Học thuyết tự do của Trang Tử: Hành trình giải phóng con người

meomeo12

Member
Nhân vụ nữ sinh, nam sinh t.ự t.ử, tôi viết bài này ra muốn gửi gắm tới những ai có bản thân hay người thân có ý định này. Nếu các em sớm biết đến học thuyết của Trang Tử, cũng như tư tưởng phái Đạo giáo nói chung, có lẽ bi kịch sẽ không xảy ra đáng tiếc như vậy.

***

Con người chỉ là một hạt cát trong dòng chảy vũ trụ.

Tự nhiên sinh sôi không ngừng, sinh mệnh chỉ lóe lên rồi chợp tắt. Những vấn đề bạn tưởng là to, so với thế giới biến ảo vô thường ngoài kia chẳng là gì cả.

Gia đình không hạnh phúc, áp lực học tập, tiền bạc, tình cảm. Ừ thì như tận thế thật, chẳng có lối thoát thật, nhưng kìa, chắc gì vấn đề của bạn đã đáng sợ hơn vấn đề của người khác?

Hệ quy chiếu mỗi người khác nhau. Tầm nhìn của ta hết sức hạn hẹp. Chính cái tôi, cái ta, những dòng suy nghĩ liên miên che mờ tầm quan sát ấy. Bởi thế bạn mới tưởng vấn đề mình là to, bởi vì bạn không hiểu hết mọi người.

Đừng mong người khác phải hiểu cho bạn, vì họ không phải là bạn. Huống hồ, họ còn những vấn đề của họ nữa.

Hãy tự cứu mình đi!

Để làm được thế, bước đầu tiên bạn cần ngộ ra rằng, bạn hoàn toàn tự do. Bạn tự do mà bạn không biết, vì bạn còn mải nắm lấy những thứ không thuộc về mình.

Con người sinh ra từ hư vô, chết đi cũng bị phân hủy. Khi sống, đến hơi thở cũng phải vay mượn từ đất trời. Thế thì cái nhà, cái xe, thằng người yêu, điểm số, cơ hội, tham vọng kia có thực sự là của bạn không? Hay chỉ là thứ bạn cố nắm lấy?

Bạn đoạt lấy vì cái tôi, cái ta của bạn muốn vậy. Nhắm mắt lại, hít thở sâu, bên trong bạn lúc này chẳng còn gì. Bạn hoàn toàn trống rỗng.

Bởi những cái kia không phải của bạn, nên có được cũng chẳng vui, có mất cũng không tiếc. Bạn hoàn toàn tự do.

Phước lành lớn nhất trong cuộc đời là để mọi thứ tự nhiên. Vạn vật đều có gốc rễ, có vận mệnh, biến hóa tới đâu rồi cũng về với cội nguồn, cả đời không thay đổi. Cho dù mọi thứ sinh ra khác biệt thì bản chất tự nhiên của chúng đều giống nhau và không hề thay đổi, đều đi từ sinh đến tử, lại từ ngọn về nguồn. Do đó, cuộc đời vốn không có gì cần so đo hay làm khó.

Một cách khác để tự do, để quên đi vấn đề bản thân, đó là phục vụ mọi người.

Tôi tư vấn tới nay gần 20 người mắc trầm cảm. Truớc đây tôi cũng từng bất lực, từng tuyệt vọng, tự hỏi rằng cuộc sống này có nghĩa lý gì, vì chết đi là hết. Sau này tôi mới hiểu, tài sản duy nhất mà ta có là sinh mạng - là cái sự trải nghiệm lúc này. Giống như linh hồn dạo chơi ngoài cõi thế, việc gì phải chấm dứt cuộc dạo chơi này? Tôi cố gửi gắm thông điệp tới họ, cố lắng nghe họ một cách vô điều kiện. Lo cho người khác, tôi cũng quên mất chính mình.

Bố mẹ mắng có làm bạn thấy tủi thân? Hãy tự hỏi vấn đề của bố mẹ bạn là gì? Đi học về, cứ không ngần ngại hỏi mẹ có việc nhà gì cần làm không? Rồi bạn xắn tay vào làm, lúc đó tâm trí bạn trống rỗng, vì trong đầu bạn chỉ nghĩ lau cái này rồi đến cái kia, quét gian nhà này đến gian nhà nọ. Đừng nghĩ ngợi nhiều, cứ làm thôi, và bạn sẽ tự do.

