Giới thiệu chuẩn tiếng Anh quốc tế cho trẻ mầm non, TP.HCM muốn có thế hệ 2 ngôn ngữ đầu tiên

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/gioi-thieu-chuan...-he-2-ngon-ngu-dau-tien-20230323160459648.htm

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa ký kết thỏa thuận ghi nhớ, hợp tác với Pearson Education, EMG Education nhằm giúp trẻ mầm non TP.HCM tiếp cận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, chứ không chỉ như một ngoại ngữ.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Pearson Education, EMG Education trong lễ ký kết sáng 23-3 - Ảnh: MỸ DUNG.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Pearson Education, EMG Education trong lễ ký kết sáng 23-3 - Ảnh: MỸ DUNG.

Sáng 23-3, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức hội thảo "Làm quen Tiếng Anh bậc mầm non theo chuẩn quốc tế, và ứng dụng công nghệ trong khảo sát năng lực ngoại ngữ" với sự tham gia của đông đảo chuyên gia giáo dục, công nghệ thông tin, nhà giáo.

Nhu cầu cao về tiếng Anh chuẩn

Tại đây, theo báo cáo của Phòng Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP.HCM rất quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh cũng như lựa chọn đơn vị phối hợp để tổ chức tốt việc giáo dục tiếng Anh cho trẻ ở lứa tuổi này.

Tính đến nay, trong tổng số 1.305 trường mầm non trên địa bàn, TP.HCM có đến 1.240 trường tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh, đạt tỉ lệ 95%. Trong đó, hệ công lập có 423 trường, chiếm tỉ lệ 34,1%; ngoài công lập có 817 trường, chiếm tỉ lệ 65,9%.

Bà Lương Thị Hồng Điệp, trưởng Phòng giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhấn mạnh rằng việc cho trẻ làm quen tiếng Anh ngày càng trở thành nhu cầu cần thiết và nhận được sự đồng thuận cao từ cha mẹ và người chăm sóc trẻ.

Tham dự hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà giáo dục thuộc hệ thống các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM cho biết họ luôn mong muốn trẻ mầm non đạt được những tiến bộ trong việc làm quen với tiếng Anh ở bậc học này. Nhất là việc cho trẻ mầm non một cơ sở vững chắc với tiếng Anh chuẩn quốc tế.

Trẻ vui chơi trong một trường mầm non - Ảnh: MỸ DUNG

Trẻ vui chơi trong một trường mầm non - Ảnh: MỸ DUNG

Cô Mai Yến Hằng, hiệu trưởng Trường mầm non Thành phố, cho biết trẻ từ 3 tuổi tại trường đã bắt đầu làm quen với tiếng Anh. Trường có kế hoạch phối hợp với các đơn vị để trẻ làm quen với tiếng Anh với mong muốn trẻ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng tới chuẩn quốc tế trong tương lai.

Cô Huỳnh Thị Bích Phượng - phó hiệu trưởng Trường mầm non Mai Vàng (Quận Gò Vấp) - cho biết trong bối cảnh và nhu cầu của cha mẹ học sinh, việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh đã trở thành nhu cầu bức thiết.

Vì thế, việc có chuẩn tiếng Anh quốc tế ở bậc mầm non không chỉ đáp ứng được nhu cầu cho con học tiếng Anh của các bậc phụ huynh. "Có sự đánh giá chung và khung năng lực thì chương trình làm quen tiếng Anh ở bậc mầm non sẽ giúp học sinh lên tiểu học sẽ học hiệu quả hơn" - cô Phượng nói.

Tại hội thảo, ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết theo các nghiên cứu được công bố trên thế giới vào năm 2014, việc cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ còn gặp nhiều băn khoăn từ phụ huynh.

"Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc cho trẻ mầm non làm quen ngoại ngữ từ nhỏ là quan điểm đúng đắn bởi kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ được phát triển trong giai đoạn này sẽ tạo nền tảng kỹ năng vững chắc giúp việc học ngôn ngữ hiệu quả hơn trong tương lai", ông Nam thông tin.

Đưa công nghệ thông tin vào đánh giá năng lực ngoại ngữ

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết ngành giáo dục TP.HCM làm mọi việc với mong muốn "trẻ mầm non TP.HCM được tiếp cận được nền tảng ngôn ngữ tốt nhất. Biến thế hệ mầm non này sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, chứ không phải là ngoại ngữ nữa. Đó là mong muốn của TP cũng như mong muốn của ngành giáo dục TP".

Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tâm đắc với việc ứng dụng công nghệ khảo sát năng lực trẻ mầm non.

"Sở đã làm việc với Tập đoàn Pearson, EMG để thực hiện ứng dụng công nghệ trong khảo sát năng lực ngoại ngữ học sinh. Việc khảo sát có thể tổ chức thường xuyên, định kỳ để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong đó, nội dung khảo sát không đặt nặng mục tiêu trẻ 3 tuổi phải đạt những kiến thức, kỹ năng gì, 4 tuổi phát triển ra sao mà quan trọng là uốn nắn kịp thời cho con trẻ để có phương pháp giảng dạy phù hợp" - ông Hiếu nhấn mạnh.

Cũng trong hội thảo sáng nay 23-3, TP.HCM đã bắt đầu thực hiện với việc Ký kết Thỏa thuận Ghi nhớ Hợp tác ba bên giữa Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, EMG Education và Pearson Education nhằm hiện thực hóa việc đưa công nghệ thông tin vào khảo sát năng lực ngoại ngữ của học sinh.

Pearson và EMG Education tiếp tục triển khai các khung đánh giá năng lực tiếng Anh trên nền tảng số của Pearson, bao gồm chứng chỉ Pearson English International Certificate (PEIC) phiên bản thi trực tuyến trên máy tính. Ngoài ra, Pearson sẽ hợp tác nghiên cứu và tư vấn về các phương pháp chuyển đổi số trong giáo dục nhằm hỗ trợ Sở GD-ĐT HCM thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số một cách hiệu quả và triệt để.

