Hán Việt. Lấy hay bỏ? Nên có thái độ như thế nào với nó?

Hán Việt. Lấy hay bỏ?


  • Total voters
    99

revered_hidemigod

Senior Member
Trước khi thảo luận, mình phải thống nhất với nhau về các quan điểm.

Thứ nhất, người viết cân nhắc dưới góc độ một người Việt trẻ, ít nhất là về mặt nhận thức thì 100% ý thức hệ là người Việt, bản thân cũng ít nhiều tự hào về nguồn gốc của mình.

Thứ hai, người Viết không hề có cảm tình đặc biệt nào với các vấn đề dân tộc, các phe phái chính trị hay tôn giáo (yêu ghét có đủ với mọi phe phái, tổ chức, không có màu sắc rõ ràng ở người viết). Nên ít nhất mình có thể khẳng định những luận điểm của mình là khách quan. Nếu thiếu sót, thì thật sự là do mình cạn nghĩ và thiếu kiến thức, mong các bạn bù đắp; tuyệt đối mình không dùng các thủ thuật 50% sự thật, vân vân,...

Vào đề. Câu hỏi đặt ra là Người Việt (công dân nước CHXH CNVN) nên áp dụng thái độ và hành động như thế nào với Hán Việt (toàn bộ từ ngữ và tác phẩm văn/khoa học). Cụ thể là ta nên LẤY hay BỎ, hoặc vẫn cần CÂN NHẮC thêm.

Mong anh em Voz thiện chí đóng góp ý kiến và xây dựng. Mình nghĩ vấn đề này khá quan trọng vì nó về mặt văn hóa tiếp nối và kế thừa, đứt gãy văn hóa sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

Đọc ý trên chắc các anh em đã ngầm hiểu ý kiến của mình. Mình ủng hộ Hán Việt, thậm chí là mình ủng hộ việc dạy Hán Việt trong trường học.

- Bản thân giáo dục trong nhà trường đã đang giảng dạy các tác phẩm văn học bằng Hán Việt. Ví dụ: Ngục trung nhật ký, Bạch Đằng Giang phú, Xuất dương lưu biệt,... Đây đều là tác phẩm xuất sắc của cha ông. Việc học thông qua bản dịch phần nào đã là điều không hợp lý. Học sinh không hiểu được nguyên văn tác phẩm của cha ông.

- Hai nghìn năm văn hiến nước nhà viết bằng Hán Văn. Bản thân người Nhật/Hàn cũng phải chấp nhận những điều này. Nó là sự thật lịch sử, không phải là quan điểm chính trị để quyết định lấy hay bỏ. Việc từ bỏ Hán Việt trong thường thức sẽ đẩy hơn một nửa yếu tố văn hóa lịch sử có thể kế thừa trở thành nghiên cứu hàn lâm.

- Bản thân việc giao tiếp hằng ngày đã sử dụng từ Hán Việt (hằng, giao tiếp, bản thân, sử dụng, từ,...). Việc rời bỏ Hán Việt nói khác đi chỉ là lập lờ tiếp tục sử dụng từ Hán Việt mà bỏ qua gốc nghĩa ban đầu, sử dụng từ mượn, từ dùng sai thường xuyên để giao tiếp, truyền tải thông điệp.

- Hán Việt và các thông điệp xoay quanh nó không đại biểu chúng là lạc hậu và cổ hủ. Những thứ như Hiếu, Lễ là những điều ngày nay người Việt Nam vẫn rất trọng vọng. Xa rời Hiếu Lễ Tín Nghĩa ngược lại trở thành những thứ sai trái, phù phiếm mà tôi nghĩ Vozer cũng rất ghét. Chấp nhận hiểu lầm hiểu sai có thể dẫn đến những trường hợp dở khóc dở cười như lạy bia hạ mã.

Dài dòng văn tự, mình hi vọng có thể được nghe thêm ý kiến của mọi người.
 
