Hệ Lụy Của Phong Trào "𝐑𝐞𝐯𝐢𝐞𝐰 𝐏𝐡𝐢𝐦''

Mình thì thấy phản nghệ thuật vãi nồi ra. Xem film thì hay chứ tóm tắt thì có cái nồi gì mà coi.
 
cảm thấy không thích thì đừng xem

Câu chuyện đồ chơi 4

Đánh giá: 8/10

Duke Caboom là một người có tài nhưng bị quá khứ níu chân. Thất bại trong quá khứ ám ảnh, đeo đuổi anh trong nhiều năm sau, dẫu cho đó không hoàn toàn là do anh. Mãi đến khi nhà lãnh đạo Bo Peep tin tưởng, động viên, khơi dậy sức mạnh thật bên trong con người của anh. Dù sống mòn trong nhiều tháng ngày, sự tỉnh thức muộn màng còn hơn không. Thật ý nghĩa làm sao khi điều đó giúp đỡ rất nhiều cho những bạn đồ chơi khác đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Chú thỏ Bunny tội nghiệp bị xiềng xích hơn 3 năm trời ở gian hàng hội chợ vì các bạn trẻ không thể thắng được trò bắn súng ăn gấu bông do một thanh niên ham nghe nhạc lười làm tạo ra. Điều này nói lên sự ích kỷ, tham lam tột cùng của người làm kinh doanh chỉ chăm chăm thu lợi về mình mà không bao giờ nghĩ đến khách hàng. Đoạn anh chàng ngưng nghe nhạc, nhìn lại kệ hàng trống trơn, đó là bài học quý giá cho người làm kinh doanh hay làm bất cứ một điều gì khác: Cần có sự chú tâm, nếu không người đó sẽ gặp hết bất ngờ này đến bất ngờ khác trong cuộc sống.

Cô bé váy vàng Gabby có trí thông minh giao tiếp, cô có mục tiêu rõ ràng và biết cách để đạt được nó. Búp bê không ai bế thật là khủng khiếp, nó làm cho tâm hồn cô bệ rạc vô cùng. Dù suy nghĩ, hành động thế nào, thì sâu trong thâm tâm cô vẫn cần có người bồng bế, chở che, chơi cùng. Nhân vật này làm mình nhớ đến Bái Hồ trong phim Ba Chị Em (2007), một mình cô phải chống chọi với mưa bão cuộc đời. Đoạn Gabby bắt gặp đứa bé đi lạc, cô nhận ra nơi mà cô cần đến. Đó là sự đồng cảm, khoảnh khắc một trẻ đi lạc một búp bê cô đơn tìm thấy nhau nó cũng giống như Chuck Noland tìm lại được Wilson trong Cast Away.

Chiếc nĩa Forky luôn giới hạn bản thân mình là rác và chỉ có một nguyện vọng duy nhất là nhảy xồ vào bất cứ thùng rác nào mà anh ta nhìn thấy, anh bảo ở đó ấm áp. Forky là đại diện cho tầng lớp đông đảo nhất hành tinh này, những người thích sống trong vùng an toàn. Thử nghĩ mà xem, nếu cả trái đất này có tư duy như Forky thì có phải cuộc sống này tươi đẹp, yên ả lắm không. Hãy tưởng tượng mỗi người được sống, được học tập, làm việc, cống hiến, vui chơi,… chỉ cho chính bản thân của họ. Không còn hận thù đố kỵ, không còn đua tranh được mất. Hãy nhớ kỹ, hạnh phúc tồn tại trước khi loài người xuất hiện, vật chất – tiện nghi không làm nên điều đó (mình trải qua rồi nên mình biết), hãy nhìn con chó chăm lo cho đàn con, hãy nhìn những cánh chim tung bay trên cao. Tui chợt nhớ đến bài hát: Xin Trả Tôi Về - Trung Hậu. Bài hát đã có tuổi đời gần trăm năm mà cho đến nay, sau này vẫn còn nguyên giá trị của nó.

Bo Peep – nữ chính trong phim. Cô thấu hiểu cuộc đời khi cô biết một món đồ chơi không chỉ cho một người chơi, cô chấp nhận sự thật đó, cô không vui không buồn khi ngày đó đến – ngày mà cô bị dời đi. Cô thấu hiểu những người anh chị em búp bê khác, cô là một nhà lãnh đạo thực thụ khi có thể quán xuyến nhiều búp bê khác nhau, lập kế hoạch, truyền lửa để họ hành động với niềm vui và sự quyết tâm cao nhất có thể. Đoạn Bo Peep quay trở lại tiệm đồ cổ sau nhiều năm xa cách, anh chị em búp bê xếp hàng tay bắt mặt mừng như đón một người ân nhân trở về quê hương. Đó là đỉnh cao của sự lãnh đạo lấy tình thương làm gốc.

Buzz Lightyear – búp bê phi hành gia có gương mặt hao hao tài tử Tăng Chí Vĩ. Anh có suy nghĩ, hành động như một đứa trẻ: thiếu hiểu biết nhưng rất tự tin, hành động dứt khoát không nghĩ hậu quả. Buzz Lightyear đại diện cho những đứa trẻ sống rất cảm tính, cần có người bên cạnh dẫn dắt, chỉ bảo thêm.

