Giáo dục Mỹ nát nhỉ, này thì tầng lớp tinh hoa

iswebviet

Senior Member
Bầy cừu xuất chúng

[Trạm Đọc] Ai chẳng muốn vào Harvard! Những ngày gần đây, người dân Việt Nam lại được dịp hân hoan khi một học sinh trường Ams được Harvard cho học bổng tới 7 tỷ đồng.
Trái với niềm hoan hỉ tột độ khi một nước thế giới thứ ba có người được lọt vào tháp ngà Harvard, William Deresiewicz, từng là giáo sư Anh Văn 10 năm trường đại học danh tiếng Yale, một người không xa lạ gì với các trường đại học tinh hoa và “bầy cừu xuất chúng” (Excellent Sheep), đã mang lại cho chúng ta một cái nhìn cận cảnh về “cuộc chạy đua điên rồ” đến các trường Top và những suy tư của ông về “một nền giáo dục đúng nghĩa” trong bài viết được Read Station chuyển ngữ này.
Những pháo đài học thuật này tuyển sinh một cách bí hiểm ra sao? Số phận của những “hồ sơ xuất chúng” nhất được định đoạt thế nào? (Bật mí, nếu bạn chỉ có 5 hoạt động ngoại khóa trên CV hoặc điểm tổng kết 8.5/10 thì khả năng bị loại của bạn là rất lớn.)
Và trái ngược với những gì chúng ta vẫn nghĩ về những sinh viên giỏi giang và hãnh tiến này, tác giả mô tả cuộc đời của họ cũng nhuốm màu bi thảm như mọi học sinh bình thường khác: học xong cũng chả biết “tiếng gọi” đời mình là đâu.
Cuốn sách đi kèm với bài viết này, Bầy cừu xuất chúng: Lật tẩy khoảng tối của nền giáo dục tinh hoa Mỹ (Excellent Sheep: The Miseducation of the American Elite and the Way to a Meaningful Life), không phải là một cuốn sách tầm thường. Từ khi ra mắt năm 2015, cuốn sách đã làm mưa, làm gió từ các văn phòng hiệu trưởng đại học, những nhà làm giáo dục trăn trở với sự chuyển mình của đại học trong thế kỉ 21, đến chính các học sinh sinh viên – những người trực tiếp trải qua cuộc chạy đua.



Hi vọng, với việc dịch bài viết này, dự án sẽ giúp bạn và bố mẹ của bạn có một các nhìn phản biện, bớt ảo tưởng hơn về các trường đại học tinh hoa ở Mỹ – nơi các học sinh và phụ huynh giàu có Việt Nam hiện nay đang tìm mọi giá để lao đầu vào.
Bài viết của WILLIAM DERESIEWICZ, trên tờ News Republic Đừng gửi con bạn đến Ivy League: Các đại học hàng đầu nước Mỹ đang biến con cái chúng ta thành zombie.
Vẫn nhớ mùa xuân năm 2008, tôi dành thời gian phần lớn trong ngày cho một công việc tại uỷ ban tuyển sinh Đại học Yale. Chúng tôi lúc đó, gồm ba cán bộ tuyển sinh, một thành viên ban chủ nghiệm, và tôi – đại diện khoa, đang xét duyệt hồ sơ từ khu vực phía đông bang Pennsylvania. Các thí sinh được chấm điểm từ 1 đến 4 dựa vào một chuỗi các số liệu và mật mã – điểm bài thi chuẩn hoá SAT, điểm trung bình năm (GPA), xếp hạng lớp học (class rank), một điểm số đánh giá thư giới thiệu (letter of recommendations), vài mật mã chú thích cho những trường hợp đặc biệt như con ông cháu cha (legacies), hay một học sinh có xuất thân/hoàn cảnh khác biệt (diversity cases).
Nhóm được điểm 1 là chắc chắn được nhận, điểm 3 và 4 thì chỉ có thể nhận trong điều kiện đặc biệt – chẳng hạn một vận động viên cấp quốc gia, hoặc một “DevA” (thí sinh thuộc loại ưu tiên nhất trong hạng mục “phát triển trường” (development case) – có nghĩa là con của một nhà tài trợ rất giàu có). Nhiệm vụ của chúng tôi là ra quyết định chọn ai giữa những học sinh được điểm 2. Những chiếc tô lớn đựng đồ ăn vặt được đặt quanh phòng để duy trì năng lượng cho ban tuyển sinh cả ngày.

