kiến thức Học bảng IPA như thế nào (mục tiêu 6.5-7.0 Speaking IELTS)?

Cảm ơn bác nhé , em đang cố học tiếng Anh đây. Mà giờ đang mất động lực , hy vọng có thể có động lực học vì em rất thích tiếng Anh
 
Đúng rồi, mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Mục đích và mục tiêu của mình cũng là để nói để giám khảo hiểu được thôi để tránh việc phát âm gây ảnh hưởng đến những phần khác của bài nói. Vì thế nên cuối thì mình có kết câu "Khi nào bạn đạt đến mức điểm ấy và muốn chinh phục các mục tiêu cao hơn bạn mới nên luyện các âm khác."
Quan điểm của mình như sau:

1. Cách thím làm là một cách để học nhanh, và là học gạo. Nếu nói nhanh hoặc loáng thoáng nghe qua sẽ cho cảm giác rất “tây” hoặc “mỹ”, nhưng gặp người chuyên môn thì người ta nhận ra ngay đấy là kiểu học cắt cơn chứ không phải học cẩn thận, bài bản.

2. Thực chất cách học ở phản xạ và cohesion, coherence của bài nói thôi.
có cách nào học bài bản chắc từng bước chứ đừng có phải học mẹo hcj đối phó không vậy các bác?
 
bác thớt nếu có exp 8.5+ listening thì share em với nhé!
Mình Listening 8.5, nhưng khi chia sẻ lại kinh nghiệm với em ruột mình / với họ hàng thì không thấy có hiệu quả nên bạn đọc tham khảo thôi chứ đừng tin hẳn.
Quá trình học nghe của mình bắt đầu từ niềm đam mê các reality shows của Mỹ (như The Amazing Race Mỹ đi vòng quanh thế giới, có nhiều twists hay hơn, và nói chung là hoành tráng hơn The Amazing Race Việt Nam) và các chương trình hoạt hình trên Disney Channel. Sau khoảng 2 năm xem các chương trình đó (Phineas and Ferb thì mình xem hết, The Amazing Race thì mình xem tầm chục mùa, và mỗi tập mình có thói quen tra Wiki của tập đó để xem mình có nghe thiếu chi tiết nào đặc biệt không) thì mình có xin vào một nhóm làm phụ đề phim (Bamboo Subtitles, không biết có còn hoạt động không) để có thể là một trong những người đầu tiên được xem những video hiếm của các chương trình này (nếu bạn có xem The Amazing Race Mỹ ba mùa đầu bằng Vietsub thì có thể mình chính là người làm sub cho bạn, và mình xin lỗi nếu sub mình dịch sai nhiều chỗ).
Việc tham gia nhóm phụ đề phim đã giúp mình học được khá nhiều về từ vựng nói trong tiếng Anh, cũng như một chút về văn hóa Mỹ khi được các anh chị trong nhóm giải thích thêm để mình dịch đúng.
Sau khi tham gia làm sub cho ba mùa The Amazing Race, một mùa Survivor và khoảng tầm chục tập phim Phineas and Ferb thì mình có đi thi IELTS lần đầu được 7.0 điểm Nghe.
Sau đó mình học offline lớp Ngọng thầy Vũ Hồ thì điểm lên 8.5. Hồi đó lớp có 36 buổi nhưng giờ thầy cắt xuống còn 2 chục buổi gì đó và chuyển hầu hết phần nghe academic sang lớp Tạp I, nên có thể bây giờ có thể bạn sẽ cần học cả hai lớp này thì mới thấy hiệu quả (vấn đề: các lớp này mở 2 năm một lần nên bạn sẽ phải chờ đến 2024-2025 mới được học).
 
