kiến thức Học bảng IPA như thế nào (mục tiêu 6.5-7.0 Speaking IELTS)?

dutchcourage

Senior Member
Do gần đây có nhiều bạn đặt câu hỏi về việc luyện bảng IPA, và một số bạn khuyên là phải học hết toàn bộ 44 âm trong bảng IPA. Mình không đồng ý với lời khuyên này.

Dù bản thân mình đã đạt mức điểm 6.5 Speaking IELTS thi thật (7.0 thi thử), mình cũng vẫn chưa thể phát âm chuẩn toàn bộ 44 âm trong bảng IPA, mà thay vào đó mình chỉ tập trung nguồn lực vào một số âm quan trọng. Nhờ việc chọn lọc âm mà mình tránh được tình trạng học trước quên sau, hoặc học quá dàn trải mà dẫn đến việc học mãi mà không thấy sự tiến bộ rõ rệt.

Tiêu chí chọn các âm quan trọng của mình: phổ biến, dễ sửa, và nếu phát âm sai thì dễ gây hiểu lầm.

Ngoài ra, mình cũng phân các âm quan trọng thành 4 cấp độ khác nhau, cấp độ càng cao thì mình càng ưu tiên.

Sau đây là các âm (kèm cấp độ quan trọng) mà mình đã phân loại (disclaimer: ngoài kinh nghiệm bản thân thì mình có tham khảo giáo trình American Accent Training và Pronunciation Workshop, thành ra bạn cũng có thể thấy các âm này được các giáo trình này ưu tiên dạy đầu tiên)

1, Âm quan trọng nhất là nguyên âm schwa. Nó là âm phổ biến nhất trong tiếng Anh (chiếm 30% số âm được phát âm). Mặc dù trong tiếng Anh các nguyên âm có trường độ dài gấp 2 lần nguyên âm tiếng Việt nhưng riêng âm schwa có trường độ bằng một nửa nguyên âm tiếng Việt. Đó cũng là lí do tại sao mà ta thấy người bản xứ nói tiếng Anh rất nhanh. Một video về vấn đề này:


2, Âm quan trọng tiếp theo là phụ âm r. Một điểm cần lưu ý là các bạn phát âm sai âm r rất nhiều do tưởng mình biết phát âm âm r trong tiếng Việt như thế nào rồi, và áp cách phát âm đó sang tiếng Anh. Xem video sau:


Ngoài âm r thì còn âm l rất quan trọng. Âm l tuy IPA chỉ dùng một kí hiệu nhưng thực ra cần chia âm l thành hai âm khác nhau, một âm l đứng đầu từ và một âm l khác đứng giữa và cuối từ (gọi là âm dark l)

3, Tiếp theo là các âm có hơi như p, t, k, th, s, sh (và phiên bản hữu thanh của các âm này). Các âm này đều có một luồng hơi đặc trưng được phát ra, và bạn sẽ nghe được các âm này nhờ luồng hơi đặc trưng đó. Bạn có thể thấy sự khác nhau của âm t tiếng Việt và âm t tiếng Anh trong các từ ten (số 10) và ăng-ten. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ tiếng Việt mà nhiều khi trong vô thức các bạn không phát hơi khi nói.

4, Tiếp theo là cặp hai âm i (đều khác âm i trong tiếng Việt) và cặp hai âm u, do nếu nhầm lần giữa các nguyên âm này thì thường sẽ gây lệch nghĩa khá tai hại

Vậy là tổng cộng ta có 20/44 âm quan trọng và mình chỉ cần học thế này và các thành phần khác như ngữ điệu và vocab ổn thì đủ 6.5 IELTS Speaking rồi. Theo mình thì khi nào bạn đạt đến mức điểm ấy và muốn mục tiêu cao hơn bạn mới nên luyện các âm khác.

Ngoài ra, một mẹo nữa là trước khi luyện một âm nào đó hay trước khi đi thi nói, bạn có thể sử dụng các bài tập khởi động cơ miệng của cô Rachel tại
để cơ miệng được linh hoạt hơn khi phát âm
 
Do gần đây có nhiều bạn đặt câu hỏi về việc luyện bảng IPA, và một số bạn khuyên là phải học hết toàn bộ 44 âm trong bảng IPA. Mình không đồng ý với lời khuyên này.

Dù bản thân mình đã đạt mức điểm 6.5 Speaking IELTS thi thật (7.0 thi thử), mình cũng vẫn chưa thể phát âm chuẩn toàn bộ 44 âm trong bảng IPA, mà thay vào đó mình chỉ tập trung nguồn lực vào một số âm quan trọng. Nhờ việc chọn lọc âm mà mình tránh được tình trạng học trước quên sau, hoặc học quá dàn trải mà dẫn đến việc học mãi mà không thấy sự tiến bộ rõ rệt.

