Ham lãi cao không bán sớm, chủ đất ngộp thở trong đống nợ

https://dantri.com.vn/bat-dong-san/...-ngop-tho-trong-dong-no-20230130101032895.htm

(Dân trí) - Thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài nhiều tháng qua, khiến không ít nhà đầu tư không bán được đất, rơi vào cảnh "đứng ngồi không yên" do áp lực từ các khoản vay mượn.​

Liên tục hạ giá bán nhưng vẫn ế

Thực tế, từ khoảng đầu quý II/2022, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng trầm lắng, ít thanh khoản, đặc biệt như ở nhiều phân khúc đất nền. Không ít phân khúc bất động sản đã xuất hiện tình trạng giảm giá, cá biệt có không ít nhà đầu tư phải rao bán giá cắt lỗ, giảm sâu.
Anh Nguyễn Văn Huy (đang sống ở Hà Nội) chia sẻ, cuối năm 2021, anh cùng nhóm bạn tham gia đầu tư đất nền ở một số tỉnh phía Bắc. Đến đầu năm 2022, các lô đất nền đã mua được trả giá cao tới 20-30%, cá biệt có lô tới 50% do có vị trí đẹp.
"Thời điểm đó, thị trường rất "nóng", cả nhóm tính chưa bán vội mà chờ giá tăng thêm. Tuy nhiên, chỉ đến khoảng tháng 4/2022, thị trường đột ngột trầm lắng do các chính sách kiểm soát tín dụng. Số nhà đầu tư, môi giới quan tâm tới các lô đất của chúng tôi cũng ít dần", anh Huy kể.
Ham lãi cao không bán sớm, chủ đất ngộp thở trong đống nợ - 1

Chủ đất cắm biển rao bán nhiều tháng, nhưng vẫn không bán được (Ảnh: Hà Phong).
Cũng theo anh Huy, do chưa có kinh nghiệm trong đầu tư bất động sản, cả nhóm chỉ tìm cách giữ được các lô đất với hi vọng thị trường sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, sau khi cầm cự nhiều tháng, thấy giá đất nền ở khắp nơi giảm mạnh, các thành viên trong nhóm đều cảm thấy lo lắng.
"Chúng tôi khảo sát và nhận thấy, những lô đất xung quanh có đặc điểm tương đối giống của mình đã rao bán giảm giá sâu, thấp hơn giá chúng tôi mua vào. Thêm nữa, các khoản lãi tiền vay hàng tháng đều tạo ra áp lực cho các thành viên của nhóm", anh Huy chia sẻ.
Kể về hành trình bán đất chưa có hồi kết của mình, anh Huy chia sẻ, anh và các thành viên nhóm đã tìm đủ mọi cách, qua nhiều kênh rao bán để cố gắng bán được sớm nhất, nhưng tới nay đã qua nhiều tháng, vẫn chưa thể bán. Đáng chú ý, giá các lô đất được rao bán thấp hơn và thực sự cắt lỗ tới 20-40% so với giá mua vào.
"Có 2 lô đất nền ở Nam Định, diện tích khoảng 1.000m2/lô. Giá lúc đầu chúng tôi mua vào là khoảng 3,5 triệu đồng/m2, với mục đích tách thửa để bán. Đến giờ, mỗi lô đất trên đều được rao bán giảm tới mức 2-2,5 triệu đồng/m2, nhưng không có người hỏi mua", anh Huy kể và cho biết, cả nhóm đang cố gắng gồng gánh trả lãi vay và khoản nợ đầu tư này, trong khi đó, việc bán các lô đất càng lúc càng khó.
Cùng chung cảnh ngộ như nhóm đầu tư của anh Huy, anh Vũ Đăng Linh ở Nam Định cho biết, khi thị trường bất động sản sôi động vào đầu năm 2022, anh cũng dồn hết số tiền tích cóp và vay mượn thêm người thân để đầu tư một lô đất nông nghiệp tại huyện Giao Thủy (Nam Định) với kỳ vọng sẽ chuyển đổi sang đất ở để bán.
Ham lãi cao không bán sớm, chủ đất ngộp thở trong đống nợ - 2

Nhà đầu tư đau đầu tìm cách giảm giá, cắt lỗ lô đất sở hữu để thu hồi vốn trả nợ (Ảnh minh họa: Hà Phong).
"Khi được môi giới tư vấn và tìm hiểu qua nhiều kênh, tôi quyết định mua lô đất nông nghiệp rộng hơn 700m2, có vị trí tiếp giáp với mặt đường lớn của xã, với giá 1,5 tỷ đồng. Lúc đó, tôi dự kiến sẽ chuyển đổi một phần diện tích sang đất thổ cư để tách thành 3 lô. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện thì thị trường chững lại, việc tách thửa cũng không còn đơn giản và phải xếp hồ sơ chờ", anh Linh chia sẻ.
Hiện tại, theo anh Linh, việc mua bán đất thổ cư ở địa phương vẫn có, nhưng số lượng rất ít. Bên cạnh đó, giá đất thổ cư giảm mạnh, còn đất nông nghiệp thì không có người mua.
"Tiền của tôi bị giữ trong đất, trong khi số nợ vẫn treo trên đầu. Tháng 4 này là tới thời hạn nhiều khoản vay phải trả, tôi chưa biết làm cách nào", anh Linh buồn bã nói.

