Hàng loạt "đất vàng" nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng

Username: Required

Senior Member
(Dân trí) - Trên đường Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội) đang có nhiều chung cư cao tầng "mọc lên" từ "đất vàng" nhà máy, xí nghiệp đã được di dời ra khỏi nội đô.

Tình trạng quá tải hạ tầng kỹ thuật, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày một nghiêm trọng tại Hà Nội, đặc biệt tại một số quận đang phát triển đô thị nhanh, cửa ngõ vào trung tâm Thủ đô.

Mới đây nhất, trong hội nghị tổng kết thi hành Luật Thủ đô diễn ra sáng 21/11, Bộ Tư pháp cũng nêu về việc chậm di dời trụ sở các bộ ngành, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội thành Hà Nội theo Quyết định 130 ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho thành phố để ưu tiên xây dựng, phát triển các công trình công cộng theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Thủ đô. Thay vào đó, quỹ đất sau khi di dời trụ sở các nhà máy, cơ quan lại được chuyển đổi để làm các dự án nhà ở thương mại, chung cư, gây áp lực về gia tăng dân số, quá tải về hạ tầng khu vực nội đô…

Câu hỏi được đặt ra là tại sao dù đã có những quy định cụ thể, nhưng tổ hợp chung cư, văn phòng vẫn mọc như nấm sau khi nhà máy, xí nghiệp di dời? Báo Dân trí khởi đăng chùm bài phản ánh thực trạng này tới bạn đọc.

Cận cảnh hàng loạt "đất vàng" nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng (Video: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 1

Đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130 về biện pháp, lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội. Thực hiện chủ trương trên, năm 2016, báo cáo về tác động của Luật Thủ đô, TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành và đã tổ chức phân nhóm tiêu chí và thứ tự di dời.

Một trong các mục tiêu của việc di dời là giảm áp lực về dân số trong khu vực nội thành Hà Nội. Theo lộ trình là vậy, thực tế hiện nay, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất không di dời. Những trường hợp đã di dời hầu hết đều được các doanh nghiệp bất động sản lớn thâu tóm, thế chỗ thành cao ốc, khu đô thị (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 2

Theo ghi nhận của Dân trí, trên tuyến đường Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội), sau khi di dời các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu vực này, không ít khu "đất vàng" đã được thâu tóm và thay thế vào đó là các dự án chung cư, cao ốc, văn phòng (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 3

Điển hình như 2 khối chung cư cao 25 tầng (hơn 500 căn hộ) đã được xây dựng trên khu đất rộng 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân - vốn là trụ sở của Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất được thành lập ngày 30/6/1960.

Năm 2011, Xe đạp Thống Nhất đã liên doanh với Công ty TNHH phát triển Bắc Việt, góp 30% vốn thành lập công ty TNHH Thống Nhất - Bắc Việt để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân (dự án Thống Nhất Complex) (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 4

Cạnh dự án Thống Nhất Complex là "đất vàng" số 90 Nguyễn Tuân rộng gần 3,7ha (bên phải ảnh). Khu đất này trước đây do một Xí nghiệp xe buýt thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) quản lý, sử dụng. Ban đầu, khu đất này được cho phép thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Sau đó dự án được điều chỉnh chủ trương đầu tư và hiện nay là dự án nhà ở 90 Nguyễn Tuân của Công ty cổ phần Đầu tư Đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 5

Ngay đối diện dự án 90 Nguyễn Tuân, một tổ hợp chung cư, văn phòng TNR Gold Season đã được hình thành trên khu đất vốn là của Nhà máy Dệt Mùa Đông tại số 47 Nguyễn Tuân.

Theo tìm hiểu, khu đất tại 47 Nguyễn Tuân có diện tích 22.602m2 là trụ sở nhà máy của Công ty cổ phần Dệt Mùa đông. Năm 2010, UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi lô đất này giao cho Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (VID) thực hiện dự án xây dựng Tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng. Đơn vị điều hành dự án là Công ty cổ phần Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 6

Dự án TNR Gold Season gồm 4 tòa cao từ 27 tầng đến 35 tầng với hơn 1.500 căn hộ. Các công trình tại dự án đã đưa vào sử dụng, cư dân ở ổn định từ nhiều năm nay (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 7

Cũng trên đường Nguyễn Tuân, dự án Imperia Garden tọa lạc trên "đất vàng" nhà máy Dệt 19/5. Dự án có chủ đầu tư là Công ty cổ phần HBI kết hợp với đối tác phát triển dự án là MIK Corporation (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 8
Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 9

Imperia Garden Hà Nội đã được hoàn thiện vào quý II/2017 với quy mô bao gồm hai phân khu, với khoảng hơn 1.600 căn hộ. Trong đó, khu A có 2 tòa nhà với chiều cao 29 tầng và 35 tầng; khu B bao gồm 2 tòa nhà cao 27 tầng thiết kế chung khối đế (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 10

Khối nhà chung cư Imperia Garden Hà Nội nằm giữa khu vực đông dân cư và gần rất nhiều dự án chung cư, văn phòng khác (Ảnh: Trần Kháng).