Ông Christopher Cuddihy, giám đốc toàn cầu phụ trách Quan hệ Chính phủ và Hợp tác Quốc tế của Pearson - Ảnh: MỸ DUNG

Ông Christopher Cuddihy, giám đốc toàn cầu phụ trách Quan hệ Chính phủ và Hợp tác Quốc tế của Pearson - Ảnh: MỸ DUNG

Đối với Chuẩn năng lực Tiếng Anh quốc tế cho trẻ mầm non, Pearson giới thiệu phương pháp khảo sát đánh giá năng lực Tiếng Anh mang tính trực quan cao và phù hợp với lứa tuổi mầm non dựa trên thang đo quốc tế GSE Pre-Primary (Global Scale of English Pre-Primary). Điều này sẽ giúp các em tiếp cận với chuẩn Tiếng Anh của bạn bè cùng trang lứa trên toàn thế giới.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Christopher Cuddihy, Giám đốc Toàn cầu phụ trách Quan hệ Chính phủ và Hợp tác Quốc tế của Pearson cho biết: "Chúng tôi tự hào giới thiệu về chương trình làm quen và khảo sát năng lực Tiếng Anh ở bậc mầm non của Pearson cũng như rất vinh dự được chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ trong kiểm tra đánh giá, góp phần vào công tác chuyển đổi số của giáo dục thành phố."

...
 
kinh thật, giờ thế hệ trẻ nhiều cơ hội hơn nhưng đúng là cũng cạnh tranh hơn
thời tôi tiêu chuẩn vàng là anh văn bằng A,B,C vi tính bằng B là đủ hành trang, bây giờ kiểu biết tiếng anh, nói tiếng anh là chuyện đương nhiên, kg biết là mù chữ rồi, giờ chắc có khi phải biết 1 ngoại ngữ nữa, vi tính chắc sắp tới phổ cập Python, SQL đồ. Thời toàn cầu hóa, con các anh chị ra đời kg còn cạnh tranh với thằng tèo thằng tí nữa mà là thằng Pajeet bỏ mẹ nào remote bên ấn, thằng peter con mary bỏ mẹ nào bên kia đại dương
hồi xưa IELTS 7.0 là hàng hiếm chầm chồ, giờ 8.0 nhiều như lợn con, vậy giờ giờ mua dc căn nhà miếng đất khó hơn xưa, chả biết là thế hệ trẻ giờ đi lên hay đi xuống so với hồi xưa nữa
 
kinh thật, giờ thế hệ trẻ nhiều cơ hội hơn nhưng đúng là cũng cạnh tranh hơn
thời tôi tiêu chuẩn vàng là anh văn bằng A,B,C vi tính bằng B là đủ hành trang, bây giờ kiểu biết tiếng anh, nói tiếng anh là chuyện đương nhiên, kg biết là mù chữ rồi, giờ chắc có khi phải biết 1 ngoại ngữ nữa, vi tính chắc sắp tới phổ cập Python, SQL đồ. Thời toàn cầu hóa, con các anh chị ra đời kg còn cạnh tranh với thằng tèo thằng tí nữa mà là thằng Pajeet bỏ mẹ nào remote bên ấn, thằng peter con mary bỏ mẹ nào bên kia đại dương
hồi xưa IELTS 7.0 là hàng hiếm chầm chồ, giờ 8.0 nhiều như lợn con, vậy giờ giờ mua dc căn nhà miếng đất khó hơn xưa, chả biết là thế hệ trẻ giờ đi lên hay đi xuống so với hồi xưa nữa
SQL chắc sẽ là phổ cập trước, còn Python hay gì đó thì chắc sẽ tuỳ tình hình.
 
kinh thật, giờ thế hệ trẻ nhiều cơ hội hơn nhưng đúng là cũng cạnh tranh hơn
thời tôi tiêu chuẩn vàng là anh văn bằng A,B,C vi tính bằng B là đủ hành trang, bây giờ kiểu biết tiếng anh, nói tiếng anh là chuyện đương nhiên, kg biết là mù chữ rồi, giờ chắc có khi phải biết 1 ngoại ngữ nữa, vi tính chắc sắp tới phổ cập Python, SQL đồ. Thời toàn cầu hóa, con các anh chị ra đời kg còn cạnh tranh với thằng tèo thằng tí nữa mà là thằng Pajeet bỏ mẹ nào remote bên ấn, thằng peter con mary bỏ mẹ nào bên kia đại dương
hồi xưa IELTS 7.0 là hàng hiếm chầm chồ, giờ 8.0 nhiều như lợn con, vậy giờ giờ mua dc căn nhà miếng đất khó hơn xưa, chả biết là thế hệ trẻ giờ đi lên hay đi xuống so với hồi xưa nữa
Tôi thây bình thường xưa biết chữ là tuyển . rồi 9/12, 12/12. Đại học. Bằng cấp này nọ
 
Từng làm trợ giảng cho SGA, tụi mẫu giáo mà nói tiếng anh cũng khá lắm đấy, đúng có điều kiện nó khác bọt so với tụi dân tỉnh :nosebleed:


via theNEXTvoz for iPhone
 
Kinh vãi nồi tụi nhỏ. Thế hệ sinh sau covid không biết có ảnh hưởng gì không chứ bây giờ cha mẹ nào cũng đầu tư con cái vl. Tiểu học cho con đi học code được rồi
 
Ngoài bắc cho học tiếng trung
Trong nam cho học tiếng anh là chuẩn bài:shame:


Sent using vozFApp
 
Back
Top