Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp trễ vì tiếng Anh

Cryolite.10

Senior Member
https://thanhnien.vn/hang-ngan-sinh-vien-tot-nghiep-tre-vi-tieng-anh-post1520997.html
Trong các đợt xét tốt nghiệp gần đây, tỷ lệ sinh viên chưa thể tốt nghiệp do nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh tại nhiều trường lên tới 30 - 40%. Có nhiều sinh viên 6, 7 năm mới được nhận bằng vì nguyên nhân này.

Không dễ để đạt chuẩn​

Nguyễn Đức Huy, học ngành cơ điện tử hệ chất lượng cao tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, vừa mới được nhận bằng sau 6 năm học vì nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh nên phải mất 2 năm để “trả nợ”.

Huy cho biết: “Em nghĩ đây là khó khăn chung của sinh viên (SV) ngành kỹ thuật khi chuẩn đầu ra của hệ chất lượng cao học bằng tiếng Anh là IELTS 6.0. Hầu hết các tín chỉ của ngành kỹ thuật tập trung vào chuyên ngành và rất ít các môn phát triển tiếng Anh, dẫn đến việc sau khi hoàn thành chương trình học, tụi em phải tốn thêm khá nhiều thời gian để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của trường”.

Huy vừa đi làm vừa học thêm tiếng Anh nên phải mất 2 năm mới đủ tự tin đi thi vào tháng 6 vừa qua và đạt IELTS 6.5. “Nhưng đáng nói là chi phí thi khá cao. Lúc em thi phải nộp 4,6 triệu đồng, hiện lên tới 4,9 triệu. Mức giá này em nghĩ sẽ gây khó khăn cho nhiều SV”.

Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp trễ vì tiếng Anh - ảnh 1
Một lớp luyện thi IELTS tại TP.HCM
TRẦN MINH QUANG

Trong khi đó, Ngô Thế Dũng, SV ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, đã hơn 5 năm qua vẫn chưa thể tốt nghiệp vì chưa có chứng chỉ B2 (tương đương TOEIC 600 hoặc IELTS 5.5) để đạt chuẩn đầu ra. “Em cứ nghĩ để năm cuối tập trung ôn thi chứng chỉ này, nhưng cuối cùng không kịp. Thêm nữa, em cảm thấy quá khó để đạt B2 hay IELTS 5.5. Hiện em vừa đi làm vừa đi luyện IELTS nhưng chưa biết khi nào mới đủ tự tin để thi”, Dũng lo lắng.

Còn Ngô Lan Anh, SV Trường ĐH Tài chính - Marketing, đang rất sốt ruột vì kỳ thi IELTS vừa bị hoãn khiến bạn chưa biết khi nào mới được thi. Lan Anh cho biết: “Em đã quá hạn gần 2 năm chưa được nhận bằng. Thời gian vừa rồi em tập trung luyện thi để cố gắng trong tháng 11 có chứng chỉ nộp về trường vì công ty em làm yêu cầu bổ sung bằng tốt nghiệp, thế nhưng giờ lại phải chờ”.

Chủ quan, thiếu chủ động trong kế hoạch học tập​

Thạc sĩ Huỳnh Tôn Nghĩa, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thông tin: “Trong đợt tốt nghiệp tháng 8 của trường mới đây, có 3.848 tân cử nhân, kỹ sư thì chỉ có 1.171 bạn tốt nghiệp đúng tiến độ. Hơn 2.600 bạn còn lại là tốt nghiệp trễ do nợ môn, nợ điểm rèn luyện và đặc biệt là nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh. Lý do nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh là vì nhiều bạn tập trung học các môn chuyên ngành nên không đầu tư thời gian và chủ quan khi cho rằng để học sau cũng được”.

Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp trễ vì tiếng Anh - ảnh 2
Một lớp luyện thi IELTS. Đây là một trong những chứng chỉ ngoại ngữ các trường đại học yêu cầu về chuẩn đầu ra
MINH TRÍ

Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, hằng năm có khoảng 20% SV nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh. Trong khi đó, có từ 20 - 30% SV Trường ĐH Đà Lạt nợ chuẩn này. Tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho hay: “Chuẩn đầu ra tiếng Anh độc lập với chương trình học tiếng Anh của trường, nhiều em không biết cứ tưởng hoàn thành chương trình là đạt chuẩn mà không nghĩ phải học tiếng Anh để thi lấy chứng chỉ riêng. Nhiều em phải kéo dài tới 5, 6, thậm chí 7 năm mới được nhận bằng”.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng nhìn nhận trong số 40% SV tốt nghiệp trễ gần đây thì chủ yếu là nợ chứng chỉ tiếng Anh B1. Tiến sĩ Hạ đánh giá: “Đối với nhiều em, tiếng Anh là một rào cản lớn do ngoại ngữ đầu vào đã yếu, lại vừa học vừa làm thêm, không tập trung sắp xếp thời gian khoa học đồng thời chưa thực sự cố gắng”.