Hàng loạt đất vàng nhà máy sau di dời được nhồi chung cư cao tầng - 11

Dự án nhà ở, chung cư, văn phòng "mọc lên" ngày càng nhiều trên đất nhà máy đã di dời ra nội đô, quy hoạch đô thị tại TP Hà Nội đang ngày càng bộc lộ những bất cập, thiếu đồng bộ giữa việc phát triển khu đô thị và hạ tầng giao thông. Thực trạng dễ thấy nhất là nhiều tuyến đường đang bị "bóp nghẹt" bởi hàng loạt chung cư đang trực tiếp gây nên sự quá tải về hạ tầng, với các hiện tượng ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm (Ảnh: Trần Kháng).


https://dantri.com.vn/bat-dong-san/...-nhoi-chung-cu-cao-tang-20221122095730438.htm
 
Tởm vcl cái đường Nguyễn Tuân này
1xK3bm3.png
, may làm ở công ty cũ ở đấy có 1 tháng thôi,đườngđã bé lại còn thắt eo ở giữa, xong mới phình ra
AsBPJOY.png
đoạn giao Ngụy Như Kon Tum. Sángđi thì vẫn láchđược chứ tối về đ'lách nổi, nhớ 3 hômđầuđi làm còn dính mưa,đi mẹ 30' mới ra được Nguyễn Trãi
Wz51zuD.png


Rút kinh nguyệt đi thử ra Vũ Trọng Phụng thì cái đoạn Chính Kinh bụi mù, xong cũng đông đ' kém như ít ra vẫn nhích được, xong vòng ra Khuất Duy Tiến ra ngã 4 Hà Đông ngoặt lên Nguyễn Trãi cũng đông đ' chịu được
5ubGaWm.png
, may quá giờ đi làm bên Lê Văn Lương,đi về tắc mỗi đoạn Ngã 4 Sở thôi, có 15' là về nhà
rNEzZQC.gif
 
Chả may có hôm đi qua đây giờ tan tầm đúng là cực hình :beat_brick:. Ai ở khu này chắc ngày nào cũng gặp cảnh nhìn thấy nhà mà 15p sau mới về được quá :amazed:
 
Đất xí nghiệp nhà máy thì chủ sở hữu bán lại cho cty BDS thì họ làm gì cũng đc chứ nhỉ. Bỏ tiền ra mua rồi. Đúng quy hoạch mà xin thôi



via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhà máy, cơ quan nhà nước chuyển ra ngoại ô thì sống trong thành phố làm gì nữa cho chặt chột. Di dân ra ngoại ô cho gần

Sent from Xiaomi Redmi Note 8 using vozFApp
 
quá chuẩn. Dân chúng tôi chọn chung cư đéo chọn công viên, đường phố
Nắng mưa chúng tôi vô chung cư bật máy lạnh nằm chứ éo nằm ở công viên, gầm cầu được
 
Đất xí nghiệp nhà máy thì chủ sở hữu bán lại cho cty BDS thì họ làm gì cũng đc chứ nhỉ. Bỏ tiền ra mua rồi. Đúng quy hoạch mà xin thôi



via theNEXTvoz for iPhone
nhưng anh ơi nó phải lách mới đúng được quy hoạch :D
với lại lên bài để chuẩn bị cấm ko cho xây ở các khu di dời này.
có thời gian ngày nào 17h - 19h cũng phải đi vào khu nguyễn huy tưởng, cảm giác đúng cực hình.
Đầu tiên còn vác oto chở vợ con đi, sau lấy mẹ xe máy đóng cho đỡ khổ.
 
Mạn Thanh Xuân giờ đúng cực hình, đường nào cũng quá tải.
Thêm thằng Nguyễn Xiển gần đó dạo này quây đường nữa.
Dân sướng trợn mắt.
 
Hơn 10 năm qua các anh kiếm ăn ngon nhể, giờ đang thời lò tôn thì lại chuyển sang lát vỉa hè, cứ gọi là kiếm bộn, mà lại an toàn. :big_smile:
 
Back
Top