thảo luận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? Bán hàng rong, vé số dạo có cần đăng ký kinh doanh không?

kyle26109409

Đã tốn tiền
Chào các bạn. Kinh doanh là hoạt động mang đến nhiều lợi ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật, nguy cơ bị xử phạt bởi các cơ quan quản lý nhà nước là rất cao. Trong bài viết này, Quốc Luật chia sẻ đến bạn chủ đề cơ bản nhất về quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến kinh doanh được khá nhiều người quan tâm, đó là:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
  • Vì sao doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
  • Việc kinh doanh không có giấy chứng nhận bị xử phạt như thế nào?

Quốc Luật cũng có thực hiện video Youtube cùng nói về chủ đề này:


Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể phân làm 2 loại chính:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho: Doanh nghiệp, tổ chức.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho: Hộ kinh doanh cá thể.

Ngoài ra, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh phải thực hiện các thủ tục xin cấp các giấy phép kinh doanh liên quan đến ngành nghề có điều kiện, ví dụ như:

  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm.
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
  • Giấy phép xuất nhập khẩu, đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám, đối với các cơ sở khám chữa bệnh.

Thông thường giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện các nội dung sau:

  • Mã số thuế, hay còn gọi là Mã số doanh nghiệp (đối với công ty).
  • Mã số đăng ký kinh doanh (đối với hộ kinh doanh).
  • Tên doanh nghiệp hoặc Tên hộ kinh doanh.
  • Vốn điều lệ.
  • Địa chỉ trụ sở và Người đại diện pháp luật.
  • Ngành nghề kinh doanh (đối với hộ kinh doanh).
  • Thông tin khác như Ngày đăng ký, nơi đăng ký....

Vì sao doanh nghiệp hay hộ kinh doanh, cá thể phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh như sản xuất, thương mại, dịch vụ... tại Việt Nam đều phải đăng ký kinh doanh, trừ một số trường hợp hoạt động kinh doanh có quy mô rất nhỏ như: Bán hàng rong, bán vé số dạo, đánh giày...

==> Như vậy, bán hàng rong hay vé số dạo thì không cần đăng ký kinh doanh nhé các bác.


Việc đăng ký kinh doanh giúp tổ chức và cá nhân có được những quyền lợi như:

Có tư cách pháp nhân được sự công nhận, bảo hộ của pháp luật Việt Nam.
Có thể xuất hóa đơn bán hàng, hóa đơn Giá Trị Gia Tăng một cách hợp pháp.
Đảm bảo thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế trong hoạt động kinh doanh (Tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép)

Việc kinh doanh không có giấy chứng nhận bị xử phạt như thế nào?

Theo Nghị Định số 122/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ thì:

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.(Điểm a khoản 4 Điều 46).
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định. (Điểm c khoản 1 Điều 62).

Trong các bài viết sắp tới, Quốc Luật sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.

Quốc Luật chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả!

Bạn nào có thắc mắc hay ý kiến đóng góp có thể để lại comment nhé!
 
Back
Top