Tiêu chí chọn các âm quan trọng của mình: phổ biến, dễ sửa, và nếu phát âm sai thì dễ gây hiểu lầm.

Ngoài ra, mình cũng phân các âm quan trọng thành 4 cấp độ khác nhau, cấp độ càng cao thì mình càng ưu tiên.

Sau đây là các âm (kèm cấp độ quan trọng) mà mình đã phân loại (disclaimer: ngoài kinh nghiệm bản thân thì mình có tham khảo giáo trình American Accent Training và Pronunciation Workshop, thành ra bạn cũng có thể thấy các âm này được các giáo trình này ưu tiên dạy đầu tiên)

1, Âm quan trọng nhất là nguyên âm schwa. Nó là âm phổ biến nhất trong tiếng Anh (chiếm 30% số âm được phát âm). Mặc dù trong tiếng Anh các nguyên âm có trường độ dài gấp 2 lần nguyên âm tiếng Việt nhưng riêng âm schwa có trường độ bằng một nửa nguyên âm tiếng Việt. Đó cũng là lí do tại sao mà ta thấy người bản xứ nói tiếng Anh rất nhanh. Một video về vấn đề này:


2, Âm quan trọng tiếp theo là phụ âm r. Một điểm cần lưu ý là các bạn phát âm sai âm r rất nhiều do tưởng mình biết phát âm âm r trong tiếng Việt như thế nào rồi, và áp cách phát âm đó sang tiếng Anh. Xem video sau:


Ngoài âm r thì còn âm l rất quan trọng. Âm l tuy IPA chỉ dùng một kí hiệu nhưng thực ra cần chia âm l thành hai âm khác nhau, một âm l đứng đầu từ và một âm l khác đứng giữa và cuối từ (gọi là âm dark l)

3, Tiếp theo là các âm có hơi như p, t, k, th, s, sh (và phiên bản hữu thanh của các âm này). Các âm này đều có một luồng hơi đặc trưng được phát ra, và bạn sẽ nghe được các âm này nhờ luồng hơi đặc trưng đó. Bạn có thể thấy sự khác nhau của âm t tiếng Việt và âm t tiếng Anh trong các từ ten (số 10) và ăng-ten. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ tiếng Việt mà nhiều khi trong vô thức các bạn không phát hơi khi nói.

4, Tiếp theo là cặp hai âm i (đều khác âm i trong tiếng Việt) và cặp hai âm u, do nếu nhầm lần giữa các nguyên âm này thì thường sẽ gây lệch nghĩa khá tai hại

Vậy là tổng cộng ta có 20/44 âm quan trọng và mình chỉ cần học thế này và các thành phần khác như ngữ điệu và vocab ổn thì đủ 6.5 IELTS Speaking rồi. Theo mình thì khi nào bạn đạt đến mức điểm ấy và muốn mục tiêu cao hơn bạn mới nên luyện các âm khác.

Ngoài ra, một mẹo nữa là trước khi luyện một âm nào đó hay trước khi đi thi nói, bạn có thể sử dụng các bài tập khởi động cơ miệng của cô Rachel tại
để cơ miệng được linh hoạt hơn khi phát âm
yêu bác :love:
 
Do gần đây có nhiều bạn đặt câu hỏi về việc luyện bảng IPA, và một số bạn khuyên là phải học hết toàn bộ 44 âm trong bảng IPA. Mình không đồng ý với lời khuyên này.

Dù bản thân mình đã đạt mức điểm 6.5 Speaking IELTS thi thật (7.0 thi thử), mình cũng vẫn chưa thể phát âm chuẩn toàn bộ 44 âm trong bảng IPA, mà thay vào đó mình chỉ tập trung nguồn lực vào một số âm quan trọng. Nhờ việc chọn lọc âm mà mình tránh được tình trạng học trước quên sau, hoặc học quá dàn trải mà dẫn đến việc học mãi mà không thấy sự tiến bộ rõ rệt.

Tiêu chí chọn các âm quan trọng của mình: phổ biến, dễ sửa, và nếu phát âm sai thì dễ gây hiểu lầm.

Ngoài ra, mình cũng phân các âm quan trọng thành 4 cấp độ khác nhau, cấp độ càng cao thì mình càng ưu tiên.

