Giáo, Thương và Kích khác nhau ở chỗ nào

Mr.Wick

Senior Member
Như tít ạ, e đang thắc mắc về sự khác nhau của từng loại vũ khí này, như e biết kích là cái giáo có cái lưỡi liềm 1 bên hoặc cả 2 bên, còn giáo và thương thì e ko biết sự khác nhau lắm. THêm nữa là hồi xưa việt nam mình có xài kích ko ta, nếu có thì có biến thể riêng ko hay đều học theo Trung Hoa :confused:
 
Như tít ạ, e đang thắc mắc về sự khác nhau của từng loại vũ khí này, như e biết kích là cái giáo có cái lưỡi liềm 1 bên hoặc cả 2 bên, còn giáo và thương thì e ko biết sự khác nhau lắm. THêm nữa là hồi xưa việt nam mình có xài kích ko ta, nếu có thì có biến thể riêng ko hay đều học theo Trung Hoa :confused:
theo như hiểu biết thì Giáo ra đời trước có cán cứng, còn thương ra đời sau có cán mềm dẻo hơn thường là cán gỗ
 
Giáo với thương gần như nhau, sát thương chủ yếu là từ đòn đâm, còn kích thì đặc trưng của nó là khóa chết, tước các vũ khí khác nhờ các ngạnh của mình. luyện thương,giáo thì dễ hơn luyện kích
 
theo mình biết thì có thể phân biệt như sau:
  • Giáo: tùy từng vùng mà có thiết kế khác nhau nhưng tựu trung là cán mềm, lưỡi ngắn, đầu có hình thoi, công dụng chính là vụt, đâm, xỉa.
  • Thương: cán cứng, đầu cũng có hình thoi nhưng thường là dài hơn đầu giáo, công dụng là đâm, phóng, ném.
  • Mác: tương tự thương, nhưng đầu sẽ dài hơn nhiều so với thương, ngoài đâm, phóng, ném, vì dài hơn thương nên có lưỡi có thể dùng để chém lia được.
  • Kích: nặng hơn thương rất nhiều, có ngạnh 2 bên hoặc 1 bên (thường là hình lưỡi liềm). Kích thì sử dụng để đâm, xỉa ít, chủ yếu là chém. Vì có ngạnh nên gây vướng vào binh khí đối phương có thể giật lại để tước binh khí.
Có thể có sai hoặc thiếu, ai biết thêm thì bổ sung, bàn luận cho vui.
 
Last edited:
theo mình biết thì có thể phân biệt như sau:
  • Giáo: tùy từng vùng mà có thiết kế khác nhau nhưng tựu trung là cán mềm, lưỡi ngắn, đầu có hình thoi, công dụng chính là vụt, đâm, xỉa.
  • Thương: cán cứng, đầu cũng có hình thoi nhưng thường là dài hơn đầu giáo, công dụng là đâm, phóng, ném.
  • Mác: tương tự thương, nhưng đầu sẽ dài hơn nhiều so với thương, ngoài đâm, phóng, ném, vì dài hơn thương nên có lưỡi có thể dùng để chém lia được.
  • Kích: nặng hơn thương rất nhiều, có ngạnh 2 bên hoặc 1 bên (thường là hình lưỡi liềm). Thương thì sử dụng để đâm, xỉa ít, chủ yếu là chém. Vì có ngạnh nên gây vướng vào binh khí đối phương có thể giật lại để tước binh khí.
Có thể có sai hoặc thiếu, ai biết thêm thì bổ sung, bàn luận cho vui.
Hình như giáo cứng, thương mới dẻo bác :big_smile:
Thương bị chặt mất đầu là trường côn, chặt ngắn nữa thì thành nhị khúc hay tam khúc :confident:
 