.....
(còn nữa)

đọc tiếp : https://thaihabooks.com/harvard-u-nhung-con-zombie-xuat-chung/

Các thím nghĩ sao :nosebleed:
 
[Trạm Đọc] < Chỗ này dành cho 1 đám đọc self-help khoe tủ sách chưa đọc....

---

"Chúng ta xót thương cho số phận của tuổi thơ, thế mà chính số phận chúng ta mới cần xót thương. Những nỗi đau lớn nhất của chúng ta là do chúng ta mà ra". Vì đâu nên nỗi? Vì "người ta không hề hiểu biết tuổi thơ: dựa trên những ý tưởng sai lầm của ta về tuổi thơ thì càng đi càng lạc lối (....) Họ luôn tìm kiếm người lớn trong đứa trẻ mà không nghĩ về hiện trạng của đứa trẻ trước khi nó là người lớn". Nói cách khác, đó là nền giáo dục không hề "nhìn rõ chủ thể mà trên đó ta cần thao tác. Vậy xin các vị hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ hơn các học trò của mình". Và cũng vì không hiểu rõ "chủ thể" của giáo dục là người học nên người lớn tha hồ sử dụng phương pháp áp đặt: "thay vì giúp ta tìm ra các chứng minh, người ta đọc cho ta viết các chứng minh ấy, thay vì dạy ta lập luận, ông thầy lập luận hộ ta và chỉ rèn luyện trí nhớ của ta thôi". Trong khi đó, đúng ra "vấn đề không phải là dạy các môn khoa học, mà là đem lại cho người học hứng thú để yêu khoa học và đem lại phương pháp để học những môn đó, khi hứng thú này phát triển hơn lên."

https://tiki.vn/emile-hay-la-ve-giao-duc-p321261.html
 
Có cuốn “The Coddling of the American Mind” cũng nói về thất bại của giáo dục Mỹ, tuy nhiên chưa có thời gian để đọc..
 
[Trạm Đọc] < Chỗ này dành cho 1 đám đọc self-help khoe tủ sách chưa đọc....
mấy cuốn seo hép thấy khó đọc vcl, đọc tới trang sau quên mọe nó trang trước, nên k đọc trọn đc quyển nào, đọc tiểu thuyết cho nhàn đầu :byebye:
mà vào mấy group đọc sách trên fb thì 10 bài review có 8 9 bài thể loại này :beat_brick:
 
mấy cuốn seo hép thấy khó đọc vcl, đọc tới trang sau quên mọe nó trang trước, đọc tiểu thuyết cho nhàn đầu :byebye:
mà vào mấy group đọc sách trên fb thì 10 bài review có 8 9 bài thể loại này :beat_brick:

https://tiki.vn/phieu-buoc-cung-einstein-p363790.html

^ Cuốn này rèn luyện trí nhớ.

--

Về sau, trừ thể loại "văn học" ra, thì các sách kiến thức mình toàn đọc theo dạng từ khóa (nhớ "cái gì đó" nằm ở đâu) để tiện tra cứu thôi.

Riêng về sách gối đầu thì là:

51cQEdN9KuL._SX331_BO1,204,203,200_.jpg
 
làm gì có cái gì gọi là hoàn hảo, học thì tự thân tìm tòi sẽ mau phát triển hơn
T2xqeAI.gif
 
Tôi tình nguyện thử nghiệm nền giáo dục thối nát đó, tôi muốn vào Texas-Austin cùng Cuốc Trưởng
 
Trước giờ chứ có gì lạ. Nhưng bọn thiên tài cũng toàn bỏ học từ ivy league mà ra đấy. Nó chỉ là cái nền tảng nhưng cũng là nền tảng 'tốt nhất'. Bản thân phải tự nhận thấy cơ hội ở đâu.
 
mình có quen 1 vài thằng , suốt ngày ôm sách self help đọc và cuối cùng hành xử với người xung quanh như cái đầu uồi . Cái gì em cũng biết chỉ có biết điều thì ko.
 
Ít nhất nó cũng ra được mấy cuốn sách chê này chê nọ và trong đó có chê giáo dục, còn ở ta hoàn hảo quá không (ai) dám chê
Sách giáo khoa cải tiến liên tục, hai kỳ quan trọng là thi tốt nghiệp phổ thông, đại học thì liên tục đổi mới :p
 
Back
Top