Sau đây là các âm (kèm cấp độ quan trọng) mà mình đã phân loại (disclaimer: ngoài kinh nghiệm bản thân thì mình có tham khảo giáo trình American Accent Training và Pronunciation Workshop, thành ra bạn cũng có thể thấy các âm này được các giáo trình này ưu tiên dạy đầu tiên)

1, Âm quan trọng nhất là nguyên âm schwa. Nó là âm phổ biến nhất trong tiếng Anh (chiếm 30% số âm được phát âm). Mặc dù trong tiếng Anh các nguyên âm có trường độ dài gấp 2 lần nguyên âm tiếng Việt nhưng riêng âm schwa có trường độ bằng một nửa nguyên âm tiếng Việt. Đó cũng là lí do tại sao mà ta thấy người bản xứ nói tiếng Anh rất nhanh. Một video về vấn đề này:


2, Âm quan trọng tiếp theo là phụ âm r. Một điểm cần lưu ý là các bạn phát âm sai âm r rất nhiều do tưởng mình biết phát âm âm r trong tiếng Việt như thế nào rồi, và áp cách phát âm đó sang tiếng Anh. Xem video sau:


Ngoài âm r thì còn âm l rất quan trọng. Âm l tuy IPA chỉ dùng một kí hiệu nhưng thực ra cần chia âm l thành hai âm khác nhau, một âm l đứng đầu từ và một âm l khác đứng giữa và cuối từ (gọi là âm dark l)

3, Tiếp theo là các âm có hơi như p, t, k, th, s, sh (và phiên bản hữu thanh của các âm này). Các âm này đều có một luồng hơi đặc trưng được phát ra, và bạn sẽ nghe được các âm này nhờ luồng hơi đặc trưng đó. Bạn có thể thấy sự khác nhau của âm t tiếng Việt và âm t tiếng Anh trong các từ ten (số 10) và ăng-ten. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ tiếng Việt mà nhiều khi trong vô thức các bạn không phát hơi khi nói.

4, Tiếp theo là cặp hai âm i (đều khác âm i trong tiếng Việt) và cặp hai âm u, do nếu nhầm lần giữa các nguyên âm này thì thường sẽ gây lệch nghĩa khá tai hại

Vậy là tổng cộng ta có 20/44 âm quan trọng và mình chỉ cần học thế này và các thành phần khác như ngữ điệu và vocab ổn thì đủ 6.5 IELTS Speaking rồi. Theo mình thì khi nào bạn đạt đến mức điểm ấy và muốn mục tiêu cao hơn bạn mới nên luyện các âm khác.

Ngoài ra, một mẹo nữa là trước khi luyện một âm nào đó hay trước khi đi thi nói, bạn có thể sử dụng các bài tập khởi động cơ miệng của cô Rachel tại
để cơ miệng được linh hoạt hơn khi phát âm

sweet_kiss.png
 
Quan điểm của mình như sau:

1. Cách thím làm là một cách để học nhanh, và là học gạo. Nếu nói nhanh hoặc loáng thoáng nghe qua sẽ cho cảm giác rất “tây” hoặc “mỹ”, nhưng gặp người chuyên môn thì người ta nhận ra ngay đấy là kiểu học cắt cơn chứ không phải học cẩn thận, bài bản.

2. Thực chất cách học này không giúp thím tăng được điểm phát âm, nó chỉ giúp giám khảo có thể hiểu được những gì thím nói chứ không bị tình trạng không nghe ra được thí sinh nói gì rồi skip không cho điểm phần ấy.

3. Điểm 6.5-7.0 là do thím có phản xạ nói tốt và sắp xếp ý logic chứ không phải do phát âm đâu. Thực tế những người đạt từ 7.5 nói đổ lên, nếu phát âm đã chuẩn thì chỉ hơn nhau ở phản xạ và cohesion, coherence của bài nói thôi.
 
Quan điểm của mình như sau:

1. Cách thím làm là một cách để học nhanh, và là học gạo. Nếu nói nhanh hoặc loáng thoáng nghe qua sẽ cho cảm giác rất “tây” hoặc “mỹ”, nhưng gặp người chuyên môn thì người ta nhận ra ngay đấy là kiểu học cắt cơn chứ không phải học cẩn thận, bài bản.

2. Thực chất cách học này không giúp thím tăng được điểm phát âm, nó chỉ giúp giám khảo có thể hiểu được những gì thím nói chứ không bị tình trạng không nghe ra được thí sinh nói gì rồi skip không cho điểm phần ấy.