Mọi giao dịch bị trì hoãn

Theo báo cáo thị trường bất động sản 2022 mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường địa ốc năm qua khá ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch. Nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, tương đương 90% tổng lượng sản phẩm chào bán mới năm 2021 - thời điểm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và chỉ bằng 28% so với năm 2018 (180.000 sản phẩm). Cơ cấu nguồn cung chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, đầu tư; thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở phù hợp với "túi tiền" của số đông người dân.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, từ cuối quý II/2022, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp... khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn.
Ông Hà cho biết, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Các công ty còn hoạt động trong lĩnh vực này phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, cắt giảm bộ máy nhân sự.
Ngoài ra, theo ông Hà, do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên nhiều doanh nghiệp bất động sản "đói vốn", phải tạm dừng triển khai dự án, thanh toán hoa hồng cho các sàn giao dịch bằng sản phẩm bán hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, lên đến hơn 30% giá hợp đồng nếu thanh toán ngay.
Tuy nhiên, thị trường ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch không phải do thực chất thị trường xấu mà do có quá nhiều điểm đã tạo ra sự cưỡng bức, buộc thị trường phải rơi vào trạng thái khó khăn.
"Nhìn chung, thị trường bất động sản đang trong trạng thái bình thường, nhưng bị bắt phải "giảm ăn, giảm oxy để thở và giảm bơm máu" nên rất dễ bị rơi vào tình trạng "đột quỵ". Thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục có những giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thị trường sẽ dần ấm lên và hoạt động ổn định", ông Hà đánh giá.
 
Tôi theo dõi giá nhà đất mấy tháng nay có giảm đâu, nhiều căn rao 4 tháng ko bán được cũng ko giảm giá để đẩy đi, thậm chí giá còn tăng thêm tính cả lãi ngân hàng vào kiểu cố đấm ăn xôi thì kêu ca gì. Mà mấy thằng cò cũng mất dạy, cùng 1 căn chủ gửi bán mà thằng này rao cao hơn thằng kìa cả trăm triệu, rồi tung hứng nhau để ăn dày hơn, kiếm tiền thật dễ.
 
Last edited:
Mục đích của bài báo này là giá đất đang xuống thấp, các đầu cơ đang chấp nhận bán lỗ để bảo toàn vốn, các con gà hãy nhảy vào đi, giá tốt lắm rồi.
Chứ thực sự giá vẫn còn đang rất cao nhé.
Thấp với rẻ ở mõm bọn đầu cơ và lều báo thôi.
 
Mấy chủ đất này tiền nhiều, lắm của nên hao hụt bạc tỷ cũng chẳng thành vấn đề, khóc để kiếm thêm như cũ chứ có ai chết thật đâu.
Tôi chờ mãi mà mấy lô đất vẫn chưa xuống 2 tỷ nổi, cứ treo trên 2-3 tỷ, thôi để dành tiền mua vé số.
Vì chủ đất không ai chết thật nên nghe đâu phen này chú phỉnh muốn nhìn xem bao lâu thì chết. Kết quả là tình trạng lãi suất cao còn kéo dài vài năm nữa. Đợt 2008 cũng bảo chủ đất không chết, cuối cùng rất nhiều anh tài ôm mớ đất và phá sản la liệt.
 
Mục đích của bài báo này là giá đất đang xuống thấp, các đầu cơ đang chấp nhận bán lỗ để bảo toàn vốn, các con gà hãy nhảy vào đi, giá tốt lắm rồi.
Chứ thực sự giá vẫn còn đang rất cao nhé.
Thấp với rẻ ở mõm bọn đầu cơ và lều báo thôi.
anh này đúng nè, còn cao lắm
 
Vì chủ đất không ai chết thật nên nghe đâu phen này chú phỉnh muốn nhìn xem bao lâu thì chết. Kết quả là tình trạng lãi suất cao còn kéo dài vài năm nữa. Đợt 2008 cũng bảo chủ đất không chết, cuối cùng rất nhiều anh tài ôm mớ đất và phá sản la liệt.
Năm 2008 di chứng kinh vl. Nhiều anh nhảy cầu
 
đất cũng có giảm méo đâu. Hỏi mấy lô, đăng tin fb thì cứ bảo chủ đang thở oxi cần bán gấp, hoặc là kêu la lãi ngân hàng này nọ. Lúc hỏi đến giá thì cơ bản vẫn nguyên từ đầu năm ngoái. Kể thì thì sau 1 năm giá nó ko lên trong khi lạm phát tăng, nhưng mà mức giảm như thế vẫn chưa dc như kỳ vọng của nhiều người!
 
Năm 2008 di chứng kinh vl. Nhiều anh nhảy cầu
Đúng rồi anh.
Cứ đất ở tp lớn mà táng thì làm gì mà khó bán.
Toàn đất ở xa tít mù đéo có CSHT bơm thổi giá thì chết là đáng.
Quan trọng là lãi suất. Lãi suất cao là chết, kể cả ngân hàng nhà nước nắn để dòng vốn chảy vào bds thì khi lãi cao, việc ngân hàng giải ngân cho anh đầu tư bds, cũng giống như cho anh uống thuốc độc giải khát vậy.

Uống vào thấy đã khát rồi chết. Không uống thì cũng chết mà chết từ từ. Làm ăn kd trong giai đoạn này cứ bình tĩnh, làm nhỏ ăn nhỏ. Ham mở rộng, ham hoành tráng, vay thêm vốn chơi lớn chết lớn.
 
Back
Top