Nói sâu xa có thể truy thẳng từ địa lý của Châu Âu và Đông Á khiến tập tính 2 giống dân này từ xa xưa đã khác nhau ==> thể chế chính trị tương ứng bất kể hình thái xã hội nào
Ví dụ anh em có thể thấy bây giờ dù đã là mấy chục năm triều sản trung quốc nhưng quyền lực đang dần tập trung về một người duy nhất là Tập đ khác gì một hoàng đế Trung Hoa từ 5000 năm trước.
Tương tự với phương Tây nói chung và La Mã nói riêng thì dù qua bất kỳ thời kỳ nào thì cái "tinh thần cộng hòa-dân chủ" vẫn vô cùng mạnh (do nó là một nền văn minh biển giao thương >< nền văn minh hoàng hà trọng nông)
Ngay từ thời vương chế (một thời kỳ mang nặng huyền sử) ta cũng đã thấy 7 vua La Mã thật ra mang hình bóng giống một thủ lĩnh của nhiều bộ tộc chứ không có khả năng tạo nên một triều đại thế tập thật sự. Chỉ có 2 ông vua cùng họ là nhà Tarquin nhưng cũng không tính là truyền ngôi vì "theo chính sử" Tarquin cha (thứ 5) truyền cho một người ngoại tộc là Servius Tullius (đại loại Nghiêu Thuấn, người sau tô vẽ đạo đức là thế còn sự thật tôi nghĩ chỉ là một cuộc tranh giành quyền lực), về sau Tarquin con (thứ 7) mới đảo chính giành lại.
Thời cộng hòa thì khỏi nói, nền văn hóa cộng hòa đã tạo ra một "tinh thần thù ghét vua chúa (odium regni)" cực mạnh, anh em cứ tưởng tượng ở La Mã thằng nào mà có ý/hoặc bị tố là có ý làm vua là bị xử đ khác gì bọn trotskist hay xét lại. Caesar chết cũng vì thế, ông ta chỉ là người cuối cùng trong số rất nhiều chính trị gia cộng hòa khác bị tố cáo là có ý làm vua mà thôi. Tới đời Augustus cuối cùng cũng đã nắm toàn bộ quyền lực thật sự thì vẫn còn phải nhớ lại bài học của cha mình và tinh thần cộng hòa của La Mã nên ông ta cũng không bao giờ dám xưng mình là "rex"-một vị vua thật sự. Thay vào đó, Augustus mới đẻ ra một cơ số cải cách để che đậy quyền lực thật sự của mình, ví dụ chỉ tự xưng là "princeps civitatis" (công dân hạng 1 /thủ lĩnh của thành quốc) hay vẫn bầu cử consul (tương đương tủng thúng Mỹ) hàng năm nhưng thật ra nắm hết quyền lực phía sau,... Ngoài ra còn phải kể ra một yếu tố chủ quan nữa là Augustus chỉ sinh được một con gái, còn hai người cháu là Gaius và Marcellus đều chết yểu nên ông ấy phải trao lại quyền thừa kế cho thằng con nuôi là Tiberius (hoàng đế thứ 2) nhưng tôi nghĩ điều này không đủ thay đổi tiến trình lịch sử. Từ cái mô hình mà Augustus dựng lên thì có thể thấy hoàng đế La Mã về địa vị không thật sự cao như hoàng đế Trung Hoa, ông ta ít nhất trên danh nghĩa chỉ là một "primus inter pares" (đứng đầu trong số những người đồng cấp), quyền lực của ông ấy gắn với các chức vụ rõ ràng (dù cái chức vụ đó có thời hạn cả đời) chứ đ phải do ông trời ban cho thông qua "thiên mệnh" nên hoàng đế La Mã dễ bị lật (bởi viện nguyên lão hoặc cận vệ hoàng gia (praetoriae cohortes) hay về sau nữa là các chỉ huy quân sự ở biên giới, đây là các thế lực mạnh nhất xuyên suốt lịch sử La Mã đế quốc) và khó tạo được một triều đại đúng nghĩa.
Còn một fact nữa, trong khi từ "Hoàng Đế" ở phía Đông do Tần Thủy Hoàng ghép lại từ Hoàng trong Tam Hoàng và Đế trong Ngũ Đế thể hiện một sự vĩ đại chưa từng thấy trước đây thì danh xưng tương ứng ở La Mã là "Imperator" (--> Emperor trong tiếng Anh) ban đầu chỉ có nghĩa là một chỉ huy quân sự mà thôi, một lần nữa thể hiện sự chênh lệch về địa vị của "hoàng đế" ở hai nền văn minh.