theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nền tảng bạn đang sử dụng.

Những khoản phí này bao gồm phí cho thợ đào đi kèm với mỗi giao dịch và phí duy trì cơ sở hạ tầng cho ví điện tử của chúng tôi.

Không hề tốn bất cứ khoản phí nào cho năm lần gửi đầu tiên trong tháng đối với các giao dịch nội bộ. Sau năm giao dịch đầu tiên, bạn sẽ phải trả mức phí là 1,00$ hoặc 1% giá trị lượng tiền gửi trong giao dịch (tùy theo mức giá nào lớn hơn). Nếu không có đủ tiền trong ví để trả phí, bạn sẽ không thể gửi BTC ra ngoài.

Sẵn Sàng giao dịch Bitcoin​

Giờ đây với những kiến thức về cách giao dịch bitcoin hoạt động, bạn sẽ sẵn sàng để bắt đầu giao dịch với đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức cơ bản cần thiết.
 
Back
Top