Last edited:
Ngã vấn khước thuyết một hữu tiền
Ha trước một hữu tựu ấn xuất ấn xuất
Bất bá lạm phát
Tư sản mại bản bá lạm phát
Ngã môn thị chuyên chính vô sản chẩm ma lạm phát nhi bá!



Nhất cân không tâm thái hữu dinh dưỡng bình nhất cân ngưu nhục


Hữu tố tựu hữu thực
Một tố nhi yếu hữu thực tựu chiếc hữu thực nhục bổng đầu, thực phân.
 
Last edited:
Trước khi thảo luận, mình phải thống nhất với nhau về các quan điểm.

Thứ nhất, người viết cân nhắc dưới góc độ một người Việt trẻ, ít nhất là về mặt nhận thức thì 100% ý thức hệ là người Việt, bản thân cũng ít nhiều tự hào về nguồn gốc của mình.

Thứ hai, người Viết không hề có cảm tình đặc biệt nào với các vấn đề dân tộc, các phe phái chính trị hay tôn giáo (yêu ghét có đủ với mọi phe phái, tổ chức, không có màu sắc rõ ràng ở người viết). Nên ít nhất mình có thể khẳng định những luận điểm của mình là khách quan. Nếu thiếu sót, thì thật sự là do mình cạn nghĩ và thiếu kiến thức, mong các bạn bù đắp; tuyệt đối mình không dùng các thủ thuật 50% sự thật, vân vân,...

Vào đề. Câu hỏi đặt ra là Người Việt (công dân nước CHXH CNVN) nên áp dụng thái độ và hành động như thế nào với Hán Việt (toàn bộ từ ngữ và tác phẩm văn/khoa học). Cụ thể là ta nên LẤY hay BỎ, hoặc vẫn cần CÂN NHẮC thêm.

Mong anh em Voz thiện chí đóng góp ý kiến và xây dựng. Mình nghĩ vấn đề này khá quan trọng vì nó về mặt văn hóa tiếp nối và kế thừa, đứt gãy văn hóa sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

Đọc ý trên chắc các anh em đã ngầm hiểu ý kiến của mình. Mình ủng hộ Hán Việt, thậm chí là mình ủng hộ việc dạy Hán Việt trong trường học.

- Bản thân giáo dục trong nhà trường đã đang giảng dạy các tác phẩm văn học bằng Hán Việt. Ví dụ: Ngục trung nhật ký, Bạch Đằng Giang phú, Xuất dương lưu biệt,... Đây đều là tác phẩm xuất sắc của cha ông. Việc học thông qua bản dịch phần nào đã là điều không hợp lý.

- Hai nghìn năm văn hiến nước nhà viết bằng Hán Văn. Bản thân người Nhật/Hàn cũng phải chấp nhận những điều này. Nó là sự thật lịch sử, không phải là quan điểm chính trị để quyết định lấy hay bỏ. Việc từ bỏ Hán Việt trong thường thức sẽ đẩy hơn một nửa yếu tố văn hóa lịch sử có thể kế thừa trở thành nghiên cứu hàn lâm.

- Bản thân việc giao tiếp hằng ngày đã sử dụng từ Hán Việt (hằng, giao tiếp, bản thân, sử dụng, từ,...). Việc rời bỏ Hán Việt nói khác đi chỉ là lập lờ tiếp tục sử dụng từ Hán Việt mà bỏ qua gốc nghĩa ban đầu, sử dụng từ mượn, từ dùng sai thường xuyên để giao tiếp, truyền tải thông điệp.

- Hán Việt và các thông điệp xoay quanh nó không đại biểu chúng là lạc hậu và cổ hủ. Những thứ như Hiếu, Lễ là những điều ngày nay người Việt Nam vẫn rất trọng vọng. Xa rời Hiếu Lễ Tín Nghĩa ngược lại trở thành những thứ sai trái, phù phiếm mà tôi nghĩ Vozer cũng rất ghét.

