Haruki Murakami cho ra mắt tiểu thuyết đầu tiên sau 6 năm

Văn của lão này nói chung hay của nhựt lùn nói riêng về cơ bản xoay quanh ba thứ : quái dị, dung tục và ám ảnh cái chết :nosebleed: Quái dị từ đề tài cho tới cách diễn đạt để gây ấn tượng, trong đó các nhân vật gần như bao giờ cũng sẽ có vấn đề với xã hội để dẫn đến sự cô đơn dù muốn hay không theo nhiều cách khác nhau. Nhờ vậy mà ngay lập tức sẽ chiếm được sự đồng cảm của đa số những độc giả teen dẩm vốn ko giao tiếp đc với ai ngoài lũ chó mèo hay những trang giấy vô tri trên màn ảnh ảo :burn_joss_stick: Thêm combo me tây, sính ngoại với việc liệt kê một lô lốc các thể loại rượu, nhạc jazz, rock... nhiều nhất có thể cùng việc mô tả các thú ăn chơi dung tục, sa đoạ như : nhậu nhẹt, bar pub, sex... để các bạn trẻ "trầm cảm, tự kỷ'', lúc nào cũng ru rú ở trong thế giới của mình tha hồ tưởng tượng mà lên đỉnh. Cuối cùng là những cảnh tự tử như cơm bữa, bình thường hoá cái chết phối với những triết lý nửa mùa, dark deep...:sweat:
Có nhà văn nói sau murakami viết văn sẽ dễ vì trước nhà văn muốn build 1 cốt truyện hay 1 logical cho hành động, tâm lý cho 1 nhân vật rất khó và kì công, còn Murakami thì chỉ cần tả đơn giản vài cái là xong. Ví dụ để miêu tả bản chất giả tạo, kẻ cả, tham lam hào nhoáng của thằng anh rể trong chim vặn dây cót thì tác giả miêu tả trực tiếp luôn, trong khi theo cách cổ điển thì phải tả từng hành động, lời nói nhân vật rất chi li thì mới toát ra được các đánh giá đó.
Văn murakami nó không đi sâu vào việc build tình tiết, câu chuyện, nhân vật, nó không có trật tự logic gì cụ thể cả mà như phong cách văn siêu thực từ đầu TK 20 khởi nguồn từ Marcel proust là thế, tạo ra các bí ẩn có liên kết rời rạc với nhau khiến người đọc tò mò, như 1 bức tranh trừu tượng hay như 1 giấc mơ, muốn đi đến cuối xem có gì xảy ra không thì hóa ra chả có gì cả.
Đọc nhiều truyện siêu thực thì cũng sẽ hiểu motip này và cũng chỉ đến thế. Các tác phẩm siêu thực theo tôi sẽ không có ảnh hưởng bền vững, lâu dài như các tác phẩm truyền thống, trong hàng tá tác phẩm của murakami sẽ ko có nhân vật nào trở thành biểu tượng như chí phèo, scatlet, benhur, bố già ... được.
Thề loại siu thực kì ảo này thực ra ở tầu đã có từ lâu tiêu biểu như hồng lâu mộng, nhưng cách triển khai của hồng lâu thật sự kinh điển.
 
Văn của lão này nói chung hay của nhựt lùn nói riêng về cơ bản xoay quanh ba thứ : quái dị, dung tục và ám ảnh cái chết :nosebleed: Quái dị từ đề tài cho tới cách diễn đạt để gây ấn tượng, trong đó các nhân vật gần như bao giờ cũng sẽ có vấn đề với xã hội để dẫn đến sự cô đơn dù muốn hay không theo nhiều cách khác nhau. Nhờ vậy mà ngay lập tức sẽ chiếm được sự đồng cảm của đa số những độc giả teen dẩm vốn ko giao tiếp đc với ai ngoài lũ chó mèo hay những trang giấy vô tri trên màn ảnh ảo :burn_joss_stick: Thêm combo me tây, sính ngoại với việc liệt kê một lô lốc các thể loại rượu, nhạc jazz, rock... nhiều nhất có thể cùng việc mô tả các thú ăn chơi dung tục, sa đoạ như : nhậu nhẹt, bar pub, sex... để các bạn trẻ "trầm cảm, tự kỷ'', lúc nào cũng ru rú ở trong thế giới của mình tha hồ tưởng tượng mà lên đỉnh. Cuối cùng là những cảnh tự tử như cơm bữa, bình thường hoá cái chết phối với những triết lý nửa mùa, dark deep...:sweat:
Tôi hiểu ý của anh, nhưng đấy là nếu tác giả cố tình làm quá lên, còn nếu tác giả sống vào thời kỳ mà những điều như thế là bình thường thì sao? Và chất liệu là từ cái thời kỳ đó
Anh nhìn việt nam bây giờ đi, đầy rẫy vấn đề xã hội với trầm cảm và tự kỷ, phân hóa giàu nghèo, những điều tàn bạo
Thanh niên thì sao: nhậu nhẹt, bar pub, sex...(dân quê thì nhậu nhẹt, dân tp thì bar pub, còn sex thì đầy rẫy)
Tôi đồ rằng xh nhật cũng từng như thế. Phải có ai đó viết về điều đó chứ
Còn vn thì ko những me tây, me tàu me hàn me nhật, đủ thứ thể loại me đếm khôn xiết, tôi đồ rằng xuân tóc đỏ có thật cũng không trèo hết đc.
Xã hội vn chưa rầm rồ như nhật chuyện tự tử, có lẽ do thị hiếu chưa cao bằng, dẫn đến còn có thể tạm vui vẻ bằng những thứ nhỏ nhặt vô nghĩa(như bia rượu, tiktok hay chương trình truyền hình, gameshow rẻ tiền), nói chủ quan thì là vậy.
Trình xây dựng thế giới của murakami yếu, nhưng khả năng đặc tả ngôn ngữ thì lại tốt, lão nếu viết văn kiểu đời thường, tôi thấy ok, còn viết văn kiểu theo lối chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thì chưa đủ trình, thế nên một vài tiểu thuyết của murakami "dở ông dở thằng" một cảm giác rất không fullfill
Nhưng ông ấy dc hâm mộ như thế, nói chung về khẳ năng miêu tả và ngôn ngữ, là không tầm thường rồi
 
Khá đúng, cứ qua một giai đoạn đọc lại truyện Lão lại thấy hay hơn một chút, day dứt hơn một chút.
Trước yêu một bé bị rối loạn lưỡng cực, đọc lại truyện mới thấy thấm những đoạn về trầm cảm trong cuốn rừng nauy, chứ hồi học sinh đọc thì chỉ thấy ấn tượng mấy đoạn về sex :big_smile:
 
vào đây mới thấy nhà văn nổi tiếng thế giới hóa ra chỉ sáng tác toàn rác rưởi :cold:
zFNuZTA.png
 
Back
Top