Last edited:
Mình Listening 8.5, nhưng khi chia sẻ lại kinh nghiệm với em ruột mình / với họ hàng thì không thấy có hiệu quả nên bạn đọc tham khảo thôi chứ đừng tin hẳn.
Quá trình học nghe của mình bắt đầu từ niềm đam mê các reality shows của Mỹ (như The Amazing Race Mỹ đi vòng quanh thế giới, có nhiều twists hay hơn, và nói chung là hoành tráng hơn The Amazing Race Việt Nam) và các chương trình hoạt hình trên Disney Channel. Sau khoảng 2 năm xem các chương trình đó thì mình có xin vào một nhóm làm phụ đề phim (Bamboo Subtitles, không biết có còn hoạt động không) để có thể là một trong những người đầu tiên được xem những video hiếm của các chương trình này (nếu bạn có xem The Amazing Race Mỹ ba mùa đầu bằng Vietsub thì có thể mình chính là người làm sub cho bạn, và mình xin lỗi nếu sub mình dịch sai nhiều chỗ).
Việc tham gia nhóm phụ đề phim đã giúp mình học được khá nhiều về từ vựng nói trong tiếng Anh, cũng như một chút về văn hóa Mỹ khi được các anh chị trong nhóm giải thích thêm để mình dịch đúng.
Sau khi tham gia làm sub cho ba mùa The Amazing Race, một mùa Survivor và khoảng tầm chục tập phim Phineas and Ferb thì mình có đi thi IELTS lần đầu được 7.0 điểm Nghe.
Sau đó mình học offline lớp Ngọng thầy Vũ Hồ thì điểm lên 8.5. Hồi đó lớp có 36 buổi nhưng giờ thầy cắt xuống còn 2 chục buổi gì đó và chuyển hầu hết phần nghe academic sang lớp Tạp I, nên có thể bây giờ có thể bạn sẽ cần học cả hai lớp này thì mới thấy hiệu quả (vấn đề: các lớp này mở 2 năm một lần vì thầy là người dạy duy nhất, nên bạn sẽ phải chờ đến 2024-2025 mới được học).
tks bác
 
Do gần đây có nhiều bạn đặt câu hỏi về việc luyện bảng IPA, và một số bạn khuyên là phải học hết toàn bộ 44 âm trong bảng IPA. Mình không đồng ý với lời khuyên này.

Dù bản thân mình đã đạt mức điểm 6.5 Speaking IELTS thi thật (7.0 thi thử), mình cũng vẫn chưa thể phát âm chuẩn toàn bộ 44 âm trong bảng IPA, mà thay vào đó mình chỉ tập trung nguồn lực vào một số âm quan trọng. Nhờ việc chọn lọc âm mà mình tránh được tình trạng học trước quên sau, hoặc học quá dàn trải mà dẫn đến việc học mãi mà không thấy sự tiến bộ rõ rệt.

Tiêu chí chọn các âm quan trọng của mình: phổ biến, dễ sửa, và nếu phát âm sai thì dễ gây hiểu lầm.

Ngoài ra, mình cũng phân các âm quan trọng thành 4 cấp độ khác nhau, cấp độ càng cao thì mình càng ưu tiên.

Sau đây là các âm (kèm cấp độ quan trọng) mà mình đã phân loại (disclaimer: ngoài kinh nghiệm bản thân thì mình có tham khảo giáo trình American Accent Training và Pronunciation Workshop, thành ra bạn cũng có thể thấy các âm này được các giáo trình này ưu tiên dạy đầu tiên)

1, Âm quan trọng nhất là nguyên âm schwa. Nó là âm phổ biến nhất trong tiếng Anh (chiếm 30% số âm được phát âm). Mặc dù trong tiếng Anh các nguyên âm có trường độ dài gấp 2 lần nguyên âm tiếng Việt nhưng riêng âm schwa có trường độ bằng một nửa nguyên âm tiếng Việt. Đó cũng là lí do tại sao mà ta thấy người bản xứ nói tiếng Anh rất nhanh. Một video về vấn đề này:


2, Âm quan trọng tiếp theo là phụ âm r. Một điểm cần lưu ý là các bạn phát âm sai âm r rất nhiều do tưởng mình biết phát âm âm r trong tiếng Việt như thế nào rồi, và áp cách phát âm đó sang tiếng Anh. Xem video sau:


Ngoài âm r thì còn âm l rất quan trọng. Âm l tuy IPA chỉ dùng một kí hiệu nhưng thực ra cần chia âm l thành hai âm khác nhau, một âm l đứng đầu từ và một âm l khác đứng giữa và cuối từ (gọi là âm dark l)

3, Tiếp theo là các âm có hơi như p, t, k, th, s, sh (và phiên bản hữu thanh của các âm này). Các âm này đều có một luồng hơi đặc trưng được phát ra, và bạn sẽ nghe được các âm này nhờ luồng hơi đặc trưng đó. Bạn có thể thấy sự khác nhau của âm t tiếng Việt và âm t tiếng Anh trong các từ ten (số 10) và ăng-ten. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ tiếng Việt mà nhiều khi trong vô thức các bạn không phát hơi khi nói.