Woody – nhân vật chán nhất phim. Anh thiếu khả năng lãnh đạo như Bo Peep, thiếu sự quyết đoán như Buzz Lightyear, thiếu xinh đẹp như Bunny, thiếu kỹ năng riêng biệt như Duke Caboom. Anh có một gương mặt buồn, anh là người hùng gặp thời, gặp những người đồng hành tài giỏi và được đạo diễn ưu ái cho anh vào vai chính. Woody đại diện cho sự may mắn, đó là một thông số có thật trong cuộc sống, để làm cho mọi người có sự hy vọng, có động lực để tiến bước dù đoạn đường không dễ đi đối vời từng người, từng thời điểm.
 
thằng nào không thích đừng xem đừng ấn vô có ai dí súng vào đầu bắt ấn không mà than thế fen, ở đây chẳng có hệ luỵ nào cả cái nào không hợp với thời thế sẽ bị đào thải thôi như việc này cũng thế không phải tự dưng mà đám đông chấp nhận nếu nó như shit rồi tự họ cũng bỏ thôi, điển hình như mình thời gian đầu ra cái này mình thấy cũng hay hay nhưng đến giờ nó xuất hiện quá nhiều khiến bản thân cảm thấy ức chế không muốn xem nữa đơn giản thôi mà cứ quan trọng hoá mọi việc lên làm gì.
 
Thằng cùng phòng toàn bật cái này, giọng google + lồng nhạc ám ảnh cực kỳ, dị ứng méo chịu được:choler:
Con làm cùng chỗ tôi cũng bật, cái giọng nhựa như đọc truyện hài mà nó đi lồng nhạc ma ám vô, lúc đó chỉ muốn cái đt nó hư ngay cho khỏi nghe.
 
Mấy cái tóm tắt này bọn nó toàn cốp của tiktok bọn tàu xong dịch lại, chứ có đứa nào tự làm đâu, việc nhẹ lương cao
 
thằng nào không thích đừng xem đừng ấn vô có ai dí súng vào đầu bắt ấn không mà than thế fen, ở đây chẳng có hệ luỵ nào cả cái nào không hợp với thời thế sẽ bị đào thải thôi như việc này cũng thế không phải tự dưng mà đám đông chấp nhận nếu nó như shit rồi tự họ cũng bỏ thôi, điển hình như mình thời gian đầu ra cái này mình thấy cũng hay hay nhưng đến giờ nó xuất hiện quá nhiều khiến bản thân cảm thấy ức chế không muốn xem nữa đơn giản thôi mà cứ quan trọng hoá mọi việc lên làm gì.
bởi vì nó sẽ tạo ra một thế hệ lười nhác trong tư duy , què quặt trong cảm thụ nghệ thuật với cái thói quen mớm sẵn , bao nhiêu chi tiết chính trị được lồng ghép , bao nhiêu vấn đề được đạo diễn khéo léo đưa vào tinh tế chỉ có những người đủ trải nghiệm mới có thể hiểu và cảm được chứ thím nghĩ nó làm cái phim tốn hàng triệu $ thôi à :)
 
exactly fen :matrix:
33 - Qcg0oqw.jpg
 
bởi vì nó sẽ tạo ra một thế hệ lười nhác trong tư duy , què quặt trong cảm thụ nghệ thuật với cái thói quen mớm sẵn , bao nhiêu chi tiết chính trị được lồng ghép , bao nhiêu vấn đề được đạo diễn khéo léo đưa vào tinh tế chỉ có những người đủ trải nghiệm mới có thể hiểu và cảm được chứ thím nghĩ nó làm cái phim tốn hàng triệu $ thôi à :)
nếu anh nói nó tạo ra tư duy lười nhác thì trong xã hội hiện nay nếu không phải trào lưu này thì cũng là trào lưu khác thôi. Còn cảm thụ nghệ thuật ấy hả??? Khi mà đời sống lên đến 1 tầm nhất định tự khắc bản thân phải phát triển theo để theo kịp thôi đừng lo hão những chuyện đó, anh không thể gia nhập vào tầng lớp thượng lưu mà nói chuyện bông phèn như thời còn làm lụng vất vả được, tự bản thân con người sẽ tìm cách đáp ứng cả.
 
thằng nào không thích đừng xem đừng ấn vô có ai dí súng vào đầu bắt ấn không mà than thế fen, ở đây chẳng có hệ luỵ nào cả cái nào không hợp với thời thế sẽ bị đào thải thôi như việc này cũng thế không phải tự dưng mà đám đông chấp nhận nếu nó như shit rồi tự họ cũng bỏ thôi, điển hình như mình thời gian đầu ra cái này mình thấy cũng hay hay nhưng đến giờ nó xuất hiện quá nhiều khiến bản thân cảm thấy ức chế không muốn xem nữa đơn giản thôi mà cứ quan trọng hoá mọi việc lên làm gì.
Sống thụ động quá.
 
Review 1 đoạn ngắn còn được, nhiều đứa review đến cmn cả kết phim luôn, vậy thì còn hứng thú xem bòi gì nữa, như kiểu spoid vậy
 
Thật ra tôi thấy phong trào này ảnh hưởng đến chất xám túi tiền của nhà sx thôi chứ người bình thường lại tiện lợi vl. Nhiều khi chỉ cần chút ít nhiêu đó để đỡ phí phạm cuộc đời. Phim nào hay lắm mới dành ra 2-3 tiếng xem nhue vậy góp phần làm cho các nhà làm phim phải làm siêu phẩm hơn là nhồi nhét bd, gay lọ, nữ quyền, điếm quyền, da màu quyền vào rồi để người coi nhận ra tốn vài ngày của cuộc đời.
 
Đồng ý với thớt, tui chỉ xem review của Phê Phim với W2W. Còn fb bây giờ toàn tóm tắt chứ review đâu.

Gửi từ Refrigerator bằng vozFApp
 
đúng ra là tóm tắt film thì đúng hơn. trước cũng thấy cái này rác bme ra cơ mà mỗi tối xem tí trước khi đi ngủ cũng ổn, mặc dù vẫn thấy nó rác vl. cơ mà cuộc sống thì sống chung với rác là bthg
 
Back
Top