thảo luận Hành trình "LÀM GIÁ" của ONEPLUS: từ "FLAGSHIP KILLER" trở thành "FLAGSHIP"

CryWoman

Member
Dòng OnePlus 9 hiện là sản phẩm tốt nhất của OnePlus với vô số tính năng flagship đi cùng mức giá cũng khá đắt đỏ. Và dẫu chiếc smartphone OnePlus 8 Pro năm ngoái đã cố gắng duy trì ở mức giá dưới 1.000 USD, nhưng thế hệ OnePlus 9 Pro năm nay lại là lần đầu tiên trong lịch sử thương hiệu vượt ngưỡng giá đó.

2203959.jpg


Điều đó đã cho thấy thị trường smartphone thay đổi nhanh như thế nào. Cách đây không lâu, OnePlus 6 đã tạo ra nhiều tranh cãi khi đây là chiếc flagship đầu tiên của công ty vượt mốc 500 USD, trong khi vào thời điểm khởi đầu, toàn bộ dòng sản phẩm này có giá trung bình khoảng 299 USD.

Ban đầu, OnePlus đã theo đuổi tham vọng "flagship killer", tập trung vào hiệu năng và tốc độ, thực hiện cắt bỏ những khía cạnh rìa để thu hút người dùng. Nhưng gần đây, công ty dường như đã thay đổi mụct iêu của mình và quyết định tạo ra những flagship thực sự cao cấp, trong khi vẫn giữ mức giá thấp hơn so với đối thủ.

Thời điểm xuất hiện, OnePlus như một kẻ phá bĩnh, và việc thay đổi quan điểm đó đối với nhiều người là rất khó. Việc phát triển thương hiệu này cũng đã giúp OnePlus tiến sâu hơn vào thị trường Mỹ so với bất kỳ thương hiệu Trung Quốc nào khác, nhưng cuối cùng, những chiếc điện thoại OnePlus ngày nay có mức giá gần như tương đương với Samsung, Google hay thậm chí là Apple.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng lướt qua lịch sử giá điện thoại của OnePlus cho đến thời điểm hiện tại.

OnePlus One: 299 USD = 6,9 triệu đồng

2203938.jpg


Với SoC Qualcomm Snapdragon 801, RAM 3GB cùng màn hình IPS LCD 5,5 inch 1080p, thông số kỹ thuật của OnePlus One (2014) đã khiến mọi người kinh ngạc. OnePlus đã đánh cược khi không trnag bị khả năng mở rộng bộ nhớ cũng như tháo rời pin trên thiết bị này. Người dùng chỉ có thể tùy chọn 16GB hoặc 64GB bộ nhớ trong. Dẫu những đánh đổi đó khá lớn, nhưng nó vẫn là một "cú hit". Nhiều bài đánh giá nhấn mạnh vào các vấn đề trên mẫu thiết bị này, chẳng hạn như phần mềm lỗi hay chất lượng âm thanh kém. Tuy nhiên, thiết bị 5,5 inch này đã khiến nhiều người thích thú, đến từ một thương hiệu hoàn toàn mới.

Với sự hậu thuẫn từ "người mẹ" BBK cũng như thương hiệu "chị em" Oppo, OnePlus đã thực sự thành công. OnePlus One mang đến hiệu năng tương đương Samsung Galaxy S5 với mức giá chỉ bằng một nửa. Dĩ nhiên, nó không hoàn hảo và chúng ta phải hi sinh nhiều thứ, nhưng nó lại là một thiết bị cao cấp với giá bán không ai có thể tin được.

OnePlus 2: 329 USD = 7,6 triệu đồng (tăng 30 USD)

Chỉ hơn một năm sau đó, OnePlus 2 xuất hiện với SoC Snapdragon 810 64-bit mới, 3/4GB RAM, cảm biến vân tay, USB-C, thanh trượt cảnh báo, pin dung lượng lớn hơn và có OIS cho camera sau. Dù thông số kỹ thuật màn hình là hoàn toàn như nhau, nhưng độ trung thực cũng được cải thiện. Thiết bị này không có NFC và hiệu năng camera tụt hậu hơn khá nhiều so với những mẫu dẫn đầu.