4, Tiếp theo là cặp hai âm i (đều khác âm i trong tiếng Việt) và cặp hai âm u, do nếu nhầm lần giữa các nguyên âm này thì thường sẽ gây lệch nghĩa khá tai hại

Vậy là tổng cộng ta có 20/44 âm quan trọng và mình chỉ cần học thế này và các thành phần khác như ngữ điệu và vocab ổn thì đủ 6.5 IELTS Speaking rồi. Theo mình thì khi nào bạn đạt đến mức điểm ấy và muốn mục tiêu cao hơn bạn mới nên luyện các âm khác.

Ngoài ra, một mẹo nữa là trước khi luyện một âm nào đó hay trước khi đi thi nói, bạn có thể sử dụng các bài tập khởi động cơ miệng của cô Rachel tại
để cơ miệng được linh hoạt hơn khi phát âm
liên quan IPA, e thấy thực ra ở mục số 3, bác thiếu. về consonant sounds nó đi theo cặp, bác học âm p mà k sao học luôn b, nó y hệt nhau từ cách để lưỡi, môi, chỉ là thanh quản có rung (các bác check vô cổ họng). Chữ k với g.
Mục 4, âm i dài thì stretch môi ra đọc, lưỡi nâng cao 1 chút so với i ngắn(i ngắn rất nhẹ). Còn u dài thì chu miệng(na ná sh) nhiều hơn là u ngắn.

Mình xin bổ sung thêm cho bác @dutchcourage khi học american accent:
2 chữ t được phép đọc là d (mình hay đọc chữ bed ra chữ better =.=)
chữ r ở đầu câu thành ch (em học cuốn Master American accent) , có vài cái quy tắc nữa @@@

với cả học phát âm chữ s, z và t,d ở ending sound của s, ed nữa, quy tắc là s thì 2 hàm khá sát nhau, làm sao thổi hơi ra là đc, còn t và d thì đánh lưỡi lên hàm trên để bật ra
 
liên quan IPA, e thấy thực ra ở mục số 3, bác thiếu. về consonant sounds nó đi theo cặp, bác học âm p mà k sao học luôn b, nó y hệt nhau từ cách để lưỡi, môi, chỉ là thanh quản có rung (các bác check vô cổ họng). Chữ k với g.
Bạn đọc kĩ mình ghi
"Tiếp theo là các âm có hơi như p, t, k, th, s, sh (và phiên bản hữu thanh của các âm này)"
 
có cách nào học bài bản chắc từng bước chứ đừng có phải học mẹo hcj đối phó không vậy các bác?
Học vậy tính bằng năm, năm và năm. Cái gì sâu nó cũng cần thời gian. Sinh viên Ngôn ngữ Anh chưa chắc đã hiểu hết về ngữ pháp và phát âm,..v..v về tiếng Anh nữa.
 
Học vậy tính bằng năm, năm và năm. Cái gì sâu nó cũng cần thời gian. Sinh viên Ngôn ngữ Anh chưa chắc đã hiểu hết về ngữ pháp và phát âm,..v..v về tiếng Anh nữa.
thi AI EO k có tiêu chí accent cô giáo nhỉ, em thấy cái Accent Mỹ có chữ r l mà bọn UK nó k có
 