Như tít ạ, e đang thắc mắc về sự khác nhau của từng loại vũ khí này, như e biết kích là cái giáo có cái lưỡi liềm 1 bên hoặc cả 2 bên, còn giáo và thương thì e ko biết sự khác nhau lắm. THêm nữa là hồi xưa việt nam mình có xài kích ko ta, nếu có thì có biến thể riêng ko hay đều học theo Trung Hoa :confused:
Kích thời Xuân Thu, Tần, Hán mới dùng thôi
Đến thời Tống thấy nặng nề, phế vật quá nên dùng thương cho năng động
 
theo mình biết thì có thể phân biệt như sau:
  • Giáo: tùy từng vùng mà có thiết kế khác nhau nhưng tựu trung là cán mềm, lưỡi ngắn, đầu có hình thoi, công dụng chính là vụt, đâm, xỉa.
  • Thương: cán cứng, đầu cũng có hình thoi nhưng thường là dài hơn đầu giáo, công dụng là đâm, phóng, ném.
  • Mác: tương tự thương, nhưng đầu sẽ dài hơn nhiều so với thương, ngoài đâm, phóng, ném, vì dài hơn thương nên có lưỡi có thể dùng để chém lia được.
  • Kích: nặng hơn thương rất nhiều, có ngạnh 2 bên hoặc 1 bên (thường là hình lưỡi liềm). Thương thì sử dụng để đâm, xỉa ít, chủ yếu là chém. Vì có ngạnh nên gây vướng vào binh khí đối phương có thể giật lại để tước binh khí.
Có thể có sai hoặc thiếu, ai biết thêm thì bổ sung, bàn luận cho vui.
giáo xụt xỉa thì ko đúng lắm, bởi người ta có câu trứ danh: giáo đâm gươm chém. và đúng như ông kia nói là giáo cán cứng còn thương cán mềm, dẻo, thương đánh đòn ra rất ảo vì cái đầu thương nó cứ rung qua lại rất khó đoán trúng điểm nhớ cán dẻo
 
Hình như giáo cứng, thương mới dẻo bác :big_smile:
Thương bị chặt mất đầu là trường côn, chặt ngắn nữa thì thành nhị khúc hay tam khúc :confident:
Cũng hợp lý, vì tìm trên mạng "thương thuật" thì đúng là thấy toàn về loại cán dẻo.
Do mình chơi với mấy ông tập võ, nghe các ông thi thoảng bàn luận binh khí thì cũng biết sơ sơ.
 
giáo thương cấu tạo giống hệt nhau, nhưng khác cách sử dụng
  • giáo dùng khi lợi dụng tốc độ để đâm, vd bộ binh cầm giáo chờ kỵ binh địch lao tới, hoặc cầm giáo chạy thẳng lên đâm...
  • thương thường dùng bởi kỵ binh, có thể đâm chém xoay tròn
vì thế chỉ có thương pháp chứ ko có giáo pháp

  • mác là biến thể của giáo, có kèm thêm 1 cái móc để móc kỵ binh, trong thủy hử có anh Từ Ninh dùng mác rất kinh
  • kích là biến thể của thương, có kèm thêm 1 cái rìu để bổ + càn quét chém qua lại
 
mình cũng có tìm hiểu thì thấy
- Về bản chất thương và giáo giống nhau: Cán dài, có đầu nhọn dùng để đâm, chọc, vụt. Là một loại chúa tể chiến tranh thời binh khí lạnh, binh sĩ dùng rất nhiều, khả năng đánh hội đồng tốt nhất trong các loại binh khí, chế tạo lại rất rẻ và nhanh nên được ưa chuộng.
có thể có khác biệt do cách gọi, "Thương" là từ Hán Việt, còn "Giáo" thuần Việt (?), tôi cho rằng về bản chất thì nó là một.
- Kích: giống loại Triệu Vân cầm, có một đầu nhọn giống thương nhưng có thêm1 bên lưỡi liềm hoặc 2 bên
 
giáo xụt xỉa thì ko đúng lắm, bởi người ta có câu trứ danh: giáo đâm gươm chém. và đúng như ông kia nói là giáo cán cứng còn thương cán mềm, dẻo, thương đánh đòn ra rất ảo vì cái đầu thương nó cứ rung qua lại rất khó đoán trúng điểm nhớ cán dẻo
Vậy chắc mình nhầm giáo với thương.
còn hình thức đâm và xỉa khác nhau, mình vừa xem lại thấy các hình về thương đều có cái tua rua trên đầu, chính cái tua rua ấy cũng đánh 1 phần vào thị giác, làm cho đối phương dễ bị loạn. Cán mềm thì xỉa thuận hơn là đúng rồi. Cán cứng mới đâm đc.
 
Phóng lợn VN chắc xếp vào hạng giáo, nhìn thì phèn phèn vậy mà cầm trên tay thấy hiệu quả phết
Bị bắt nạt, nhóm học sinh xách dao phóng lợn đi trả thù | Báo Dân trí
 
Back
Top