Là một giảng viên tiếng Anh, thạc sĩ Châu Thế Hữu, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, cho rằng chủ yếu SV nợ chuẩn là vì có xuất phát điểm tiếng Anh tương đối thấp, lại không lên kế hoạch trước để ôn thi. Thạc sĩ Hữu cho rằng SV cần học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, tham khảo ý kiến thầy cô và lên kế hoạch cho việc học của mình. Thường SV nên thi chứng chỉ vào cuối năm thứ 3, hoặc 2 học kỳ trước khi tốt nghiệp để đảm bảo có thời gian trau dồi chuyên môn.

Thạc sĩ Nguyễn Minh Trí, giảng viên tiếng Anh của Viện Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, chia sẻ việc học tiếng Anh cũng là nỗi “ám ảnh” của khá nhiều SV nên dẫn tới thái độ học tập đối phó.

“Ngoài ra, đa số các em nghĩ rằng chứng chỉ tiếng Anh chỉ có giá trị 2 năm nên chờ đến năm 3, 4 mới bắt đầu học. Tuy nhiên, việc thi cử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên khi thi rất khó để đảm bảo đạt được điểm mong muốn trong lần thi đầu tiên nếu không ôn luyện kỹ. Chi phí thi cũng là một rào cản khá lớn cho SV chưa có điều kiện. SV cần tự đánh giá đúng năng lực của bản thân để có lộ trình phù hợp cũng như sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý để nếu có rơi vào tình huống như kỳ thi tạm hoãn như IELTS mới đây thì vẫn còn đủ thời gian để đạt kế hoạch”, thạc sĩ Nguyễn Minh Trí khuyên.

Trường đưa ra giải pháp​

...
 
Nếu công việc không cần tiếng anh thì đâu cần đầu ra tiếng anh cao vậy nhỉ?
 
Nếu công việc không cần tiếng anh thì đâu cần đầu ra tiếng anh cao vậy nhỉ?
Nhà trường có biết sau này a làm cái gì đâu mà cần với ko cần

Nhà trường chỉ đảm bảo đứa nào ra trường đều đạt chuẩn đó, để người tuyển dụng đọc CV thấy trường đó thì cũng biết thằng đó kiến thức thế nào
 
Nhà trường có biết sau này a làm cái gì đâu mà cần với ko cần

Nhà trường chỉ đảm bảo đứa nào ra trường đều đạt chuẩn đó, để người tuyển dụng đọc CV thấy trường đó thì cũng biết thằng đó kiến thức thế nào
Thì coi như bằng phụ, đứa nào có nhu cầu thì học rồi thi, bắt buộc cả thế này thì.
 
SPKT là do ông Dũng khoái fame, bà con dưới các khoa thì tướng hô gì tốt phụ họa nấy chứ có dám hó hé gì đâu, mới đẻ ra cái vụ IELTS 6.0 cho chuẩn đầu ra CLC. Giết SV chứ còn gì nữa. Hệ đại trà lại thấp hơn. Kết quả là cùng 1 bằng cấp nhưng lại áp dụng 2 chuẩn đầu ra khác nhau, dẫn đến thiếu công bằng trong đánh giá.

Thay vì phỏng vấn mấy bạn SV may mắn qua cửa ải này, nên phỏng vấn các bạn lỡ dại chui vào những cái bẫy như vậy mà không thoát ra được, xem cuộc đời khốn khổ làm sao

Việc áp chuẩn TOEIC hay IELTS 1 cách duy ý chí của các trường có thể coi là thất bại rồi. Hầu hết đã thêm vào tuỳ chọn theo khung ngoại ngữ quốc gia. Thậm chí còn cho áp dụng ngược với những khóa tuyển sinh trước.
 
