thảo luận Hai tuần một cuốn sách

Chào các fen, tình hình là bên em lại đang lockdown lần thứ 5 nên em tranh thủ đọc hết những cuốn sách đang đọc dở. Mục tiêu là 2 tuần 1 cuốn ạ. Em lập thread ở đây để có fen nào có cùng mục tiêu thì chấm cho em nhé và nếu được thì giới thiệu em vài đầu sách mà fen thấy hay! 2 tuần sau em quay lại review cuốn sách em đã đọc xong nhé.
 
Last edited:
Chào các fen, tình hình là bên lại đang lockdown lần thứ 5 nên em tranh thủ đọc hết những cuốn sách đang đọc dở. Mục tiêu là 2 tuần 1 cuốn ạ. Em lập thread ở đây để có fen nào có cùng mục tiêu thì chấm cho em nhé và nếu được thì giới thiệu em vài đầu sách mà fen thấy hay! 2 tuần sau em quay lại review cuốn sách em đã đọc xong nhé.
Suối nguồn nhé phen. :shame::shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Quan trọng nhất là bác thích thể loại nào thì mới tư vấn được! Hay là đọc từ điển Anh - Việt đi cho nó thêm kiến thức! :LOL:
 
Chào các fen, tình hình là bên em lại đang lockdown lần thứ 5 nên em tranh thủ đọc hết những cuốn sách đang đọc dở. Mục tiêu là 2 tuần 1 cuốn ạ. Em lập thread ở đây để có fen nào có cùng mục tiêu thì chấm cho em nhé và nếu được thì giới thiệu em vài đầu sách mà fen thấy hay! 2 tuần sau em quay lại review cuốn sách em đã đọc xong nhé.
2 tuần - 14 ngày mới xong 1 cuốn thì khá là chậm. Bác nên đẩy nhanh tiến độ lên gấp 14 lần. Cố gắng nên đọc 1 ngày/ 1 quyển với sách mỏng, sách dày (> 1000 trang) thì 4 ngày thôi bác.
 
Cày nguyên bộ harry potter là vừa đẹp thớt
2 năm trước mình cũng vừa cày lại bộ Harry Potter hehe
2 tuần - 14 ngày mới xong 1 cuốn thì khá là chậm. Bác nên đẩy nhanh tiến độ lên gấp 14 lần. Cố gắng nên đọc 1 ngày/ 1 quyển với sách mỏng, sách dày (> 1000 trang) thì 4 ngày thôi bác.
Vì em đang bị quarantine trong khách sạn nhưng vẫn phải làm bình thường nên chỉ có thời gian như vậy thôi ạ T-T
 
Last edited:
2 tuần - 14 ngày mới xong 1 cuốn thì khá là chậm. Bác nên đẩy nhanh tiến độ lên gấp 14 lần. Cố gắng nên đọc 1 ngày/ 1 quyển với sách mỏng, sách dày (> 1000 trang) thì 4 ngày thôi bác.
Ủa một ngày bác đọc mấy tiếng mà được nhiều z? Sách thể loại j đấy bác?
 
Ủa một ngày bác đọc mấy tiếng mà được nhiều z? Sách thể loại j đấy bác?
Trừ đi thời gian đi làm trên Cty thì về nhà có MAX là tầm 3h thôi bác, thường thì 1 ngày chỉ có 1h hoặc 2h đọc sách thôi, mà mình vừa đọc sách, vừa lướt FB, vừa nghiên cứu tài liệu, vừa chat chit bạn bè, lướt VOZ chứ có phải mỗi đọc sách ko đâu.
URoiprO.png
 
2 tuần - 14 ngày mới xong 1 cuốn thì khá là chậm. Bác nên đẩy nhanh tiến độ lên gấp 14 lần. Cố gắng nên đọc 1 ngày/ 1 quyển với sách mỏng, sách dày (> 1000 trang) thì 4 ngày thôi bác.
Đọc lấy số lượng hả thím? Đọc cũng phải ngẫm nghĩ áp dụng vào cuộc sống chứ. Đọc xong đọng lại được 1 tí thì chẳng đáng. Sách chuyên ngành thì lại càng phải đọc kĩ, làm bài tập. 1000 trang chắc phải cả tháng.
Như thím đọc chắc self help là nhiều hả?
 
Đang đọc Tuổi thơ dữ dội. Nhân vật trong đó giao tiếp bằng tiếng Huế, đọc thú vị gớm
Mình đang đọc Bỉ vỏ, của Nguyên Hồng. Viết về một cô thôn nữ bị dòng đời đưa đẩy đi...móc túi ở đất cảng Hải Phòng.
Truyện có nhiều tiếng lóng trong nghề cũng thú vị như tiếng Huế vậy.
 
