thảo luận Giờ chia thừa kế đất đai mà chưa có sự đồng ý của các con thì kiện cá nhân hay kiện đâu để được xử lý nhanh các bác nhỉ?

Tình hình là bố em mất cũng sắp được 1 năm rồi, em đang tính hết dỗ đầu sẽ khởi kiện.
Gia đình em ông bà chia tay từ lúc bọn em còn nhỏ, 2 con ở với mẹ.
Sau khi bố em khuất núi thì các bác bên nội đặt âm mưu gạt 2 cháu ra ngoài để tranh dành đất đai.
Trước khi mất bố em cũng nói để đất cho 2 con nhưng không thành.
Giờ em phải kiện chỗ nào để được xử lý đúng nhỉ.
Bên kia có làm di chúc lúc bố em lẫn chắc có điểm chỉ vân tay nhưng không ai làm chứng.
Mong vozer vào thảo luận
 
Kiện tụng liên quan tới đất đai, chia thừa kế phức tạp lắm bác ạ, tốt nhất bác nên thuê luật sư tham gia để tư vấn, giải quyết tốt hơn.
Nếu bác muốn kiện luôn thì gửi đơn đến tòa án nhân dân huyện nơi có mảnh đất đó nhé.
 
Kiện tụng liên quan tới đất đai, chia thừa kế phức tạp lắm bác ạ, tốt nhất bác nên thuê luật sư tham gia để tư vấn, giải quyết tốt hơn.
Nếu bác muốn kiện luôn thì gửi đơn đến tòa án nhân dân huyện nơi có mảnh đất đó nhé.

OK fen. Chắc mình nên tìm 1 luật sư cho đỡ lằng nhằng

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 bằng vozFApp
 
Có di chúc => Làm theo di chúc
Không có di chúc => Hàng 1 hưởng thừa kế là bố mẹ ruột (ông bà nội nếu còn sống), con ruột, vợ
=> Trước khi khởi kiện thím cứ làm thủ tục kê khai di sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật. Bên công chứng sẽ niêm yết thông báo kê khai di sản thừa kế tại UBND trong vòng 30 ngày, nếu không có ai ý kiến => Ra sổ đứng tên tất cả những người được hưởng thừa kế
 
Tình hình là bố em mất cũng sắp được 1 năm rồi, em đang tính hết dỗ giỗ đầu sẽ khởi kiện xử lý vụ việc.
Gia đình em ông bà chia tay từ lúc bọn em còn nhỏ, 2 con ở với mẹ.
Sau khi bố em khuất núi thì các bác bên nội đặt âm mưu gạt 2 cháu ra ngoài để tranh dành giành đất đai.
Trước khi mất bố em cũng nói để đất cho 2 con nhưng không thành.
Giờ em phải kiện gửi đơn chỗ nào để được xử lý đúng nhỉ.
Bên kia có làm di chúc lúc bố em lẫn chắc có điểm chỉ vân tay nhưng không ai làm chứng.
Mong vozer vào thảo luận

Thớt theo ông @luatsutv01 là đúng nhé :boss:

Xem di chúc không phải xem từ nội dung di chúc ghi những gì, mà xem từ hình thức - xem có Hợp pháp không đã.
 
Tình hình là bố em mất cũng sắp được 1 năm rồi, em đang tính hết dỗ đầu sẽ khởi kiện.
Gia đình em ông bà chia tay từ lúc bọn em còn nhỏ, 2 con ở với mẹ.
Sau khi bố em khuất núi thì các bác bên nội đặt âm mưu gạt 2 cháu ra ngoài để tranh dành đất đai.
Trước khi mất bố em cũng nói để đất cho 2 con nhưng không thành.
Giờ em phải kiện chỗ nào để được xử lý đúng nhỉ.
Bên kia có làm di chúc lúc bố em lẫn chắc có điểm chỉ vân tay nhưng không ai làm chứng.
Mong vozer vào thảo luận
di chúc không có người làm chứng có viết tay không? điểm chỉ có kèm chữ ký không?
di chúc phải xem xét từ hình thức (có hiệu lực hay không, nếu không thì là vô hiệu toàn bộ) rồi mới xem xét nội dung (từng phần có thể vô hiệu)
Tranh chấp có bất động sản thì nơi thụ lý là cơ quan chuyên trách nơi có bất động sản.
 