Dài dòng văn tự, mình hi vọng có thể được nghe thêm ý kiến của mọi người.
Thứ nhất : Người Việt trẻ là bao nhiêu tuổi ? Lứa tuổi nào ?
Thứ 2 : " Vào đề " thì in đậm, viết xong xuống dòng, và bắt đầu nội dung.
Thứ 3 : Cái gì hay thì giữ, xấu thì bỏ. Không cần thiết giữ toàn bộ hoặc bỏ toàn bộ.
 
HV là từ mượn về xong việt hóa, đôi khi nghĩa sử dụng hiện nay khác xa với từ gốc.
Thằng Anh Cát Lợi bị Phú Lãng Sa đô hộ 1 thời gian xong giờ từ vựng gốc Pháp cũng khá nhiều.
Xài được thì xài thôi có gì phải trăn trở.
 
Học toán tù Pảnh thấy khó chịu quá.
ahv2bNZ.png

"Ánh xạ tuyến tính" là cái đé0 gì. Pảnh có biết hán việt đâu.
Đặt tên gần với thuần Việt cho nó dễ dàng gợi ý chức năng có tốt hơn không.
EGXrpjZ.png

Dịch thô của "linear transformations" (AXTT) là "phép chuyển đổi mang tính đường thẳng"
Mà chữ "tuyến tính" tra hán việt có khác mịa gì đâu.
5quodpB.png

Xác suất thì nói luôn là "tỉ lệ xảy ra" có dễ dàng hơn không.
 
Last edited:
Ngã vấn khước thuyết một hữu tiền
Ha trước một hữu tựu ấn xuất ấn xuất
Bất bá lạm phát
Tư sản mại bản bá lạm phát
Ngã môn thị chuyên chính vô sản chẩm ma lạm phát nhi bá!



Nhất cân không tâm thái hữu dinh dưỡng bình nhất cân ngưu nhục


Hữu tố tựu hữu thực
Một tố nhi yếu hữu thực tựu chiếc hữu thực nhục bổng đầu, thực phân.
Vừa gạch vừa cười với bác. Hehe
 
Ngã vấn khước thuyết một hữu tiền
Ha trước một hữu tựu ấn xuất ấn xuất
Bất bá lạm phát
Tư sản mại bản bá lạm phát
Ngã môn thị chuyên chính vô sản chẩm ma lạm phát nhi bá!



Nhất cân không tâm thái hữu dinh dưỡng bình nhất cân ngưu nhục


Hữu tố tựu hữu thực
Một tố nhi yếu hữu thực tựu chiếc hữu thực nhục bổng đầu, thực phân.
Cái này là tiếng Tàu (phổ thông) phiên ra Hán Việt thôi. Còn Hán cổ văn là khác đấy.
 
Giữ lại và đào tạo Hán-Nôm bài bản cho đội ngũ nghiên cứu, nhân lực ngành sử học, văn hóa học.
Với học sinh chuyên văn, chuyên ngữ thì khuyến khích học cả chứ Hán và chữ Nôm, đặc biệt là chữ Nôm.
Còn với toàn dân và chương trình phổ thông thì giữ ở mức độ hiện tại là ổn, có chăng là dạy kỹ hơn về nghĩa của các từ Hán - Việt thông dụng để tránh xài nhầm hoặc hiểu nhầm thôi.
 
Trước khi thảo luận, mình phải thống nhất với nhau về các quan điểm.

Thứ nhất, người viết cân nhắc dưới góc độ một người Việt trẻ, ít nhất là về mặt nhận thức thì 100% ý thức hệ là người Việt, bản thân cũng ít nhiều tự hào về nguồn gốc của mình.

Thứ hai, người Viết không hề có cảm tình đặc biệt nào với các vấn đề dân tộc, các phe phái chính trị hay tôn giáo (yêu ghét có đủ với mọi phe phái, tổ chức, không có màu sắc rõ ràng ở người viết). Nên ít nhất mình có thể khẳng định những luận điểm của mình là khách quan. Nếu thiếu sót, thì thật sự là do mình cạn nghĩ và thiếu kiến thức, mong các bạn bù đắp; tuyệt đối mình không dùng các thủ thuật 50% sự thật, vân vân,...