Thì coi như bằng phụ, đứa nào có nhu cầu thì học rồi thi, bắt buộc cả thế này thì.
Thế thì cái tiêu chuẩn còn ý nghĩa gì

Giờ a vơ 100 đứa tốt nghiệp bk, thì chắc chắn 100 đứa đều toeic 500 600 gì đó.

Còn a ko thích chuẩn đầu ra của BK thì đơn giản, đừng nộp vào BK
 
Ngu thì ráng chịu thôi.
Đào tạo Đại học tràn lan thì phải bóp chỉ tiêu tốt nghiệp lại.
Đứa nào đầu từ NGU thì trả giá bằng tiền mặt 🤣🤣🤣🤣
Môi trường kinh doanh không ai mặc cả được, vào cổng trường 1 ngày là thầy cô ăn được 4 năm nếu nó hên, xui thì 6 năm
:ah:
 
Thì coi như bằng phụ, đứa nào có nhu cầu thì học rồi thi, bắt buộc cả thế này thì.
thế thì sao chất lượng đầu ra có thể đảm bảo bằng nhau được? kiểu khi nhà tuyển dụng nhận dc 1 CV từ 1 người đến từ trường X thì sẽ biết được là nó đã có bằng anh văn này kia rồi nên ko cần phải tốn thời gian test lại. Và dĩ nhiên là 2023 tới nơi rồi mà bạn, công việc không cần dùng thì đi chơi, đọc sách báo nước ngoài cũng cần dùng vậy. À nếu như nhà giàu sẵn thì không cần bận tâm mấy lời mình nói nha.
ZBtnCkk.png
 
Thật ra học cái TA để tốt nghiệp này dễ ẹc à. Chủ yếu bọn chưa pass là không chịu học thôi chứ đề đúng kiểu cơ bản, ngang hoặc dễ hơn đề tốt nghiệp TA c3 hồi xưa.
 
Lười chứ sao nữa. Còn dễ hơn cả tiếng anh cấp 3, chăm học tí là qua hết. Cả lớp trước cũng có đúng 1 ông trượt
 
Nhắm kham không nổi chuẩn đầu ra thì đừng vào trường đó học là xong, tự tin mình giỏi kỹ thuật thì học trường nào chả thành rồng thành phượng, chui đầu vào giờ không thi nổi tiếng anh lại đổ cho trường khó khăn, đổ cho học kỹ thuật thì không cần tiếng anh, vcl kỹ thuật không cần tiếng anh chả lẽ cần tiếng Tàu hay tiếng Việt :surrender:

Sent from Samsung SM-G977N using vozFApp
 
Nếu công việc không cần tiếng anh thì đâu cần đầu ra tiếng anh cao vậy nhỉ?
anh cứ làm như cao siêu
cái toeic 600 khác gì trình english for today đâu , cũng chả phải cao siêu gì , chừng nào đòi ielts 6.0 thì mới khác biệt
 
Tiếng Anh bây giờ quá bình thường luôn, có gì mà than dữ vậy nhỉ. TOEIC 600 thì chắc chỉ đủ bập bẹ viết cái mail hay phone call với khách hàng thôi.

Lúc nào cũng chửi bộ giáo dục như hạch như lol vậy mà bản thân sinh viên ko lấy được dăm ba cái chứng chỉ này sao. Hay lại định chạy grab nên ko thèm lấy chứng chỉ?
 
Trừ mấy ngành liên quan ngoại ngữ thì tôi thấy toeic 600 là đủ chuẩn rồi. Sau này ra trường tùy vô công việc thì tự mỗi cá nhân sẽ tự nâng cao khả năng của mình. Còn trường bảo đảm mỗi sv tốt nghiệp sẽ có khả năng đọc nghe tiếng anh cơ bản là đủ.
 
SPKT là do ông Dũng khoái fame, bà con dưới các khoa thì tướng hô gì tốt phụ họa nấy chứ có dám hó hé gì đâu, mới đẻ ra cái vụ IELTS 6.0 cho chuẩn đầu ra CLC. Giết SV chứ còn gì nữa. Hệ đại trà lại thấp hơn. Kết quả là cùng 1 bằng cấp nhưng lại áp dụng 2 chuẩn đầu ra khác nhau, dẫn đến thiếu công bằng trong đánh giá.