Đồng nghiệp amc cũng là đồng môn luật à

Gửi từ Xiaomi MI 8 bằng vozFApp

Đồng zâm luôn ý chứ lị :sexy_girl::sexy_girl::sexy_girl:

1411183228-13.jpg
 
Theo pháp luật đất đai. Khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ yêu cầu xã phường hoà giải (tối đa 3 lần, mỗi lần hoà giải sẽ có biên bản kết luận). Sau 3 lần không hoà giải được thì UBND xã, phường, thị trấn sẽ hướng dẫn các bên làm thủ tục khởi kiện ra toàn án dân sự để giải quyết. Vì vậy, bạn muốn khởi kiện thì trước mắt là làm đơn giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND cấp xã nơi có mảnh đất đó trước. Chứ toà án có nhận đơn nó cũng sẽ hướng dẫn bạn về UBND xã để làm các bước trên trước
 
di chúc không có người làm chứng có viết tay không? điểm chỉ có kèm chữ ký không?
di chúc phải xem xét từ hình thức (có hiệu lực hay không, nếu không thì là vô hiệu toàn bộ) rồi mới xem xét nội dung (từng phần có thể vô hiệu)
Tranh chấp có bất động sản thì nơi thụ lý là cơ quan chuyên trách nơi có bất động sản.
chỉ có điểm chỉ thôi vì lúc đó bố em lẫn rồi, không ký được nữa.
 
Theo pháp luật đất đai. Khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ yêu cầu xã phường hoà giải (tối đa 3 lần, mỗi lần hoà giải sẽ có biên bản kết luận). Sau 3 lần không hoà giải được thì UBND xã, phường, thị trấn sẽ hướng dẫn các bên làm thủ tục khởi kiện ra toàn án dân sự để giải quyết. Vì vậy, bạn muốn khởi kiện thì trước mắt là làm đơn giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND cấp xã nơi có mảnh đất đó trước. Chứ toà án có nhận đơn nó cũng sẽ hướng dẫn bạn về UBND xã để làm các bước trên trước
cảm ơn bạn đã tư vấn, vấn đề này nhiều cái mình không biết quá, nếu thuê luật sư thì chi phí nó giao động khoảng nào bạn nhỉ:too_sad::too_sad::too_sad::too_sad:
 
cảm ơn bạn đã tư vấn, vấn đề này nhiều cái mình không biết quá, nếu thuê luật sư thì chi phí nó giao động khoảng nào bạn nhỉ:too_sad::too_sad::too_sad::too_sad:

Cái này mình chịu bạn ơi. Nhưng bọn ls nhiều đứa vặt kinh lắm :sexy_girl:

Đồng chí nói thế không được :sure:

Tôi không phải luật sư - tôi thề tôi hứa tôi đảm bảo. Nhưng nghề gì cũng có những mức giá rất vô cùng :ah:



Đồng chí muốn bác sĩ giỏi khám riêng nó khác, ông đi viện khám lượt phân ai người nấy khám nó khác là chuyện bình thường :angry:

Luật sư có luật sư this luật sư that. Thẻ hành nghề cứ đi học, học qua môn + xong + có xác nhận thực tập đủ thời gian là có Thẻ, chứ mje gì.
Học xong 2 trường - lúc thực tập chỉ bê nước là cũng là Luật sư, Luật sư va đủ loại đầu gấu đầu mèo ngày nào cũng bị dọa chém tới quen mùi cũng là Luật sư, Cán bộ ngành tư pháp có Thẻ Luật sư ra làm riêng/ngoài cũng là Luật sư (Thậm chí, nhiều Đồng chí cấp Lãnh đạo luôn) :misdoubt:



Cùng bị bệnh, có bệnh nặng bệnh nhẹ. Cùng là án, có hồ sơ phức tạp hồ sơ không. :sure:

Cùng là sốt, có sốt do virus, sốt do viêm, ung thư cũng sốt xình xịch được.
Cùng là chia đất cát, có 4816546932183456234587789945678567982374651234590658 cái tình huống xảy ra thôi ý mà... :ah:



Mặc dù tất cả những điều trên...
... Thực ra "giá thị trường", "ở mức cơ bản", "chưa bao gồm phụ phí và các chi phí phát sinh" thì giao động khoảng 10 - 50 triệu gì đó nhé :sexy_girl:
 
lúc di chúc không có mặt 2 anh em mình thì có được coi là không hợp pháp không nhỉ.

chỉ có điểm chỉ thôi vì lúc đó bố em lẫn rồi, không ký được nữa.

Khuyên thím, chân thành, trên góc độ rất đồng cảm với hoàn cảnh của Thím:
OUT *** ** ** MẠNG ĐI THÍM Ạ :ah:

1. Chuẩn bị một bản tường trình.

Tường trình là mje gì, là kể lại sự việc, hết => Kể lại sự việc, viết ra giấy, viết càng chi tiết càng tốt, viết không cần văn hoa, viết đầy đủ, nghĩ ra gì viết hết vào, không cần gọt sửa cho hay.
Vụ việc thì dựa vào tình tiết. Tình tiết nào quan trọng - tình tiết nào không, tình tiết nào ảnh hưởng tới hồ sơ - tình tiết nào không,... thì những người làm luật, giải quyết hồ sơ sẽ nắm được. Còn không hiểu về luật, đôi khi chủ quan, có thể gây thiếu sót tình tiết.

2. Chuẩn bị một bộ hồ sơ.
Hồ sơ cần chuẩn bị, là tất cmn cả những gì liên quan tới sự việc: Chứng minh quan hệ với người mất (Khai sinh, Hộ khẩu,...), liên quan tới nhà/đất (Sổ đỏ, Sổ hồng, các giấy tờ thuế đất cát,...), liên quan tới bệnh tật của bác trai (Chứng minh bác không đủ minh mẫn) (Bệnh án, phiếu nằm viện, các giấy tờ xét nghiệm, các loại thuốc sử dụng,...),... Tất - cả.
Cũng như ý trên, cái nào dùng được - cái nào không, cái nào quan trọng - cái nào không, để những người làm luật họ tự lựa, việc của thím là cung cấp đầy - đủ.
Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ: là dựa vào bản tường trình ở trên thím viết ý. Thím tưởng tượng cho dễ: Cái thím cung cấp là nhằm mục đích chứng minh những gì thím viết ra => thím viết ra chi tiết gì, thì nghĩ xem thím có cái gì để chứng minh những gì thím viết.

3. Hoàn thiện hồ sơ
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thím sẽ phát hiện ra một số cái thìm chưa có gì để chứng minh.
Lúc này thím cần hoàn thiện: Đi thu thập, Làm đơn lên cơ quan có thẩm quyền, Xin xác nhận cơ quan có thẩm quyền, Làm giấy viết tay lấy ý kiến (họ hàng, hàng xóm, người làm chứng, người liên quan...), Nhờ xác nhận sự việc/sự kiện từ các Tổ chức chính trị xã hội khu vực (Tổ dân phố, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc khu vực,...),...

Rồi, xong, tất cả các thứ đó, sương sương vậy,
Thì thím... mang đi mà xin Tư vấn :sexy_girl:


Tư vấn chuẩn là phải sơ sơ như thế. Vì ở đây thím hỏi tư vấn nguyên 1 vụ việc cụ thể.
Còn theo kiểu: Hỏi A => Thì B, thì chỉ giành cho giải đáp kiến thức pháp luật là chính thôi.
Kiểu, mang tính phổ biến, tuyên truyền về mặt kiến thức của vấn đề liên quan tới câu hỏi.
Còn một vụ việc thì rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hồ sơ. Không có "nếu" - "thì" được. Phải "án tại hồ sơ".
Thậm chí thím mang ra, các bên tư vấn yêu cầu/đề nghị Thím bổ sung, cung cấp thêm,... là chuyện bình - thường.

