Học Data Analysis vì có nhiều cơ hội việc làm phát triển trong tương lai?

RTX 3060

Senior Member

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhu cầu việc làm về ngành data analysis (nhà phân tích dữ liệu) đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp tuyển dụng. Vậy ngành này có gì mà "hot" đến vậy?​


Cơ hội có việc làm ở nhiều lĩnh vực​

Những năm gần đây, trong sự chuyển mình của khoa học công nghệ với hàng loạt sự ra đời của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), chat GPT… Và dữ liệu, đặc biệt là big data (dữ liệu lớn), cũng có tốc độ phát triển cao. Vì vậy, rất cần nhân lực chuyên về xử lý, phân tích dữ liệu trong nhiều vấn đề việc làm và nhiều trường hợp sử dụng khác nhau.
Học Data Analysis vì có nhiều cơ hội việc làm phát triển trong tương lai? - Ảnh 1.
Data analysis là ngành học có cơ hội việc làm rất lớn
THANH SƠN
Theo ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc đào tạo Aptech Computer Education, ngành học này có ba nhánh chính là data analysis (nhà phân tích dữ liệu), data scientist (nhà khoa học dữ liệu) và data engineer (kỹ sư dữ liệu). Trong đó, data analysis là vị trí việc làm đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0, điển hình là lĩnh vực kinh doanh.
"Tầm quan trọng của dữ liệu không phải nằm ở khối lượng thông tin mà còn là cách để tổ chức, làm gì với khối lượng thông tin đó. Khi nhiều công ty muốn có được thông tin của khách hàng chính xác, những dữ liệu ý nghĩa và giá trị để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quả. Dựa trên nhu cầu đó thì chuyên viên phân tích dữ liệu là vô cùng cần thiết dành cho doanh nghiệp để họ có thể xử lý dữ liệu thô từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau thành thông tin chuyên sâu hữu ích. Điều đó sẽ giúp định hình các quy trình kinh doanh, cải thiện khả năng ra quyết định và thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số hiện nay", ông Thanh Sơn cho hay.
Học Data Analysis vì có nhiều cơ hội việc làm phát triển trong tương lai? - Ảnh 2.
Việc học về phân tích dữ liệu phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số hiện tại
THANH SƠN
Chuyên gia này cho rằng data analysis là một chuyên ngành quan trọng trong tương lai cùng với sự phát triển IoT (vạn vật kết nối Internet), AI, blockchain (chuỗi khối), big data. Phân tích dữ liệu sẽ tập trung vào việc thu thập, khai thác, quản lý và xử lý bộ dữ liệu lớn, từ đó đưa ra các nhận định, dự đoán xu hướng hoạt động của tương lai.
Trước câu hỏi data analysis có phải là ngành học rất "hot" tại Việt Nam? Ông Ngô Minh Hiếu, Nhà sáng lập dự án Chongluadao.vn, nói: "Ngành này hiện tại đang 'hot', vì thông tin dữ liệu bắt đầu ngày càng nhiều mà đặc biệt là các sàn thương mại điện tử, các ngân hàng, các tổ chức tài chính… họ cực kỳ quan tâm đến ngành này. Điển hình như các tổ chức bất động sản có thể đưa ra những phân tích dữ liệu tại một khu đất thì có tiềm năng tới đâu trong vòng 5 - 10 năm nữa".
Ông Minh Hiếu cũng nói thêm: "Khi có được chứng chỉ về ngành này thì người trẻ có thể làm phân tích dữ liệu từ các công ty tài chính, tập đoàn liên quan đến bất động sản, chứng khoán… cho đến ngân hàng sẽ giúp cho việc tinh chỉnh về giá, lãi suất cho vay. Đối với các đơn vị hành chính Nhà nước thì phân tích dữ liêu sẽ giúp căn chỉnh thuế, phân tích dữ liệu quốc dân, GDP để đưa ra kết quả phù hợp cho việc đánh thuế hợp lý hoặc lãi suất từ ngân hàng nhà nước"

"Cung không đủ cầu"​

Dù có rất nhiều cơ hội hứa hẹn, nhưng data analysis vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý nếu người trẻ muốn được đào tạo bài bản hoặc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Bà Vũ Thùy Như Linh, Phó giám đốc HR1Tech, cho biết: "Ngành này tuy rất 'hot' nhưng ở một số trường đại học vẫn chưa đào tạo sâu vào chuyên ngành. Cho nên, người trẻ cần phải vừa học, vừa làm thêm để tích lũy kinh nghiệm tại các doanh nghiệp".
.....
Đọc tiếp: https://thanhnien.vn/hoc-data-analy...Dqn6chM-__gHEGzJr57sLW5IGgrHNvzD6GJJqwXPHFlys
 
Canh cũng muốn đổi sang học ngành này mà không biết có trễ quá không.

