Hiệu ứng Lucifer có thể biến chúng ta thành người xấu ra sao

Zyuoh Eagle

Senior Member
Không có ranh giới tuyệt đối giữa thiện và ác trong bản chất con người. Trong những hoàn cảnh xã hội nhất định, người tốt cũng trở thành kẻ xấu. Đấy là hiệu ứng Lucifer.



sach tam ly hay anh 1
HÌnh ảnh minh họa cho hiệu ứng Lucifer. Ảnh: Arts Lab.
Một ngày năm 1971, giáo sư Philip Zimbardo của Đại học Stanford chuẩn bị thực hiện một thí nghiệm tâm lý táo bạo.
Công tác chuẩn bị cho thí nghiệm đang được tiến hành khá tốt. Đầu tiên, giáo sư Zimbardo sửa lại tầng hầm của Khoa Tâm lý học trong trường đại học này thành nhà tù và tuyển 24 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm thông qua quảng cáo.
Tiếp đến, ông kiểm tra các tình nguyện viên để chứng minh họ đều là "người bình thường có tâm lý khỏe mạnh, không mắc bệnh". Sau đó, ông chia ngẫu nhiên các tình nguyện viên thành hai nhóm: 9 tình nguyện viên trở thành "tù nhân" trong nhà tù, 9 người khác trở thành "lính canh" theo ca, ba người một nhóm (những tình nguyện viên còn lại làm nhiệm vụ dự phòng cho họ, sẵn sàng thay thế những tình nguyện viên rút lui khỏi thí nghiệm). Giáo sư Zimbardo đảm nhận vai "quản ngục".
Để đảm báo tiến độ thí nghiệm diễn ra suôn sẻ, mỗi tình nguyện viên tham gia thí nghiệm phải ký một thỏa thuận, đồng ý từ bỏ một số quyền con người trong quá trình thí nghiệm.
Ban đầu, các "lính canh" rất khó nhập vai. Giáo sư Zimbardo cho rằng họ quá nghiệp dư nên đã nhắc nhở họ rất nhiều lần: "Các bạn phải có đủ năng lực để đối phó với các "tù nhân", bắt các "tù nhân" làm những công việc nhục nhã như giam giữ hàng giờ đồng hồ, dùng tay không dọn bồn cầu, cắt bớt thời gian ngủ của họ,...
24 tiếng sau thí nghiệm, những người tham gia nhận thấy rằng, các "lính canh" đã bắt đầu hứng thú với việc ngược đãi "tù nhân". Càng đáng sợ hơn là, họ bắt đầu cảm thấy vui vẻ khi làm những việc đó.
Cuối cùng, một "tù nhân" bị tra tấn tới mức gần như suy sụp và đã đề nghị được rút khỏi thí nghiệm này (vì theo như thỏa thuận được ký, những người tham gia thí nghiệm có thể từ bỏ bất cứ lúc nào). Tuy nhiên, Zimbardo cho rằng, khả năng chịu đựng của người này quá kém nên đã bác bỏ yêu cầu của anh ta.
Trên thực tế, với tư cách là người lên kế hoạch và tổ chức thí nghiệm, giáo sư Zimbardo cũng đã bắt đầu ám ảnh với vai trò "quản ngục" của chính mình, từ đó mất đi tính khách quan và thông cảm.
Đến ngày thứ 6 của cuộc thí nghiệm, tình hình đã bắt đầu vượt ngoài tầm kiểm soát - những tình nguyện viên đóng vai "lính canh" đã hoàn toàn chìm đắm vào quyền lực mà không thể khống chế được. Cuối cùng, bạn gái của Zimbardo đã nhìn thấy tất cả và mạnh mẽ yêu cầu ông phải dừng lại ngay lập tức. Lúc này, giáo sư Zimbardo mới buộc phải kết thúc thí nghiệm.
Mãi cho đến khi kết thúc thí nghiệm, Zimbardo mới tỉnh ngộ và nhận ra tất cả những gì đã xảy ra trong nhà tù thí nghiệm ở Stanford là một sự điên rồ và vô nhân đạo.
Vậy, điều gì đã khiến những người "lính canh" thực hiện những hành động mất nhân tính đó? Tại sao thí nghiệm mô phỏng này lại trở thành "địa ngục trần gian"?
Bản chất con người là một đề tài muôn thuở trong nghiên cứu tâm lý học. Là một thí nghiệm kinh điển để nghiên cứu về đề tài này, thí nghiệm trong nhà tù Stanford đã tiết lộ cho mọi người thấy môi trường có sức ảnh hưởng lớn như thế nào tới hành vi cá nhân, đồng thời trả lời cho câu hỏi kinh điển về thiện và ác của bản chất con người: Người tốt có thực sự trở thành ác quỷ không?
https://zingnews.vn/hieu-ung-lucifer-co-the-bien-chung-ta-thanh-nguoi-xau-ra-sao-post1396270.html
 