Người bận rộn luôn luôn hạnh phúc.

Điểm số trường lớp làm bạn áp lực. Thế thì đừng theo đuổi nó nữa. Hãy chinh phục kiến thức. Cứ học, học nữa, mà không trông mong vào kết quả. Giải hết bài này thì đến bài nọ, đọc hết sách này thì còn sách kia. Sự học cứ thuận tự nhiên theo dòng chảy, điểm số chỉ là cái phụ. Điểm cao cũng không vui, điểm thấp cũng không tiếc. Kiến thức mới là cái bạn đang cầm.

Bạn cảm thấy mình xấu xí hơn người khác. Tôi biết một người tuy xấu xí, nhưng ai cũng thích ở gần. Không gặp thì nhớ, mà gặp rồi thì xốn xang. Đơn giản vì anh ta vô tư, trong sáng. Anh ta trống rỗng, chỉ phục vụ mọi người, không bao giờ nghĩ ngợi, nên có thể chơi cùng bất kỳ ai mà không định kiến. Người ta quý anh, vì tâm hồn anh làm cho hình thể anh sinh động. Không có tâm hồn, không có xúc cảm, thì mặt đẹp cũng như tượng sáp mà thôi.

Tâm lý con người sẽ quen với người mình chơi cùng. Bạn xinh hay xấu thì rồi người ta nhìn cũng sẽ quen. Giống như cha mẹ nhìn con, anh em nhìn họ hàng, huống hồ là vợ chồng, tri kỷ. Rõ ràng bạn theo đuổi cái xinh đẹp không phải vì người thân thuộc, người sẽ đồng hành với mình tới cuối đời, mà vì những đứa xa lạ - những đứa chỉ gặp bạn 1 2 lần rồi quên. Phải có người xấu mới có người xinh. Nhưng tưởng tượng mà xem, quan niệm ‘tao xinh hơn mày nên tao vui’ là điều gì đó thật đáng sợ và cô độc.

Hy vọng tôi có thể giúp tinh thần bạn được tự do phần nào. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hay chỉ đơn giản muốn chia sẻ, hãy comment hoặc nhắn tin cho tôi. Tôi luôn luôn có mặt để trao đổi với bạn, vì tôi muốn phục vụ bạn, để quên mất chính mình.
 
Trang Tử là triết gia lỗi lạc thời Trung Hoa cổ đại. Sở dĩ ta ít biết đến ông, vì tầm ảnh hưởng của ông, cũng như Lão tử, bị phái Nho học của Khổng Tử lấn át. Và cũng chính tư tưởng của Khổng Tử ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng tới văn hóa Việt Nam, khiến chúng ta ngày nay đau khổ.

Tư tưởng đó như bóng ma âm thầm giết chết chúng ta. Vì nó mà bạn KHỔ và không hiểu tại sao mình KHỔ.

Đó là tư duy trọng cái tôi, cái ta (chủ nghĩa cá nhân), cũng như coi việc định vị bản thân là quan trọng. Điều đó khiến xã hội chỉ lao vào vòng xoáy hơn thua, tranh giành. Bố mẹ bắt bạn học nhiều ư? Thực ra bố mẹ bạn cũng chỉ là nạn nhân của tư tưởng đó. Người khác cứ thích thị phi ư? Đơn giản họ cũng đều là nạn nhân.

Hãy thông cảm với những người quanh bạn. Họ đang chạy đua mệt mỏi tới cùng kiệt sức lực vì tầm quan sát của họ còn hạn hẹp. Họ thật đáng thương.

Trái ngược với Khổng Tử, thay vì đặt con người vào khuôn thước chung, tư tưởng Trang Tử hướng tới giải phóng con người. Theo ông, ta nên bỏ qua hình thể, bỏ qua tâm trí, để cho tinh thần hòa hợp với trời đất. Chỉ khi thỏa hiệp với thứ bên trong, ta mới dễ dàng cởi mở với những cái bên ngoài.