Làm DA thực ra không quá khó, độ tuổi nào cũng có thể chuyển hướng được, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận - những phẩm chất này đôi khi ở lứa U40 còn vượt trội hơn nhóm trẻ mới ra trường. Còn kỹ năng yêu cầu thì cũng loanh quanh Xác suất - thống kê, Machine Learning căn bản, Data Visualization và đặc biệt là SQL.
Cá nhân tiếp xúc với mấy bạn DA (Tây ta đủ cả) thì lại thấy chính dân học business/thương mại/toán kinh tế lại có vẻ tư duy sắc sảo hơn đám IT thuần trong mảng này. Dĩ nhiên góc nhìn chủ quan thôi, nhưng cũng là một ý kiến để các bạn ngành khác tham khảo chuyển hướng nếu có hứng.
 
Làm DA thực ra không quá khó, độ tuổi nào cũng có thể chuyển hướng được, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận - những phẩm chất này đôi khi ở lứa U40 còn vượt trội hơn nhóm trẻ mới ra trường. Còn kỹ năng yêu cầu thì cũng loanh quanh Xác suất - thống kê, Machine Learning căn bản, Data Visualization và đặc biệt là SQL.
Cá nhân tiếp xúc với mấy bạn DA (Tây ta đủ cả) thì lại thấy chính dân học business/thương mại/toán kinh tế lại có vẻ tư duy sắc sảo hơn đám IT thuần trong mảng này. Dĩ nhiên góc nhìn chủ quan thôi, nhưng cũng là một ý kiến để các bạn ngành khác tham khảo chuyển hướng nếu có hứng.

Bác có đang làm mảng này không


Gửi bằng vozFApp
 
Bác có đang làm mảng này không

Gửi bằng vozFApp

Hiện mình không còn tham gia ngành này nữa, nhưng 5 năm trước có trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự mảng này đi thị trường các nước nói tiếng Anh. Các bạn pass phỏng vấn đợt đấy đều có background rất đa dạng chứ không chỉ có dân coder chuyển sang. Đặc biệt là những bạn background khối ngành kinh tế sau này sang bển thực chiến rất ổn, hòa nhập vào team xứ người cực nhanh.
 
Làm DA thực ra không quá khó, độ tuổi nào cũng có thể chuyển hướng được, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận - những phẩm chất này đôi khi ở lứa U40 còn vượt trội hơn nhóm trẻ mới ra trường. Còn kỹ năng yêu cầu thì cũng loanh quanh Xác suất - thống kê, Machine Learning căn bản, Data Visualization và đặc biệt là SQL.
Cá nhân tiếp xúc với mấy bạn DA (Tây ta đủ cả) thì lại thấy chính dân học business/thương mại/toán kinh tế lại có vẻ tư duy sắc sảo hơn đám IT thuần trong mảng này. Dĩ nhiên góc nhìn chủ quan thôi, nhưng cũng là một ý kiến để các bạn ngành khác tham khảo chuyển hướng nếu có hứng.
HCMUS mở ngành khdl từ 2020 nhưng cũng đưa cho khoa Toán-Tin phụ trách luôn dù khoa CNTT cũng có mảng này, nên dân tài chính chuyển qua làm thì quá hợp
 
HCMUS mở ngành khdl từ 2020 nhưng cũng đưa cho khoa Toán-Tin phụ trách luôn dù khoa CNTT cũng có mảng này, nên dân tài chính chuyển qua làm thì quá hợp
Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT đã phân loại khoa học dữ liệu thuộc nhóm ngành toán nên trường đưa khoa toán - tin phụ trách là rất phù hợp.
 
Hiện mình không còn tham gia ngành này nữa, nhưng 5 năm trước có trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự mảng này đi thị trường các nước nói tiếng Anh. Các bạn pass phỏng vấn đợt đấy đều có background rất đa dạng chứ không chỉ có dân coder chuyển sang. Đặc biệt là những bạn background khối ngành kinh tế sau này sang bển thực chiến rất ổn, hòa nhập vào team xứ người cực nhanh.
bên nước ngoài có nhu cầu tuyển nhân sự ngành này từ VN à?
 
đã 3x , muốn dấn thân vào ngành này thì bắt đầu từ đâu đây các bác ??? chưa hề có chút kinh nghiệm nào
 
Đầu 3x chuyển ngành thuận lợi ko các bác. Mình tự tin kỹ năng SQL và Excel. Nhưng không có bg kinh tế, toán xác xuất kém. Có exp về BA và UX design, Product design.
 
bên nước ngoài có nhu cầu tuyển nhân sự ngành này từ VN à?

Nhiều chứ fen, cứ pass là đi thôi, working permit đàng hoàng. Nhưng tiếng Anh tốt là yêu cầu bắt buộc vì món này phải viết report nhiều. Còn thị trường trong nước thì mình không rõ vì không làm.
 