Ban đầu, các "lính canh" rất khó nhập vai. Giáo sư Zimbardo cho rằng họ quá nghiệp dư nên đã nhắc nhở họ rất nhiều lần: "Các bạn phải có đủ năng lực để đối phó với các "tù nhân", bắt các "tù nhân" làm những công việc nhục nhã như giam giữ hàng giờ đồng hồ, dùng tay không dọn bồn cầu, cắt bớt thời gian ngủ của họ,...
24 tiếng sau thí nghiệm, những người tham gia nhận thấy rằng, các "lính canh" đã bắt đầu hứng thú với việc ngược đãi "tù nhân". Càng đáng sợ hơn là, họ bắt đầu cảm thấy vui vẻ khi làm những việc đó.
Cuối cùng, một "tù nhân" bị tra tấn tới mức gần như suy sụp và đã đề nghị được rút khỏi thí nghiệm này (vì theo như thỏa thuận được ký, những người tham gia thí nghiệm có thể từ bỏ bất cứ lúc nào). Tuy nhiên, Zimbardo cho rằng, khả năng chịu đựng của người này quá kém nên đã bác bỏ yêu cầu của anh ta.

Mấy thằng Mod trên voz này là 1 ví dụ, ban đầu thì thím thím em em, lên làm Mod phát là thành nhỏ mà có tài, luật là bố bố là luật :angry:
 
Có 2 loại người tính thiện và tính ác

Dù hoàn cảnh thế nào thì người thiện vẫn ko phạm tội
Con người phải phân biệt đc thiện ác

Đừng có mà xạo lone ko ranh giới :haha:
 
Làm người tốt chỉ có thiệt
Làm người xấu thì phải cẩn trọng pháp luật

Làm người sòng phẳng là dễ sống nhất :smile: Bạn cần tôi, tôi cần bạn,win-win :smile:
 
Có 2 loại người tính thiện và tính ác

Dù hoàn cảnh thế nào thì người thiện vẫn ko phạm tội
Con người phải phân biệt đc thiện ác

Đừng có mà xạo lone ko ranh giới :haha:
Trolley Problem thì sao :shame:
 
thật ra có 1 cách lý giải khác

đó là con người thường có tâm lý yếu. dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh, môi trường, đám đông..v..v nên khi đặt trong 1 hoàn cảnh đặc biệt, có những người tiên phong làm 1 vài hành động " được cho là đúng" trong hoàn cảnh đó, thì những người khác có xu hướng làm theo

mọi người làm theo nhau, và mức độ sẽ ngày càng nhân lên


nên nói về vấn đề thiện ác trong thí nghiệm này không hoàn toàn tuyệt đối lắm.

nó thuộc về tâm lý đám đông + tác động ngoại cảnh hơn
 
Điều này cực kỳ đúng ở trên wiki tiếng Việt hiện nay
Đóng góp phi lợi nhuận, nội dung đúng, nhưng lại phải đi xin xỏ thì bọn nó mới cho làm
Nếu là môi trường công sở hay quan trường thì không nói làm gì, đằng này không lợi ích gì, nhưng nịnh nọt bợ đỡ every where, nịnh trên xong đạp dưới, không nịnh là ăn đạp :doubt:
Hở ra là bị vu cho là phá hoại, nhưng xét như thế thì bọn BQV và ĐPV phá hoại đầy ra :doubt:
 
Last edited:
Người tốt có thực sự trở thành ác quỷ không?

thí nghiệm xàm lol, lấy gì chắc chắn đám tình nguyện viên kia ban đầu là người tốt? bản chất chúng nó là người xấu, gặp điều kiện thuận lợi nên bộc lộ ra thì sao?
 
cái Stanford prison experiment này xem phim qua lâu rùi mà giờ mới nghe cái từ hiệu ứng lucifer
 
Giáo sư Zimbardo đảm nhận vai "quản ngục".
...
Cuối cùng, một "tù nhân" bị tra tấn tới mức gần như suy sụp và đã đề nghị được rút khỏi thí nghiệm này (vì theo như thỏa thuận được ký, những người tham gia thí nghiệm có thể từ bỏ bất cứ lúc nào). Tuy nhiên, Zimbardo cho rằng, khả năng chịu đựng của người này quá kém nên đã bác bỏ yêu cầu của anh ta.
Trên thực tế, với tư cách là người lên kế hoạch và tổ chức thí nghiệm, giáo sư Zimbardo cũng đã bắt đầu ám ảnh với vai trò "quản ngục" của chính mình, từ đó mất đi tính khách quan và thông cảm.
Ngay từ đầu giáo sư đã khôn như con kiki, sao không vào vai tù nhân mà làm thí nghiệm?
Anh "tù nhân" kia cũng hiền, chứ không lại có một màn thí nghiệm "sát nhân hàng loạt" và "con mồi"
osCpCsi.png
 
Back
Top