2 tuần - 14 ngày mới xong 1 cuốn thì khá là chậm. Bác nên đẩy nhanh tiến độ lên gấp 14 lần. Cố gắng nên đọc 1 ngày/ 1 quyển với sách mỏng, sách dày (> 1000 trang) thì 4 ngày thôi bác.
đọc sách chứ phải làm bài tập về nhà đâu mà gấp thế
 
Chào các bác! Em đã trở lại sau 2 tuần với cuốn sách đầu tiên em vừa đọc xong trong mùa giãn cách. Em vừa hoàn thành cuốn The psychology of persuasion - một cuốn sách mô tả các nguyên tắc thuyết phục được ứng dụng rất nhiều bởi những nhà quảng cáo, cửa hàng, tổ chức từ thiện hoặc kể cả những người xung quanh ta... Các nguyên tắc đó là:

1. Phím tắt tâm lý - một vũ khí thuyết phục: đơn giản như việc chúng ta luôn mặc định giá cao đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn có thể được sử dụng để làm chúng ta mua hàng với giá cả cao hơn.

2. Nhu cầu đền đáp lại ân huệ: Các quy tắc cho-và-nhận hàm ý rằng chúng ta có bổn phận phải trả lại người khác bằng cách tương tự mà họ đã giúp đỡ mình. Nếu được ai đó giúp đỡ mà ta không đền đáp lại, tâm lí ta cảm thấy như đang chịu một gánh nặng.

3. Chiến lược từ chối-sau đó-rút lui: bao gồm cả quy tắc cho-và-nhận cũng như nguyên tắc tương phản.
Ví dụ rõ nhất là khi một cậu bé hướng đạo sinh ban đầu hỏi bạn mua một vé xổ số năm đô la, nhưng sau đó khi bạn cảm thấy mắc thì cậu bé lại rút lui và hỏi bạn có thể mua hộp bánh ngọt một đô la hay không, rất có khả năng bạn sẽ mua hộp bánh chỉ để đáp ứng với sự “nhượng bộ” của cậu bé, cho dù bạn có đói hay không.
Ngoài việc chúng ta mong muốn để đáp ứng với sự nhượng bộ, nó cũng gợi lên nguyên tắc tương phản: khi hai vật lần lượt xuất hiện trước mắt ta, sự khác biệt của vật thứ hai so với vật thứ nhất như được phóng đại hơn.

4. Khi cơ hội trở nên khan hiếm, chúng ta càng muốn sở hữu chúng nhiều hơn, các cơ hội dường như có giá trị hơn nếu chúng chỉ có hạn.
Ví dụ rõ nhất là trong các cuộc cạnh tranh: như các cuộc đấu giá hoặc mối quan hệ tình cảm lãng mạn :)) hoặc giao dịch bất động sản, ý nghĩ mất một cái gì lọt vào tay đối thủ thường khiến chúng ta chuyển từ việc lưỡng lự sang thèm khát. (các bác có thấy quen không ạ?)

5. Cái gì càng cấm thì con người lại càng mong muốn có được: Hiệu ứng "Romeo và Juliet" này xuất phát từ thực tế rằng con người ghét việc cơ hội bị mất đi. Vì vậy, khi một cái gì đó bị cấm, dường như vật ấy càng trở nên hấp dẫn. Cha mẹ thường quan sát hiện tượng này ở những đứa con nổi loạn của họ: bất cứ món đồ chơi nào đều sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu một đứa trẻ bị cấm tuyệt đối chơi với nó.

6. Chúng ta gần như bị ám ảnh với việc lời nói và hành động của mình phải nhất quán với nhau
Làm thế nào để tạo ra sự nhất quán? Câu trả lời rất đơn giản: cam kết. Nghiên cứu cho thấy rằng một khi chúng ta cam kết điều gì đó bằng lời nói hay hành động, chúng ta muốn hiện thực hóa nó; và cam kết một cách công khai là có sức mạnh hơn cả. Ví dụ, một bồi thẩm của tòa án hầu như không bao giờ thay đổi quan điểm của mình một khi đã tuyên bố nó.

7. Những quyết định để đấu tranh cho một điều gì đó tạo ra sự thay đổi bên trong.

8. Chúng ta tìm kiếm bằng chứng xã hội khi không chắc chắn về điều gì đó. hi người ta không chắc chắn, họ nhìn vào những gì người khác đang làm.

9. Việc quan sát những người giống mình có thể ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn của chúng ta.

10. Chúng ta chơi với những người chúng ta thích, vì một vài người rất dễ dàng khiến ta yêu quý họ.
Một yếu tố đó là sự hấp dẫn về thể chất. Nó tạo ra một hiệu ứng được gọi là hiệu ứng hào quang, có nghĩa là chúng ta có xu hướng nhìn nhận những người hấp dẫn ta thông minh, tốt bụng và trung thực. Chúng ta cũng thích những kẻ nịnh hót và có xu hướng thích những người giống như mình theo một cách nào đó

11. Mọi người không những dễ bị ảnh hưởng bởi những người có thẩm quyền mà còn bởi những biểu tượng đơn giản đại diện cho thẩm quyền.

Thật sự em rất ít khi đọc sách tâm lý nhưng đọc cuốn này thấy rất cuốn và cũng khiến em liên hệ đến những việc xảy ra quanh mình có xảy ra theo các nguyên tắc như trên không? Như một câu trích dẫn trong sách: "Chúng ta được lập trình với cơ chế nào mà có thể dễ dàng bị thao túng như vậy?"

Các bác đã đọc xong được quyển nào rồi ạ? Hẹn các bác 2 tuần nữa em lại ngoi lên ạ :)
 
Back
Top