3. Điểm 6.5-7.0 là do thím có phản xạ nói tốt và sắp xếp ý logic chứ không phải do phát âm đâu. Thực tế những người đạt từ 7.5 nói đổ lên, nếu phát âm đã chuẩn thì chỉ hơn nhau ở phản xạ và cohesion, coherence của bài nói thôi.
Đúng rồi, mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Mục đích và mục tiêu của mình cũng là để nói để giám khảo hiểu được thôi để tránh việc phát âm gây ảnh hưởng đến những phần khác của bài nói. Vì thế nên cuối thì mình có kết câu "Khi nào bạn đạt đến mức điểm ấy và muốn chinh phục các mục tiêu cao hơn bạn mới nên luyện các âm khác."
 
Quan điểm của mình như sau:

1. Cách thím làm là một cách để học nhanh, và là học gạo. Nếu nói nhanh hoặc loáng thoáng nghe qua sẽ cho cảm giác rất “tây” hoặc “mỹ”, nhưng gặp người chuyên môn thì người ta nhận ra ngay đấy là kiểu học cắt cơn chứ không phải học cẩn thận, bài bản.

2. Thực chất cách học này không giúp thím tăng được điểm phát âm, nó chỉ giúp giám khảo có thể hiểu được những gì thím nói chứ không bị tình trạng không nghe ra được thí sinh nói gì rồi skip không cho điểm phần ấy.

3. Điểm 6.5-7.0 là do thím có phản xạ nói tốt và sắp xếp ý logic chứ không phải do phát âm đâu. Thực tế những người đạt từ 7.5 nói đổ lên, nếu phát âm đã chuẩn thì chỉ hơn nhau ở phản xạ và cohesion, coherence của bài nói thôi.
Vậy học hết tất cả 44 âm thì mới gọi là chuẩn hả fen? Theo mình thấy thì riêng đối với tiếng việt có nhiều âm khá giống với tiếng anh rồi nên giờ chỉ cần học những âm khác hoặc âm tiêng việt k có thôi đúng k nhỉ?
 
Vậy học hết tất cả 44 âm thì mới gọi là chuẩn hả fen? Theo mình thấy thì riêng đối với tiếng việt có nhiều âm khá giống với tiếng anh rồi nên giờ chỉ cần học những âm khác hoặc âm tiêng việt k có thôi đúng k nhỉ?
Học hết 44 âm cũng chẳng đủ, và những âm tiếng Việt giống tiếng Anh thì trong thực tế chỉ giống cái vỏ bề ngoài lúc đọc riêng thôi.

Khi vào trong từ, đọc cùng các âm khác thì sẽ có những nguyên tắc kết hợp khác mà tiếng Anh mới có còn tiếng Việt thì không.

Thế nên, chốt lại muốn chú trọng vào phát âm hay thì phải luyện tập nhiều.
 
Quan điểm của mình như sau:

1. Cách thím làm là một cách để học nhanh, và là học gạo. Nếu nói nhanh hoặc loáng thoáng nghe qua sẽ cho cảm giác rất “tây” hoặc “mỹ”, nhưng gặp người chuyên môn thì người ta nhận ra ngay đấy là kiểu học cắt cơn chứ không phải học cẩn thận, bài bản.

2. Thực chất cách học này không giúp thím tăng được điểm phát âm, nó chỉ giúp giám khảo có thể hiểu được những gì thím nói chứ không bị tình trạng không nghe ra được thí sinh nói gì rồi skip không cho điểm phần ấy.

3. Điểm 6.5-7.0 là do thím có phản xạ nói tốt và sắp xếp ý logic chứ không phải do phát âm đâu. Thực tế những người đạt từ 7.5 nói đổ lên, nếu phát âm đã chuẩn thì chỉ hơn nhau ở phản xạ và cohesion, coherence của bài nói thôi.
Đồng quan điểm
 
IPA mà cũng phải học hả bác. Thiết nghĩ đây là kiến thức cho người trình độ A1-A2-B1 chứ nhỉ.
Nói đúng hơn thì trình độ B2 trở xuống nên học các âm nào thì hợp lí hơn (có thể dùng IPA hoặc không, ở trên mình dùng kí hiệu th, sh chứ không dùng kí hiệu IPA). Còn việc học thì mình nghĩ là cần vì ở Việt Nam dạy sai phát âm khá nhiều (bạn có thể xem video âm r ở trên), mọi người cũng nên tìm hiểu qua mấy nguồn của người bản xứ để đảm bảo mình biết cách phát đúng.
 
