kiến thức Hành trình chinh phục CFA lv3

Hi thím, mình cũng đang tìm hiểu để học CFA. Mà mình background engineering nên cũng hơi bối rối một chút. Mình mới tải bộ CFA Program Curriculum Level I mà cũng chưa đọc, mình sẽ bắt đầu đọc từ tối nay.
Thím có thể chia sẻ bắt đầu học từ đâu ko ạ? Mình muốn hỏi để biết thêm, biết đâu tiết kiệm thời gian hơn.
 
Hi thím, mình cũng đang tìm hiểu để học CFA. Mà mình background engineering nên cũng hơi bối rối một chút. Mình mới tải bộ CFA Program Curriculum Level I mà cũng chưa đọc, mình sẽ bắt đầu đọc từ tối nay.
Thím có thể chia sẻ bắt đầu học từ đâu ko ạ? Mình muốn hỏi để biết thêm, biết đâu tiết kiệm thời gian hơn.
như ở phần đầu có 10 môn để học ấy, em bắt đầu học từ Quantitative, em cũng mới học thôi. Nhưng đọc curriculum em thấy bao nó chi tiết nhưng đọc hơi buồn ngủ nên em xơi quyển Fundamental trước. Thím có thể cân nhắc đọc song song quyển Note và Curriculum
 
như ở phần đầu có 10 môn để học ấy, em bắt đầu học từ Quantitative, em cũng mới học thôi. Nhưng đọc curriculum em thấy bao nó chi tiết nhưng đọc hơi buồn ngủ nên em xơi quyển Fundamental trước. Thím có thể cân nhắc đọc song song quyển Note và Curriculum
CFA Level 1 Study Note Book quyển này à thím ?
 

Present Value of Lump Sum(Giá trị hiện tại của Tổng gộp 1 lần)

Cái này thì đơn giản rồi, khi các thím có FV(giá trị tương lai), i(tỷ suất), n(số năm thực hiện) thì chúng ta có thể tính PV(giá trị hiện tại) của khoản đầu tư hay tiền gửi,...

PV= FV/(1+i)^n
 
bác nào học cái này xong áp dụng được vào chứng khoán VN chưa các bác?
học đến level 2 mới đến phần phân tích bác ạ, cơ mà nó chỉ định giá cổ phiếu dựa trên các chỉ số cơ bản trên BCTC cũng như số liệu ngành, vĩ mô, vi mô thôi :v em nghĩ vậy

Còn lướt như TGG, BII thì phân tích bằng niềm tin 8-)
 
cũng tùy thôi :v em thấy mấy chứng chỉ tài chính đang dần phổ cập như kiểu IELTS rồi :v giờ mấy trung tâm dạy hút tiền lắm
 

Annuities(Niên Kim)​

Thế nào là niên kim thì hiểu siêu đơn giản là một chuỗi các khoản gửi tiền, thanh toán,... có giá trị bằng nhau và bằng nhau cả về khoảng thời gian cố định. Phần này rất thú vị và cũng rất dễ áp dụng vào thực tiễn.

Ví dụ cứ 10 hàng tháng ta trích lương để gửi tiết kiệm 10% lương đều đặn hàng thàng, thì đó gọi là annuity.

Thì một niên kim có thể có nhiều dòng tiền, nhưng tối thiểu là 2. Trong phần này, chúng ta sẽ nói đến 3 loại niên kim: Annuity Due, Ordinary Annuity và Perpetuity.

#này sẽ nói về FV of Annuity Due(Giá trị tương lai của niên kim chi trả đầu kỳ).

Như cái tên gọi của nó, các khoản gửi hay thanh toán của dạng niên kim này, đều sẽ được thanh toán vào đầu hàng kỳ. Niên kim này có thể áp dụng cho các khoản như trả tiền thuê nhà, thế chấp, thanh toán khoản trả góp, ....

Ví dụ: Bạn gửi ngân hàng trong năm năm, đầu mỗi năm bạn đóng 100tr với lãi suất là 10%/năm thì sau 5 năm bạn nhận về bao nhiêu tiền?

Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể nhìn vào hình dưới đây.
1633878772801.png


Như vậy chúng ta sẽ có tổng cộng năm lần gửi tiền ở đầu các kỳ bắt đầu từ kỳ hiện tại(điểm 0)
- Coi mỗi một lần gửi tiền như một dòng tiền riêng lẻ, chúng ta có thể tính giá trị tương lai của từng dòng tiền đó một cách dễ dàng(Biết Pv, i, n).
=> Từ đó, cộng tổng tất cả các dòng tiền riêng lẻ, chúng ta có FV của annuity due.

Công thức tổng quát:
1633879544187.png

Trongđó:
FVA due(FV of Annuity due)
PMT: payment(các khoản thanh toán)
i: lãi suất
n: số thời gian thực hiện
------------------------------

Phần công thức có một chút liên quan đến Ordinary annuity(Niên kim thông thường), mình sẽ nói thêm ở phần sau


P/s: Cách bấm máy tính tính FVA due(Các bạn có thể tìm mua BA II hoặc dùng tải các phần mềm trên điện thoại)
 

Future Value of An Ordinary Annuity(Giá trị tương lai của 1 niên kim thông thường)​

Khác với annuity due, ordinary annuity sẽ có các khoản thanh toán vào cuối các kỳ thay vì xảy ra ở đầu kỳ.
z2834950054651_66aac46c5b5da02fe4e94f3f45d54667.jpg


Ở đây ta dễ thấy chỉ có 4 lần gửi tiền ở cuối các kỳ(ở cuối năm 4, đầu năm 5 ta rút tiền ra)
Vẫn cách tính FV từng dòng tiền riêng lẻ như cũ
Ta sẽ có công thức:
1633968275745.png


Dễ thấy sự khác và giống trong công thức tính FV annuity due và ordinary annuity:
đó là FVA due = FVA ordinary x (1+i)
*Vì ở annuity due nhiều hơn so với ordinary annuity 1 dòng tiền.

Cách bấm máy tính BA II:
 
Mình cũng đang học CFA Lv.1, không biết mấy kiến thức dạy trong này ra có dùng không nữa, thấy y hệt kiến thức ĐH ngành tài chính.
 
Ở trên ta đã có cách tính, FV của annuity due và ordinary annuity, thì giờ ta có thể tính ngược lại PV của chúng.

Tóm lại là nếu làm thủ công thì vẫn là tách từng dòng tiền riêng lẻ và quy về giá trị hiện tại.
Cách bấm máy:
 
Có một ví dụ như này: Giả sử bạn vay $379.08 để mua đồ gia dụng nào đấy(Ti vi đi) và bạn đồng ý thanh toán 5 lần bằng nhau với lãi suất 10%.

Thường thì đối với các giao dịch trả góp như này ta sẽ áp dụng ordinary annuity(niên kim thông thường), tức là thanh toán cuối hàng kỳ.

Dựa theo công thức ở trên #38, thì ta sẽ có:
+) PV=$379.08(số tiền vay ở hiện tại)
+) i=10%
+) n=5
=>> PMT=?
Sau khi bấm máy ta sẽ có kết quả: PMT=$100.
đó thì các lần thanh toán sẽ bằng nhau và bằng $100 ở cả 5 lần.
STTKhoản thanh toánLãiGốcSố dư
$379.08(PV)
1$10037.91(Số dư liền kề nhân lãi suất)62.09(PMT-Lãi)316.99(số dư - gốc)
2$10031.768.3248.69
3$10024.8775.13173.56
4$10017.3682.6490.92
5$1009.0990.910

Nhận xét:
1. Các khoản thanh toán bằng nhau
2. Lãi giảm dần
3. Gốc tăng dần
4. Số dư giảm dần

=>> Khi thanh toán cả gốc và lãi cho khoản vay, thì chúng ta gọi là phân bổ hoàn toàn khoản vay(Amortized Loan) :v không biết có dịch đúng k :v
 

STATISTICS(Thống kê)​

Định nghĩa: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thống_kê

Các keyword cần nhờ về thống kê: thu thập, phân tích, giải thích và trình bày dưới dạng dữ liệu số.

