Hạn chế số lượng sinh viên đại học sẽ làm chậm đà phát triển của đất nước

anotherguy69

Senior Member
Nếu số người học của các ngành đại học tăng chúng ta có cơ hội mở rộng quy mô lực lượng lao động có trình độ cao, có kiến thức hiện đại để bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp chung của thế giới - TS. Lê Đông Phương.

Năm 2024 là năm cuối cùng thí sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình 2016. Trả lời phỏng vấn của VOV2, TS. Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có những nhận xét, đánh giá về vấn đề xét tuyển đại học năm nay cũng như có các cảnh báo với các thí sinh các năm tiếp theo.
TS. Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học

TS. Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học
Phóng viên: Ông bình luận gì về số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay?
TS. Lê Đông Phương:
Trong mấy năm gần đây dân số Việt Nam trong độ tuổi đi học đã đi vào đi vào ổn định, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ. Số học sinh thi tốt nghiệp về cơ bản không biến động trong 3 năm gần đây và số đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 và 2023 cũng không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, năm nay số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học có tăng hơn năm trước khoảng 10%. Điều này dường như xuất phát từ việc đây là kỳ thi chính thức cuối cùng theo chương trình 2006 trước khi đổi sang thi tốt nghiệp dựa trên chương trình 2018. Và như vậy một số học sinh 12 và cả thí sinh tự do đã chọn cách an toàn là xét tuyển trong năm nay tránh phải thi theo chương trình 2018 nếu những năm sau mới chọn đi học đại học.
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã khẳng định năm 2025 sẽ có bài thi cho các thí sinh học chương trình 2006 nhưng việc thay đổi chương trình vẫn là mối lo của thí sinh, và đằng sau đó là các phụ huynh. Dường như nhiều thí sinh không muốn mạo hiểm trong quá trình thay đổi chương trình giáo dục phổ thông.
Câu chuyện gia tăng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học còn phản ánh nguyện vọng của số đông học sinh lớp 12 muốn được tiếp tục con đường học vấn bằng cách vào học đại học. Đây là một nguyện vọng rất chính đáng của các em học sinh THPT cũng như của cả xã hội và tôi nghĩ chúng ta nên tạo điều kiện tốt nhất cho các em được theo đuổi nguyện vọng này. Nếu số người học của các ngành đại học tăng chúng ta có cơ hội mở rộng quy mô lực lượng lao động có trình độ cao, có kiến thức hiện đại để bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp chung của thế giới. Đây cũng là cơ hội để chúng ta bắt kịp với trình độ phát triển của các nước thu nhập trung bình cao và cao như chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Hạn chế số lượng sinh viên đại học sẽ làm chậm đà phát triển của đất nước.
Phóng viên: Việc các trường sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển, theo ông có gì bất câp? Liệu thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp có thiệt thòi?
TS. Lê Đông Phương:
Câu chuyện thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học đã được thảo luận khá lâu. Tính chất của 2 việc này khác nhau hoàn toàn: thi tốt nghiệp để xác nhận rằng học sinh có đủ kiến thức và kĩ năng cơ bản phù hợp để bước vào cuộc sống xã hội trong khi đó xét tuyển đại học là tìm ra những ứng viên phù hợp nhất với các chương trình đào tạo khác nhau dựa trên nhu cầu xã hội và nguyện vọng của các em.
 
Nhà có thằng em trai 2k3. Năm nay tốt nghiệp cử nhân QTKD ĐH Mỏ Địa Chất HN :go:
Học xong không có định hướng gì hết. Lại sang nhà hàng Nhật Bản của ông chú trong họ ngoại học bếp sushi.
Ngày xưa tôi đã hướng nó cho đi học cao đẳng nghề bếp, ít ra sau 3 năm thì còn có cái nghề dắt lưng. Ông bô không chịu, muốn thằng con có cái bằng ĐH về trả cho ông. Kết cục 4 năm ê hề tốn tiền mà chả tích luỹ được bao nhiêu kiến thức.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhà có thằng em trai 2k3. Năm nay tốt nghiệp cử nhân QTKD ĐH Mỏ Địa Chất HN :go:
Học xong không có định hướng gì hết. Lại sang nhà hàng Nhật Bản của ông chú trong họ ngoại học bếp sushi.
Ngày xưa tôi đã hướng nó cho đi học cao đẳng nghề bếp, ít ra sau 3 năm thì còn có cái nghề dắt lưng. Ông bô không chịu, muốn thằng con có cái bằng ĐH về trả cho ông. Kết cục 4 năm ê hề tốn tiền mà chả tích luỹ được bao nhiêu kiến thức.

via theNEXTvoz for iPhone
Ku em học QTKD thì chắc cũng lăn xả qua năm bảy cuốn kinh tế, học ra quyết định, hiệu quả kinh doanh này nọ, sau muốn tự quản lý nhà hàng cũng dễ hơn. Vừa giỏi nghề bếp vừa biết quản lý cửa hàng.
 
