copy tren fb
Tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong những dự án lớn mà Việt Nam theo đuổi trong kỷ nguyên vươn mình. Tuy nhiên, theo một thợ điện tốt nghiệp Bách Khoa HN đã chuyển nghề, thì thách thức chính không phải là vấn đề kỹ thuật mà là chi phí sản xuất, và do vậy là giá bán điện mà bà con sẽ phải trả trong tương lai.
Theo Bloomberg, chi phí đầu tư để sản xuất 1 MW điện hạt nhân rơi vào khoảng từ 6 đến 12 triệu đô la cho mỗi MW (tùy theo công nghệ, quy mô và các yêu cầu khác), trong khi đó chi phí đầu tư cho điện gió ngoài khơi là 4 triệu đô la cho mỗi MW, điện khí LNG là 1 triệu đô la cho mỗi MW.
Chính vì thế, giá bán điện bình quân đối với 1 MW điện hạt nhân hiện cao gấp khoảng từ 3-6 lần các loại điện khác (Hình 1). Điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ngay ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ hay châu Âu (Hình 2).
Ở Việt Nam, giá thu mua điện gió của EVN từ các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ khoảng 8-10 cent/KWh, giá thu mua điện LNG là 12-15 cent/KWh.
"Trước khi nghĩ đến điện hạt nhân, chính phủ nên tháo gỡ những vướng mắc về giá và cơ chế hiện nay trong lĩnh vực điện gió và các dạng năng lượng tái tạo khác để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân." Tay thợ điện vừa nhả khói thuốc lào vừa nói.