Nó như kiểu thím lên mạng hỏi: Em bị đau lưng thì phải như nào ý mà... :waaaht:
Thím nghe ai cũng được. Nhưng nếu bác sĩ chuẩn, thì phải lôi thím ra làm một đống xét nghiệm, dựa vào xét nghiệm mới biết thím bị làm sao. Biết thím bị làm sao mới đưa ra phác đồ điều trị. :sure:
Đau lưng có nhiều bệnh, mỗi bệnh lại có nhiều tình trạng/biến thể/giai đoạn/..., ... :angry:
Thím thích thì lên mạng hỏi onl, có ông phán: "Đau lưng do * nhiều, kiêng gái đi sẽ khỏi". Nghe xong làm theo, khỏi thì khen hay, không khỏi thì kệ ** * luôn chứ gì. :ah:
Hiểu nôm na vậy cho dễ.
 
Đồng chí nói thế không được :sure:

Tôi không phải luật sư - tôi thề tôi hứa tôi đảm bảo. Nhưng nghề gì cũng có những mức giá rất vô cùng :ah:



Đồng chí muốn bác sĩ giỏi khám riêng nó khác, ông đi viện khám lượt phân ai người nấy khám nó khác là chuyện bình thường :angry:

Luật sư có luật sư this luật sư that. Thẻ hành nghề cứ đi học, học qua môn + xong + có xác nhận thực tập đủ thời gian là có Thẻ, chứ mje gì.
Học xong 2 trường - lúc thực tập chỉ bê nước là cũng là Luật sư, Luật sư va đủ loại đầu gấu đầu mèo ngày nào cũng bị dọa chém tới quen mùi cũng là Luật sư, Cán bộ ngành tư pháp có Thẻ Luật sư ra làm riêng/ngoài cũng là Luật sư (Thậm chí, nhiều Đồng chí cấp Lãnh đạo luôn) :misdoubt:



Cùng bị bệnh, có bệnh nặng bệnh nhẹ. Cùng là án, có hồ sơ phức tạp hồ sơ không. :sure:

Cùng là sốt, có sốt do virus, sốt do viêm, ung thư cũng sốt xình xịch được.
Cùng là chia đất cát, có 4816546932183456234587789945678567982374651234590658 cái tình huống xảy ra thôi ý mà... :ah:



Mặc dù tất cả những điều trên...
... Thực ra "giá thị trường", "ở mức cơ bản", "chưa bao gồm phụ phí và các chi phí phát sinh" thì giao động khoảng 10 - 50 triệu gì đó nhé :sexy_girl:
Có đứa nó đòi cưa đôi giá trị bản án đấy, nếu như thắng lợi thuộc về nguyên đơn :sexy_girl:
 
Có đứa nó đòi cưa đôi giá trị bản án đấy, nếu như thắng lợi thuộc về nguyên đơn :sexy_girl:

50-50 mà được việc là ít Fen ạ. :sexy_girl:
Nhiều vụ việc còn phát sinh + kéo dài chán :beauty:



Án phí nhà nước thu, còn quy định rõ: thu theo % giá trị tài sản tranh chấp. Chưa cần biết ai đúng ai sai, tạm ứng trước đã nhé... :angry:

Mấy cái vụ việc nhà đất, theo án chán chê, ra bản án, vẫn chống đối. Thêm cái "Cưỡng chế thi hành án" thì đội chi phí cũng tương đối... :misdoubt:
Yên tâm, tiền phải chi còn phát sinh nhiều.
Còn mất nhiều, mà mất tươi luôn, đúng quy định luôn, chứ không phải Thắng rồi mới chia như Luật sư Fen bảo đâu :sexy_girl:



Cái tầm đã dính vào Pháp luật, nhiều khi nó cũng như bị bệnh bị ốm ý mà. :sure:
Mất tiền mà giải quyết được việc - là còn may :ah:

Ốm nhẹ thì có khi để cũng tự khỏi. Ốm nặng thì bán cả nhà đi tìm thầy giỏi nhất chữa, mà chữa chưa chắc khỏi.