mấy trường đại học cấp tĩnh như đại học quảng bình, quảng trị, hà tĩnh,quảng nam, quảng ngãi, tây nguyên, tây bắc, phú yên, trà vinh , bạc liêu, tiền giang, mấy trường đó từ môi trường đào tạo, điểm đầu vào có ra cái gì đâu. dẹp được rồi
 
Học ĐH ở VN mất mẹ nó năm đầu cho nhưng thứ tào lao ai cũng biết là gì, chưa kể ép sinh viên tham gia làm tình
nguyện để có điểm rèn luyện vớ vẩn, môi trường câu lạc bộ chỉ có tập trung hát hò, múa mây, còn các câu lạc bộ kĩ thuật, công nghệ thì ra chuồng gà hết.
Cuối cùng 1 đám ra trường vẫn chạy xe ôm công nghệ.
 
:canny: nước người ta bàn tăng chất lượng, bàn cách kiểm soát chất lượng cho tốt để có công bằng ở đầu ra. Chúng ta bàn cái quần què :pudency:
 
Ku em học QTKD thì chắc cũng lăn xả qua năm bảy cuốn kinh tế, học ra quyết định, hiệu quả kinh doanh này nọ, sau muốn tự quản lý nhà hàng cũng dễ hơn. Vừa giỏi nghề bếp vừa biết quản lý cửa hàng.
Đó là trên lý thuyết :haha:
 
Học ĐH ở VN mất mẹ nó năm đầu cho nhưng thứ tào lao ai cũng biết là gì, chưa kể ép sinh viên tham gia làm tình
nguyện để có điểm rèn luyện vớ vẩn, môi trường câu lạc bộ chỉ có tập trung hát hò, múa mây, còn các câu lạc bộ kĩ thuật, công nghệ thì ra chuồng gà hết.

Cuối cùng 1 đám ra trường vẫn chạy xe ôm công nghệ.

Bọn học truyền thông, kinh doanh khoái mấy cái này lắm đấy
Còn học bên kĩ thuật mà tham gia chắc chỉ có chăn ... :shame:
Chứ mấy cái đấy như trường t thích thì vào, k thì thôi :shame:
 
Tốn mấy trăm triệu học đh xong ra trường (hoặc ko ra được) làm công nhân, chạy grab, hoặc sale bđs.
Dù sao thì có học hành đàng hoàng, càng cao thì càng nhiều cơ hội.
Mấy năm gần đây theo tôi biết số lượng học trung cấp cao đẳng nghề ngày càng ít. Đặc biệt ngành cơ khí. Các cty tuyển công nhân tốt nghiệp trung cấp nghề gần như không có đấy.
 
Nhà có thằng em trai 2k3. Năm nay tốt nghiệp cử nhân QTKD ĐH Mỏ Địa Chất HN :go:
Học xong không có định hướng gì hết. Lại sang nhà hàng Nhật Bản của ông chú trong họ ngoại học bếp sushi.
Ngày xưa tôi đã hướng nó cho đi học cao đẳng nghề bếp, ít ra sau 3 năm thì còn có cái nghề dắt lưng. Ông bô không chịu, muốn thằng con có cái bằng ĐH về trả cho ông. Kết cục 4 năm ê hề tốn tiền mà chả tích luỹ được bao nhiêu kiến thức.

via theNEXTvoz for iPhone
Nhà anh ít ra còn có chỗ để học + làm, ông bô hơi cứng đầu thôi chứ đầy cháu nhà chả có gì cũng đi học qtkd
 
Học ĐH ở VN mất mẹ nó năm đầu cho nhưng thứ tào lao ai cũng biết là gì, chưa kể ép sinh viên tham gia làm tình
nguyện để có điểm rèn luyện vớ vẩn, môi trường câu lạc bộ chỉ có tập trung hát hò, múa mây, còn các câu lạc bộ kĩ thuật, công nghệ thì ra chuồng gà hết.
Cuối cùng 1 đám ra trường vẫn chạy xe ôm công nghệ.
Nói gì xa xôi, sinh viên có chịu học đoàng hoàng éo đâu. Ra cái thư viện 1 trường Đh nào đó là biết

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhà có thằng em trai 2k3. Năm nay tốt nghiệp cử nhân QTKD ĐH Mỏ Địa Chất HN :go:
Học xong không có định hướng gì hết. Lại sang nhà hàng Nhật Bản của ông chú trong họ ngoại học bếp sushi.
Ngày xưa tôi đã hướng nó cho đi học cao đẳng nghề bếp, ít ra sau 3 năm thì còn có cái nghề dắt lưng. Ông bô không chịu, muốn thằng con có cái bằng ĐH về trả cho ông. Kết cục 4 năm ê hề tốn tiền mà chả tích luỹ được bao nhiêu kiến thức.

via theNEXTvoz for iPhone
Ngay từ đầu vào qtkd đã là không có định hướng rồi, không cần phải chờ tới khi tốt nghiệp đâu, phí cả thanh xuân :rolleyes:
 
Back
Top