POTUS Joe Biden
Senior Member
Từng có học lực khá, giỏi nhưng cuối lớp 12, việc học của Nam sa sút. Căng thẳng, stress, em tự làm đau bản thân để thấy dễ chịu hơn.
Cuối lớp 12, giai đoạn ôn thi quan trọng nhưng Nam (18 tuổi) lại không thể tập trung vào việc học. Trước đây, em là học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên, từ lớp 11, Nam có biểu hiện khó kiềm chế cảm xúc, không tập trung vào việc học. Trên tay, chân em có nhiều vết bầm tím do tự làm đau mình.
Áp lực
Nam luôn cảm thấy mình áp lực vì không biết học nhiều để làm gì. Chính vì suy nghĩ này, em giảm hứng thú trong việc học, luôn phải đấu tranh giữa việc cố gắng học tốt và học để làm gì.
Cùng với áp lực từ sự giáo huấn, kỳ vọng của bố mẹ khiến em xuất hiện những ý tưởng và hành vi chống đối bằng những có những trò nghịch, trêu bạn bè thái quá…
Những lúc căng thẳng, Nam đã tự cấu véo, làm đau bản thân để tìm cảm giác dễ chịu. Nam đã phải đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai để thăm khám, điều trị.
Ths.BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin Nam là một điển hình của tình trạng trẻ mắc stress, trầm cảm trong mùa thi.
Ths.BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: VietNamNet.
![]()
![]()
Ths.BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: VietNamNet.
Bác sĩ Tâm cho biết stress là tình trạng đáp ứng về mặt cơ thể (tăng hưng phấn thần kinh tự trị) hoặc tâm lý (cảm giác khó chịu, căng thẳng, mất kiểm soát) đối với các yếu tố làm rối loạn sự cân bằng của cá thể và vượt qua khả năng thích nghi của cá thể.
Cũng theo bác sĩ Tâm, năm 2019-2020, họ đã tiến hành một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) với đối tượng là học sinh 10-19 tuổi trong vòng 6 tháng.
Kết quả cho thấy 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý (nguyên nhân là áp lực học tập chiếm 20%, áp lực gia đình 20,5%, áp lực từ quan hệ bạn trong trường 8,9%). Stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17 phù hợp với tuổi ôn thi chuyển cấp.
Đặc biệt, bác sĩ Tâm nhấn mạnh stress gặp nhiều hơn ở trẻ ngoan và học khá. Quá trình thăm khám, các bác sĩ cũng nhận thấy số học sinh từ trường chuyên, lớp chọn đến khám do stress, căng thẳng nhiều hơn các học sinh ở trường bình thường.
Bác sĩ cũng tiếp nhận, thăm khám nhiều học sinh trường chuyên rạch chân, tay bằng dao lam, vật nhọn… do áp lực, stress. Qua phỏng vấn, bác sĩ nhận định trẻ ngoan, học lực khá thường nhận thức về áp lực nhiều hơn các bạn mải chơi, nhất là những áp lực vô hình khó giải thích.
Nguyên nhân
Áp lực vô hình là khi trẻ cảm nhận được mong muốn, hy vọng của bố mẹ, thầy cô, mong ước của người khác. Từ đó, trẻ áp đặt lên cho bản thân mình.
"Điều này liên quan văn hóa của người Việt. Ví dụ khi có con trai, bố mẹ thường khoác nhiều trách nhiệm như nối dõi tông đường, trụ cột gia đình… trẻ càng cảm nhận được áp lực, stress càng nhiều hơn”, bác sĩ Tâm nhấn mạnh.
Đa phần học sinh, sinh viên đều chịu những áp lực, căng thẳng ở các mức độ khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị thi, giai đoạn thi và sau khi thi.
Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan đến stress cũng đưa ra các áp lực trẻ phải đối mặt khiến trẻ stress mùa thi.
https://zingnews.vn/hoc-sinh-gioi-ngoan-de-bi-tram-cam-hon-post1324474.html