Thú vị thay, OnePlus 2 lại được coi là một trong những thiết bị kém nhất của OnePlus. Sai lầm lớn nhất của công ty là loại bỏ NFC. Công ty lập luận rằng có rất ít người dùng sử dụng tính năng này. Và dẫu chuyển sang cổng sạc USB-C là khá tuyệt vời, nhưng nó lại không tương thích với các tiêu chuẩn USB-C. Có lẽ, OnePlus đã rút ra được nhiều bài học từ thiết bị này.

OnePlus 3: 399 USD = 9,2 triệu đồng (tăng 70 USD)

OnePlus 3 đã nâng cấp bộ xử lý lên Qualcomm Snapdragon 820 cùng với 6GB RAM, bộ nhớ trong 64GB, màn hình AMOLED và công nghệ sạc nhanh Dash Charge. Nó cũng hỗ trợ NFC và được nâng cấp camera. Đáng tiếc, camera đã giảm xuống còn 3.000mAh.

OnePlus 3T: 439 USD = 10,1 triệu đồng (tăng 40 USD)



đọc tiếp https://vnreview.vn/tu-van-di-dong/...oneplus-tu-flagship-killer-tro-thanh-flagship
 
Oneplus đã chết r, cái bản Android 11 lỗi tan nát chúng nó tế trên forum thấy bà nội luôn.
 
Oneplus đã chết r, cái bản Android 11 lỗi tan nát chúng nó tế trên forum thấy bà nội luôn.
Không riêng gì 1+ đâu, lỗi tại thằng GG là chính, giờ đại đa số máy nào lên 11 đều dính lỗi. Còn thằng Oneplus chắc đang giai đoạn thay máu do idol Pei rời đi.
 
Oneplus 8 dùng android 11 bị lỗi không xoay màn hình,đến 2 tháng trời mới có bản vá.:ROFLMAO:

Gửi từ Google Pixel 3 XL bằng vozFApp
 
Phần mềm mượt nhưng nhiều lỗi vặt, tối ưu pin khá kém, đem kết nối với ổ cứng gắn ngoài nó làm mất mẹ 3tb dữ liệu :amazed: , bán đi còn khó bay nữa, mang đi giao lưu không ai nhận giao lưu
 
Tự vả chết mình thôi, à, được cái giao diện mượt, thay icon pack khỏi cần tải launcher. Thêm phần nữa là camera 1+ dù được hỗ trợ mới đây từ hãng gì đó cũng chả thay đổi gì.
 
Dòng OnePlus 9 hiện là sản phẩm tốt nhất của OnePlus với vô số tính năng flagship đi cùng mức giá cũng khá đắt đỏ. Và dẫu chiếc smartphone OnePlus 8 Pro năm ngoái đã cố gắng duy trì ở mức giá dưới 1.000 USD, nhưng thế hệ OnePlus 9 Pro năm nay lại là lần đầu tiên trong lịch sử thương hiệu vượt ngưỡng giá đó.

View attachment 577653

Điều đó đã cho thấy thị trường smartphone thay đổi nhanh như thế nào. Cách đây không lâu, OnePlus 6 đã tạo ra nhiều tranh cãi khi đây là chiếc flagship đầu tiên của công ty vượt mốc 500 USD, trong khi vào thời điểm khởi đầu, toàn bộ dòng sản phẩm này có giá trung bình khoảng 299 USD.

Ban đầu, OnePlus đã theo đuổi tham vọng "flagship killer", tập trung vào hiệu năng và tốc độ, thực hiện cắt bỏ những khía cạnh rìa để thu hút người dùng. Nhưng gần đây, công ty dường như đã thay đổi mụct iêu của mình và quyết định tạo ra những flagship thực sự cao cấp, trong khi vẫn giữ mức giá thấp hơn so với đối thủ.

Thời điểm xuất hiện, OnePlus như một kẻ phá bĩnh, và việc thay đổi quan điểm đó đối với nhiều người là rất khó. Việc phát triển thương hiệu này cũng đã giúp OnePlus tiến sâu hơn vào thị trường Mỹ so với bất kỳ thương hiệu Trung Quốc nào khác, nhưng cuối cùng, những chiếc điện thoại OnePlus ngày nay có mức giá gần như tương đương với Samsung, Google hay thậm chí là Apple.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng lướt qua lịch sử giá điện thoại của OnePlus cho đến thời điểm hiện tại.