Vụ việc rõ ràng, thiệt hại rõ ràng, tình tiết không có nhiều, nhân chứng vật chứng rõ ràng, căn cứ pháp luật rõ ràng,.., Hồ sơ đơn giản thì phút mốt ba mươi giây, có khi chả cần thuê ai.

Vụ việc phức tạp, bán hết tài sản mà theo kiện vài chục năm còn có.
50-50 ăn đã thua gì :beauty:



Nên tất cả khó hay dễ, tốn nhiều hay tốn ít, phức tạp hay không phức tạp,
Đều phụ thuộc vào Hồ sơ,
Mới khuyên Thím thớt: hỏi tư vấn ít thôi... đi gom Hồ sơ đi đã... :ah:



Có Hồ sơ rồi, còn 1 chặng đường rất dài, mới đến đoạn thuê Luật sư + mất bao nhiêu cho Luật sư, chi phí cho Luật sư như nào - Như cái Fen đang nói tới.

Kiểu, như đánh trận ý mà,
Đến lúc cầm Hồ sơ ngồi phân tích, cảm thấy Chắc Thắng + Chịu Được Nhiệt (thời gian + tiền bạc + áp lực + ...), Thì Hãy Chiến. Chứ mông lung, thậm chí lúc được phân tích thấy mình sai lòi sai lè ra, chả ai đi đâm đơn làm gì cả.
Chưa kể mấy vấn đề ngoài luồng bên Luật hay gặp: Chồng bảo Chiến được - Vợ thì lồng lên, rồi thì dọa nhau - không rút đơn thì ăn đòn (Đến Luật sư còn bị đánh tại tòa cho chấn thương sọ não + gãy 2 răng - vụ Võ Thị Tiết năm 2016),... rất nhiều thứ ảnh hưởng, nên kể cả đâm rồi còn rút là chuyện cực kì bình thường.
Quyết không làm, hay Quyết rồi xong rút, chả Luật sư bên nào thu 50-50 đâu.

Đến lúc Quyết rồi, thì mới đi chọn mặt mà gửi vàng,

Thời đại 4.0, 2021 rồi, khảo giá trên Google phút mốt ba mươi giây.
Luật sư có Luật sư Tư vấn, Luật sư Tranh tụng,...
Đi tư vấn để nghe, vừa hiểu thêm về vụ việc, hiểu thêm kiến thức pháp luật, vừa xem ai hợp làm việc với mình, vừa xem chi phí các bên như nào.

Tư vấn Tổng đài miễn phí đầy ra, Tư vấn thu phí giá thị trường cũng chỉ 300-500k/giờ tư vấn thôi.
Thậm chí nhiều văn phòng tử tế, khách vào nói sơ qua vụ việc, nói sương sương chung chung, không đi sâu, chưa làm việc vào tới Hồ sơ, còn không thu tiền, rót nước mời khách đàng hoàng.
Không Luật sư nào lấy phí Tư vấn 50-50 đâu.

Nên mất tiền hay như nào, mất bao nhiêu,...
Vừa phụ thuộc Hồ sơ của người ta - cái Fen và Tôi không nắm rõ,
Vừa là quyết định của người ta - cái Fen và Tôi nên tôn trọng.
Nên Tôi thấy Fen không gọi đấy là "Vặt" được.




Đang đêm tôi rảnh nên nói hơi dài,
Đây là 1 bé khoai tây cho các Fen...

sorry.jpg
 
Back
Top