Population(Quần thể thống kê)​

Muốn định nghĩa thống kê là gì thì trước hết cần định nghĩa "quần thể" và "mẫu". "Quần thể" nói nôm na là bao gồm tất cả các phần tử thành viên của sự việc ta đang xét trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong công tác quản lý, có thể xét một số ví dụ về quần thể :
  1. Tất cả các nhân viên trong một công ty vào thời điểm hiện tại
  2. Tất cả các sản phẩm mà công ty sản xuất ra trong quý I năm nay
  3. Tất cả các khách hàng đã sử dụng hoặc mua sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty trong năm 2013, v.v.
Số lượng phần tử của "quần thể" thông thường là tương đối lớn, nhất là đối với những vấn đề cần giải quyết trong thực tế. Đối với một số vấn đề, ta có thể dùng tất cả các phần tử trong quần thể để nghiên cứu. Ví dụ như trong ví dụ 1 nêu trên, nếu một công ty nếu muốn biết tỷ lệ nhân viên nữ của mình thì chỉ việc đơn giản lấy số nhân viên nữ chia cho tổng số nhân viên, vì thường thường một công ty thường có sẵn số liệu về giới tính của nhân viên, kể cả trong trường hợp số lượng nhân viên có lên đến vài vạn người.

Tuy nhiên, nếu một công ty có vài vạn nhân viên muốn biết chiều cao trung bình của các nhân viên nữ trong công ty, việc đo chiều cao của tất cả các nhân viên sẽ trở nên rất tốn kém. Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là "Liệu có cách nào kết luận tương đối chính xác chiều cao trung bình của các nhân viên nữ mà không phải đo từng người một hay không?"

Trong một số trường hợp, số phần tử của quần thể có thể là vô hạn hoặc lớn đến mức có thể coi như vô hạn. Ví dụ, nếu quần thể cần xét là tất cả các sản phẩm mà công ty của mình đã và sẽ sản xuất ra, nhà quản lý đương nhiên mong muốn số lượng sẽ là vô hạn hoặc là một số vô cùng lớn. Bất kể có vô hạn hay không, cũng không có cách nào để nhà quản lý biết được cũng như xem xét tất cả các sản phẩm trong quần thể này. Giờ ta giả sử nhà quản lý muốn so sánh hiệu quả của hai quy trình sản xuất, một là quy trình hiện có, hai là một quy trình mới do bộ phận kỹ thuật đề xuất ra. Nếu muốn xem xét toàn bộ quần thể, nhà quản lý chỉ có cách là cho hai quy trình chạy song song với nhau cho tới ngày công ty đóng cửa (vì phá sản hoặc vì người chủ không muốn làm tiếp). Hiển nhiên là làm như vậy chẳng có ý nghĩa gì. Câu hỏi ở đây là: "Liệu có cách nào để trong một thời gian ngắn, chỉ với chi phí không đáng kể, có thể đưa ra một kết luận tương đối đáng tin cậy về hiệu suất của hai quy trình này so với nhau hay không?"

Tin vui cho nhà quản lý là câu trả lời của môn thống kê học đối với cả hai câu hỏi trên đều là "CÓ!". Trong những trường hợp mà ta không thể hoặc không muốn (không đủ tiền hoặc thời gian hoặc cả hai) xem xét tất cả các phần tử của quần thể, ta có thể chỉ cần xem xét một số ít phần tử của quần thể để có kết luận tương đối chính xác. Số ít phần tử đó gọi là "mẫu" (dịch từ chữ "sample") của quần thể, mà tôi sẽ thảo luận ở phần sau.

Nguồn tham khảo: http://managementstat.blogspot.com/2014/04/bai-au-toan-population.html
 
Back
Top