"Cung không đủ cầu"​

Nhưng cũng như nhân lực ngành CNTT khác, Cầu thì cần nhân sự chất lượng với có kinh nghiệm, còn Cung thì phần đông toàn người mới, không đáp ứng nổi. Các trung tâm đào tạo ngắn hạn thì cứ lên bài như trên làm nhiều người nghĩ ngon lắm dễ lắm nên đâm đầu vào, kết quả tìm mãi chẳng kiếm nổi việc, vừa mất thời gian vừa tốn công sức.
Nói riêng về phân tích dữ liệu - không nói tới khoa học dữ liệu hay kỹ thuật dữ liệu - bản thân nó dần thành một cái đầu việc/kỹ năng của các ngành khác nhau hơn là một ngành riêng. Phân tích dữ liệu về ngành Marketing sẽ khác với Tài chính - Ngân hàng, Tài chính - Ngân hàng sẽ khác với Y tế, Nhân sự... Kỹ năng về cơ bản là như nhau như trên kia có bác nói rồi, toán xác suất thống kê, SQL, trực quan hóa... thế nên quan trọng nhất vẫn là kiến thức ngành. Học hết kỹ năng chung nhưng không có kiến thức ngành thì cũng chả ai buồn tuyển, kiểu giờ cho làm DA một bank nhưng không biết tí gì về bank thì chỉ có phân bón thôi chứ không có phân tích gì hết được à.
 
Em trai mình hồi đi học được giải nhì hsg quốc gia môn tiếng Anh, sau tốt nghiệp ngoại thương bằng xuất sắc, giờ đi làm data engineer kinh nghiệm mới 2 3 năm thôi, lương có mười mấy, nhưng nó bảo đang cố gắng làm tích luỹ kiến thức sau vài năm lương sẽ tăng đột biến :)
 
Em trai mình hồi đi học được giải nhì hsg quốc gia môn tiếng Anh, sau tốt nghiệp ngoại thương bằng xuất sắc, giờ đi làm data engineer kinh nghiệm mới 2 3 năm thôi, lương có mười mấy, nhưng nó bảo đang cố gắng làm tích luỹ kiến thức sau vài năm lương sẽ tăng đột biến :)

Làm DE thì dân phần mềm lại có lợi thế lớn vì rất quan trọng kỹ năng lập trình. Sinh viên BK, BCVT, DHCN hoặc KHTN...mà có tầm 3 năm kinh nghiệm thì phần lớn thu nhập phải loanh quanh mức $1k rồi. Hiện tại gọi IT là vua nghề mặc dù hơi hài nhưng cũng đúng phết đấy.
 
Nhưng cũng như nhân lực ngành CNTT khác, Cầu thì cần nhân sự chất lượng với có kinh nghiệm, còn Cung thì phần đông toàn người mới, không đáp ứng nổi. Các trung tâm đào tạo ngắn hạn thì cứ lên bài như trên làm nhiều người nghĩ ngon lắm dễ lắm nên đâm đầu vào, kết quả tìm mãi chẳng kiếm nổi việc, vừa mất thời gian vừa tốn công sức.
Nói riêng về phân tích dữ liệu - không nói tới khoa học dữ liệu hay kỹ thuật dữ liệu - bản thân nó dần thành một cái đầu việc/kỹ năng của các ngành khác nhau hơn là một ngành riêng. Phân tích dữ liệu về ngành Marketing sẽ khác với Tài chính - Ngân hàng, Tài chính - Ngân hàng sẽ khác với Y tế, Nhân sự... Kỹ năng về cơ bản là như nhau như trên kia có bác nói rồi, toán xác suất thống kê, SQL, trực quan hóa... thế nên quan trọng nhất vẫn là kiến thức ngành. Học hết kỹ năng chung nhưng không có kiến thức ngành thì cũng chả ai buồn tuyển, kiểu giờ cho làm DA một bank nhưng không biết tí gì về bank thì chỉ có phân bón thôi chứ không có phân tích gì hết được à.
đúng cmnr

Làm cái gì cần đến nhiều số liệu thì "NÊN" học một vài kỹ năng quản lý/phân tích data.

Trăm ngành trăm kiểu dữ liệu; học nhiều mà không có đụng tay vào thì biết thế đéo nào mà làm?

Thằng làm thể thao chẳng hạn; nó sẽ quan tâm tới các dữ liệu như khả năng vận động của các cầu thủ; thằng tiền đạo A thường chạy như thế nào; sút ra làm sao; nhảy cao bao nhiêu.....

Thằng làm kinh doanh thì data của nó là lợi nhuận; là số lượng sale; là chi phí;.....

Kỹ năng làm việc với số liệu lớn phải đi đôi với thực hành; ko là tắc tịt.
 
Đầu 3x chuyển ngành thuận lợi ko các bác. Mình tự tin kỹ năng SQL và Excel. Nhưng không có bg kinh tế, toán xác xuất kém. Có exp về BA và UX design, Product design.
về data thì ko bao giờ là trễ, nếu được thì cứ qua thử ( lương ổn hơn dev)
toán xác suất ko liên quan nhưng mà cái thống kê mà kém thì phiền lắm bạn
thực ra nó liên quan tới phân tích nhiều hơn là code + tối ưu query
 
Back
Top