thi AI EO k có tiêu chí accent cô giáo nhỉ, em thấy cái Accent Mỹ có chữ r l mà bọn UK nó k có
1.Về accent thì nó ko có tiêu chí chấm trong speaking, chỉ có pronunciation thôi. Nhân tiện nói luôn về vấn đề này là, cho dù có cố gắng imitate cỡ nào thì dân Việt nói tiếng Anh nghe cũng ra người Việt thôi. Trừ khi sống nước ngoài từ nhỏ. Cho dù bạn phát âm Việt risk, Ấn risk nhưng mà pronunciation đúng thì điểm vẫn cao thôi (tất nhiên phải thỏa các tiêu chí khác như lexical resources,...(lừi gõ))
2.Về âm "r" thì ng Anh thường lược bỏ nếu âm kế tiếp là phụ âm hoặc nó là ending sound (fork, farther,..) còn nếu kế nó là nguyên âm (flattering,..) thì vẫn được phát âm NHƯNG 1 số vùng ở Anh thì bỏ luôn âm "t" (tùy vùng miền). Tuy nhiên, khi nối âm trong connected speech thì âm "r" vẫn được pronounced như "here again". Law and order thì đọc là /lɔː rænd ˈɔːdə/ (dù ko có âm r trong đó).
3.Âm "l" UK có chứ sao lại không?
Với lại học thì học từ từ, xác định mục đích học là gì? Để giao tiếp thì cần tầm bn là đủ? Học để nghiên cứu? Hay học để thi IELTS rồi đi du học mà tinh chỉnh theo nhu cầu. Chứ đụng cái gì cũng say đắm vào mà không cần thiết cho bản thân thì mất thời gian và đi chậm lắm.
 
Last edited:
Về accent thì nó ko có tiêu chí chấm trong speaking, chỉ có pronunciation thôi. Nhân tiện nói luôn về vấn đề này là, cho dù có cố gắng imitate cỡ nào thì dân Việt nói tiếng Anh nghe cũng ra người Việt thôi. Trừ khi sống nước ngoài từ nhỏ. Cho dù bạn phát âm Việt risk, Ấn risk nhưng mà pronunciation đúng thì điểm vẫn cao thôi (tất nhiên phải thỏa các tiêu chí khác như lexical resources,...(lừi gõ))
Về âm "r" thì ng Anh thường lược bỏ nếu âm kế tiếp là phụ âm hoặc nó là ending sound (fork, farther,..) còn nếu kế nó là nguyên âm (flattering,..) thì vẫn được phát âm NHƯNG 1 số vùng ở Anh thì bỏ luôn âm "t" (tùy vùng miền). Tuy nhiên, khi nối âm trong connected speech thì âm "r" vẫn được pronounced như "here again". Law and order thì đọc là /lɔː rænd ˈɔːdə/ (dù ko có âm r trong đó).
Âm "l" UK có chứ sao lại không?
Với lại học thì học từ từ, xác định mục đích học là gì? Để giao tiếp thì cần tầm bn là đủ? Học để nghiên cứu? Hay học để thi IELTS rồi đi du học mà nghiên cứu cho phù hợp. Chứ đụng cái gì cũng say đắm vào mà không cần thiết cho bản thân thì mất thời gian và đi chậm lắm.
tùy cô giáo ạ, ví dụ âm 3: bọn Mỹ có 3:r nhưng nó quan trọng, bọn UK k có âm này.
cô giáo nói em nghĩ k đúng, ví dụ chữ i trong tiếng việt là i, như i tiếng anh nó hơi hơi giống ê, ví dụ chữ hit thằng nào đọc hít (hít hà) là sai, mà đọc như hệt, chữ ê rất rất nhẹ nhé
 
tùy cô giáo ạ, ví dụ âm 3: bọn Mỹ có 3:r nhưng nó quan trọng, bọn UK k có âm này.
cô giáo nói em nghĩ k đúng, ví dụ chữ i trong tiếng việt là i, như i tiếng anh nó hơi hơi giống ê, ví dụ chữ hit thằng nào đọc hít (hít hà) là sai, mà đọc như hệt, chữ ê rất rất nhẹ nhé
Bạn phản biện ý nào? Chứ còn những thứ bạn nói mình đều biết
 
Bạn phản biện ý nào? Chứ còn những thứ bạn nói mình đều biết
ý em là chữ i tiếng việt với tiếng anh nó hoàn toàn khác biệt mà, em học 1 bộ dạy pronunciation là nếu đặt lưỡi, răng , hàm y hệt ng ta thì phát âm như native mà. Sao vẫn bị vietlish ddc ạ, em tưởng cứ đặt lưỡi, môi, miệng giống là giống họ mà
 
Back
Top