Vào đề. Câu hỏi đặt ra là Người Việt (công dân nước CHXH CNVN) nên áp dụng thái độ hành động như thế nào với Hán Việt (toàn bộ từ ngữ tác phẩm văn/khoa học). Cụ thể là ta nên LẤY hay BỎ, hoặc vẫn cần CÂN NHẮC thêm.

Mong anh em Voz thiện chí đóng góp ý kiến xây dựng. Mình nghĩ vấn đề này khá quan trọng vì nó về mặt văn hóa tiếp nốikế thừa, đứt gãy văn hóa sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

Đọc ý trên chắc các anh em đã ngầm hiểu ý kiến của mình. Mình ủng hộ Hán Việt, thậm chí là mình ủng hộ việc dạy Hán Việt trong trường học.

- Bản thân giáo dục trong nhà trường đã đang giảng dạy các tác phẩm văn học bằng Hán Việt. ........
 
Last edited:
Tôi chưa thấy ông định nghĩa được cái "Hán-Việt" của ông là gì (mà cũng đúng, nó rộng bỏ mẹ ra)
Quan điểm của tôi là cái gì tốt đẹp thì giữ, ví như đại đa số các câu chuyện của Khổng tử lôi ra áp vào thời này cũng ok
zFNuZTA.png
Cái nào xấu, không hợp thời thì bỏ. Từ ngữ thì mơ đi, không bỏ được, bỏ đi thì khác gì bọn Hàn chêm tiếng Anh vào 50% lyrics.
Nhưng đấy là tôi nói về mặt văn, đạo, giáo chung chung vậy. Fiend phải nói rõ nội dung cần thảo luận là gì chứ
FY7e6U1.png
 

Trong từ điển mà chú thik luôn thành từ Nhật - Việt cho rồi, chỉ là chữ kanji nghĩa là vỏ chữ hán thôi, chứ gốc vẫn là Nhật.
Đa số là từ khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội.
Mà sao kê chưa hết nhỉ? mấy từ vi phân, đạo hàm, tích phân... các kiểu k thấy nhỉ?
Trừ đi đống này thì ảnh hưởng của hán Việt gốc hán lên các câu giao tiếp hàng ngày ít % đi.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_từ_Hán-Việt_gốc_Nhật?wprov=sfti1
https://trandinhsu.wordpress.com/2013/02/25/tu-han-viet-goc-nhat-trong-tieng-viet/
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9902v.htm#su39
 
Bạn thử nghĩ dăm 3 câu phức tạp trong văn viết mà ko dùng Hán Việt xem nào ?
 
Ủng hộ
Vì quan điểm của tôi là lấy mọi thứ có thể của tàu khựa về mình
Cái lũ khựa chuyên lấy của kẻ khác đem biến tấu thành của mình rồi nhận vơ
Thời xưa thì lấy hệ thống kinh văn tu hành, thần thoại truyền thuyết, chiêm tinh học của ấn **, hiện tại thì đang ra sức lấy của tây lông ...
Riêng khựa thì ko cần khách sáo lấy đc nhiêu thì lấy, ko là cứ bị văn hóa nó đè mãi ko biết xoay thế nào
 
Trong từ điển mà chú thik luôn thành từ Nhật - Việt cho rồi, chỉ là chữ kanji nghĩa là vỏ chữ hán thôi, chứ gốc vẫn là Nhật.
Đa số là từ khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội.
Mà sao kê chưa hết nhỉ? mấy từ vi phân, đạo hàm, tích phân... các kiểu k thấy nhỉ?
Trừ đi đống này thì ảnh hưởng của hán Việt gốc hán lên các câu giao tiếp hàng ngày ít % đi.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_từ_Hán-Việt_gốc_Nhật?wprov=sfti1
https://trandinhsu.wordpress.com/2013/02/25/tu-han-viet-goc-nhat-trong-tieng-viet/
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9902v.htm#su39
Chứ hán gốc nhật đa phần cũng trích điển cố trung quốc dể diễn giải ý nghĩa từ phương tây thôi
 
Back
Top