Vậy học hết tất cả 44 âm thì mới gọi là chuẩn hả fen? Theo mình thấy thì riêng đối với tiếng việt có nhiều âm khá giống với tiếng anh rồi nên giờ chỉ cần học những âm khác hoặc âm tiêng việt k có thôi đúng k nhỉ?
Mình thấy tiếng việt không có nhiều âm giống tiếng anh, chỉ thấy có 2 âm g và d ( tiếng anh là j) là khá giống tiếng anh thôi, còn lại đều khác rõ ràng hết.
 
Mình thấy tiếng việt không có nhiều âm giống tiếng anh, chỉ thấy có 2 âm g và d ( tiếng anh là j) là khá giống tiếng anh thôi, còn lại đều khác rõ ràng hết.
Có nhiều âm giống lắm Fen, nhưng hai âm Fen nói thì k có giống :))).
 
Có nhiều âm giống lắm Fen, nhưng hai âm Fen nói thì k có giống :))).
Bác nói vậy làm tui thấy hoang mang quá. Như từ game, âm g tui đọc gần y chang tiếng việt, chỉ âm /eim/ là khác; từ you là /ju:/ âm j tui đọc gần y chang âm d tiếng việt, chỉ âm u: là hơi khác. Bác chỉ ra ví dụ một số âm tiếng anh giống tiếng việt được hok, ko lẽ tui đang học sai
 
Bác nói vậy làm tui thấy hoang mang quá. Như từ game, âm g tui đọc gần y chang tiếng việt, chỉ âm /eim/ là khác; từ you là /ju:/ âm j tui đọc gần y chang âm d tiếng việt, chỉ âm u: là hơi khác. Bác chỉ ra ví dụ một số âm tiếng anh giống tiếng việt được hok, ko lẽ tui đang học sai
G tiếng Việt không bật hơi, còn tiếng Anh thì có bật hơi. Âm /j/ giống chữ d của miền Nam thật, nhưng tiếng phổ thông được ghi nhận thì phải là tiếng của tầng lớp Tri thức ở Thủ đô (định nghĩa quốc tế), nên chữ d giống âm /z/ mới đúng :)).

Trong tiếng Anh có mấy âm æ, ʌ, e, ə, aɪ s, ʃ, z, l, r, h, v, f, ʒ, m, n, ŋ là giống các cách phát âm a trong từ anh, âm ă trong từ bắt, âm e, âm ơ, vần ai, chữ x, chữ s, chữ d, chữ l, chữ r, chữ h, chữ v, chữ ph, chữ gi, chữ m, chữ n, chữ ng trong tiếng Việt (theo thứ tự liệt kê).
 
G tiếng Việt không bật hơi, còn tiếng Anh thì có bật hơi. Âm /j/ giống chữ d của miền Nam thật, nhưng tiếng phổ thông được ghi nhận thì phải là tiếng của tầng lớp Tri thức ở Thủ đô (định nghĩa quốc tế), nên chữ d giống âm /z/ mới đúng :)).

Trong tiếng Anh có mấy âm æ, ʌ, e, ə, aɪ s, ʃ, z, l, r, h, v, f, ʒ, m, n, ŋ là giống các cách phát âm a trong từ anh, âm ă trong từ bắt, âm e, âm ơ, vần ai, chữ x, chữ s, chữ d, chữ l, chữ r, chữ h, chữ v, chữ ph, chữ gi, chữ m, chữ n, chữ ng trong tiếng Việt (theo thứ tự liệt kê).
Có thể phát âm tiếng việt của mình với bác khác nhau 1 chút, mình ở gia lai, phát âm khá trung tính, thiên về miền Nam nhiều hơn. Âm /g/ bác nhận xét đúng, âm /j/ mình nói giống d tiếng việt, nhưng âm /z/ mình đọc khá giống âm gi tiếng việt, âm ʃ mình không đọc giống d mà hơi chu miệng thổi hơi xuýt xoa giống khi ra hiệu cho người khác im lặng, âm ʒ mình không đọc giống gi mà là âm ʃ mình rung thêm thanh quản, các âm e, ə, m, n, ŋ, v mình không thấy giống tiếng việt, nếu miễn cưỡng so sánh thì mình cảm thấy nó như "1 nửa" âm e, ơ, m, n, ng, v tiếng việt, phát âm ngắn và đanh hơn, không bật hết ra âm như tiếng việt, riêng âm/r/ mình thấy tiếng việt lưỡi liên tục rung lên khi nói, khó kéo dài được âm, tiếng anh thì không như vậy.
 
Last edited:
deepenenglish, thầy này rất giỏi về phát âm bạn nhé, và mình thấy vô cùng khoa học chứ khong phải là học gạo. logo của thầy là mặt cắt minh hoạ phương thức tạo âm
 
Back
Top