Thay vì phỏng vấn mấy bạn SV may mắn qua cửa ải này, nên phỏng vấn các bạn lỡ dại chui vào những cái bẫy như vậy mà không thoát ra được, xem cuộc đời khốn khổ làm sao

Việc áp chuẩn TOEIC hay IELTS 1 cách duy ý chí của các trường có thể coi là thất bại rồi. Hầu hết đã thêm vào tuỳ chọn theo khung ngoại ngữ quốc gia. Thậm chí còn cho áp dụng ngược với những khóa tuyển sinh trước.
cái thời tui học CLC 12 năm về trước thì chương trình đã bắt buộc 5 học phần anh Văn trong chương trình nếu pass qua hết thì TOIEC cũng tầm 550-600 rồi,đi thi IDP luôn ko cần phải học thêm ngoài ( IETLS 5.0),nhiều hơn so với đại trà nhiều chỉ có Anh Văn 1 ,2 và cao lắm là 3
Bây giờ nâng lên IETLS 6.0 cũng bình thường,chả có gì gọi là bẫy,đứa nào thấy ko kham nổi thì đừng lao vào,từ đầu người ta đã tư vấn rõ ràng và có thể chuyển nguyện vọng nếu thấy học ko nổi chứ ko ai dí dao vào cổ bắt đóng tiền và phải theo cả
 
tui hồi đó FTU2 ko đòi chuẩn đầu ra, mang tiếng học trường tai tiếng mà tiếng Anh ngu như bò vẫn tốt nghiệp dc, pv mấy cty mặc định tiếng Anh ổn khỏi pv tiếng Anh luôn, vô làm mới té ngửa :nosebleed:
 
cái thời tui học CLC 12 năm về trước thì đã học 5 học phần anh Văn trong chương trình nếu pass qua hết thì TOIEC cũng tầm 550-600 rồi,đi thi IDP luôn ko cần phải học thêm ngoài ( IETLS 5.0)
Bây giờ nâng lên IETLS 6.0 cũng bình thường,chả có gì gọi là bẫy,đứa nào thấy ko kham nổi thì đừng lao vào,từ đầu người ta đã tư vấn rõ ràng và có thể chuyển nguyện vọng nếu thấy học ko nổi chứ ko ai dí dao vào cổ bắt đóng tiền và phải theo cả
Học Anh văn không phải cứ dí vào lớp cho học là lên trình. Với chuẩn 6.0 bây giờ thì đám 5.0 bọn anh cũng chết sặc gạch chứ ở đấy mà nói là bình thường.

Thông tin về chuẩn đầu ra không phải các SV tiềm năng đều biết, hoặc có người chỉ cho để mà đi tìm hiểu. Nên nó chính là 1 cái bẫy. Rất cần những bài báo như thế này để đánh động cho đại chúng biết
 
Học Anh văn không phải cứ dí vào lớp cho học là lên trình. Với chuẩn 6.0 bây giờ thì đám 5.0 bọn anh cũng chết sặc gạch chứ ở đấy mà nói là bình thường.

Thông tin về chuẩn đầu ra không phải các SV tiềm năng đều biết, hoặc có người chỉ cho để mà đi tìm hiểu. Nên nó chính là 1 cái bẫy. Rất cần những bài báo như thế này để đánh động cho đại chúng biết
đó là anh theo suy nghĩ của anh áp đặt cho người khác chứ sao anh biết ai cũng nghĩ như anh ?Bạn cùng lớp tôi dạy khoa CLC nó bảo bọn trẻ bây giờ trình độ tiếng Anh giỏi + giàu + năng động hơn cái thời trước nhiều nên ko cần phải lo hộ cho chúng nó,lớp già bây giờ hơn bọn nó về kinh nghiệm thôi chứ về ngoại ngữ thì chưa chắc ăn được bọn nó đâu,vừa vào học gặp giáo viên chủ nhiệm là đã sinh hoạt phổ biến mọi thứ cho tân sinh viên nắm hết rồi,đứa nào thấy ko kham nổi thì chuyển khoa trường cho chuyển,chứ khoa nó ham gì mấy đứa dốt ngoại ngữ trong khi chương trình nó dạy tiếng Anh 50-100%,giảng viên có thời gian đâu mà phổ cập tiếng Anh cho sinh viên
Thời lớp tui khóa 2010 có 30 đứa mà tốt nghiệp xong hết 1/3 đi du học với đi định cư thì anh nghĩ có thực sự kém ko
 
Back
Top