OnePlus One: 299 USD = 6,9 triệu đồng

View attachment 577654

Với SoC Qualcomm Snapdragon 801, RAM 3GB cùng màn hình IPS LCD 5,5 inch 1080p, thông số kỹ thuật của OnePlus One (2014) đã khiến mọi người kinh ngạc. OnePlus đã đánh cược khi không trnag bị khả năng mở rộng bộ nhớ cũng như tháo rời pin trên thiết bị này. Người dùng chỉ có thể tùy chọn 16GB hoặc 64GB bộ nhớ trong. Dẫu những đánh đổi đó khá lớn, nhưng nó vẫn là một "cú hit". Nhiều bài đánh giá nhấn mạnh vào các vấn đề trên mẫu thiết bị này, chẳng hạn như phần mềm lỗi hay chất lượng âm thanh kém. Tuy nhiên, thiết bị 5,5 inch này đã khiến nhiều người thích thú, đến từ một thương hiệu hoàn toàn mới.

Với sự hậu thuẫn từ "người mẹ" BBK cũng như thương hiệu "chị em" Oppo, OnePlus đã thực sự thành công. OnePlus One mang đến hiệu năng tương đương Samsung Galaxy S5 với mức giá chỉ bằng một nửa. Dĩ nhiên, nó không hoàn hảo và chúng ta phải hi sinh nhiều thứ, nhưng nó lại là một thiết bị cao cấp với giá bán không ai có thể tin được.

OnePlus 2: 329 USD = 7,6 triệu đồng (tăng 30 USD)

Chỉ hơn một năm sau đó, OnePlus 2 xuất hiện với SoC Snapdragon 810 64-bit mới, 3/4GB RAM, cảm biến vân tay, USB-C, thanh trượt cảnh báo, pin dung lượng lớn hơn và có OIS cho camera sau. Dù thông số kỹ thuật màn hình là hoàn toàn như nhau, nhưng độ trung thực cũng được cải thiện. Thiết bị này không có NFC và hiệu năng camera tụt hậu hơn khá nhiều so với những mẫu dẫn đầu.

Thú vị thay, OnePlus 2 lại được coi là một trong những thiết bị kém nhất của OnePlus. Sai lầm lớn nhất của công ty là loại bỏ NFC. Công ty lập luận rằng có rất ít người dùng sử dụng tính năng này. Và dẫu chuyển sang cổng sạc USB-C là khá tuyệt vời, nhưng nó lại không tương thích với các tiêu chuẩn USB-C. Có lẽ, OnePlus đã rút ra được nhiều bài học từ thiết bị này.

OnePlus 3: 399 USD = 9,2 triệu đồng (tăng 70 USD)

OnePlus 3 đã nâng cấp bộ xử lý lên Qualcomm Snapdragon 820 cùng với 6GB RAM, bộ nhớ trong 64GB, màn hình AMOLED và công nghệ sạc nhanh Dash Charge. Nó cũng hỗ trợ NFC và được nâng cấp camera. Đáng tiếc, camera đã giảm xuống còn 3.000mAh.

OnePlus 3T: 439 USD = 10,1 triệu đồng (tăng 40 USD)



đọc tiếp https://vnreview.vn/tu-van-di-dong/...oneplus-tu-flagship-killer-tro-thanh-flagship

Hồi mới biết đến 1+ bị ấn tượng luôn, oneplus 3 vẫn là đỉnh nhất, lúc đó mới đúng tính chất là flagship killer, giá rẻ mà tốc độ và độ mượt đỉnh ăn đứt ối con flagship đến nỗi tạo thành thương hiệu cho nó về sau. Nhưng giờ thì hết rồi, one plus 9 pro giờ hơn 20m, kỉ nguyên flagship killer chấm hết. Chẳng biết là định hướng thay đổi phân khúc hay vẫn cứ là ảo tưởng về giá :giggle:

Gửi từ Samsung SM-G975F bằng vozFApp
 
Idol Bùi Vũ(Pei Yu) a.k.a Carl Pei giờ đi làm start-up cái mà Nothing ý
:sick: thật ra,vẫn thấy con Oneplus 3t với 5t là đẹp nhất

Sent from Xiaomi Redmi K30 using vozFApp
 
Back
Top