Theo ông, ta nên công bằng giữa người với người, giữa người với mình. Mỗi con người sinh ra đều là linh hồn thuần khiết. Chẳng qua số phận đẩy họ vào những hình thái khác nhau, nên mới có người tốt người xấu. Mọi điều con người làm với nhau chỉ là vô tình, bởi chẳng ai hiểu được ai cả (mà chúng ta tưởng rằng đã hiểu hết người kia)

Bởi thế nên bao dung với tất cả mọi người.

Trên đời này, dù ta có cố gắng như thế nào, vẫn không thể tránh được bị hiểu lầm, bị những lời thị phi phá quấy. Trang Tử từng nói: Trời đất vĩ đại nhưng chẳng nói gì. Bốn mùa có phép tắc rõ ràng nhưng chúng đâu nghị luận gì đâu. Hiểu được những lời này, những thị phi ngoài kia sẽ chẳng còn thể làm bận lòng ta.

Con người chỉ là hạt cát giữa dòng chảy tự nhiên khổng lồ. Hãy thuận tự nhiên, cứ cuốn mình theo nó, cong ăn cong thẳng ăn thẳng, đừng bận tâm nhiều. Coi việc vui sống như cuộc dạo chơi, để tinh thần bay lượn, nhìn bằng mắt, nghe bằng tai. Chướng tai gai mắt thì biết nhưng chẳng cần lưu lại trong lòng, vì những thứ ấy đều là vô nghĩa cả.
 
Nhân vụ nữ sinh, nam sinh t.ự t.ử, tôi viết bài này ra muốn gửi gắm tới những ai có bản thân hay người thân có ý định này. Nếu các em sớm biết đến học thuyết của Trang Tử, cũng như tư tưởng phái Đạo giáo nói chung, có lẽ bi kịch sẽ không xảy ra đáng tiếc như vậy.
Từ tẩy trắng ông bố, đến tung hứng đông á bệnh phu, rồi bây giờ là đổ lỗi, trách móc thằng nhỏ không biết trước abc xyz.
guJo9yt.png
 
Nhân vụ nữ sinh, nam sinh t.ự t.ử, tôi viết bài này ra muốn gửi gắm tới những ai có bản thân hay người thân có ý định này. Nếu các em sớm biết đến học thuyết của Trang Tử, cũng như tư tưởng phái Đạo giáo nói chung, có lẽ bi kịch sẽ không xảy ra đáng tiếc như vậy.

***

Con người chỉ là một hạt cát trong dòng chảy vũ trụ.

Tự nhiên sinh sôi không ngừng, sinh mệnh chỉ lóe lên rồi chợp tắt. Những vấn đề bạn tưởng là to, so với thế giới biến ảo vô thường ngoài kia chẳng là gì cả.

Gia đình không hạnh phúc, áp lực học tập, tiền bạc, tình cảm. Ừ thì như tận thế thật, chẳng có lối thoát thật, nhưng kìa, chắc gì vấn đề của bạn đã đáng sợ hơn vấn đề của người khác?

Hệ quy chiếu mỗi người khác nhau. Tầm nhìn của ta hết sức hạn hẹp. Chính cái tôi, cái ta, những dòng suy nghĩ liên miên che mờ tầm quan sát ấy. Bởi thế bạn mới tưởng vấn đề mình là to, bởi vì bạn không hiểu hết mọi người.

Đừng mong người khác phải hiểu cho bạn, vì họ không phải là bạn. Huống hồ, họ còn những vấn đề của họ nữa.

Hãy tự cứu mình đi!

Để làm được thế, bước đầu tiên bạn cần ngộ ra rằng, bạn hoàn toàn tự do. Bạn tự do mà bạn không biết, vì bạn còn mải nắm lấy những thứ không thuộc về mình.

Con người sinh ra từ hư vô, chết đi cũng bị phân hủy. Khi sống, đến hơi thở cũng phải vay mượn từ đất trời. Thế thì cái nhà, cái xe, thằng người yêu, điểm số, cơ hội, tham vọng kia có thực sự là của bạn không? Hay chỉ là thứ bạn cố nắm lấy?

Bạn đoạt lấy vì cái tôi, cái ta của bạn muốn vậy. Nhắm mắt lại, hít thở sâu, bên trong bạn lúc này chẳng còn gì. Bạn hoàn toàn trống rỗng.

Bởi những cái kia không phải của bạn, nên có được cũng chẳng vui, có mất cũng không tiếc. Bạn hoàn toàn tự do.

Phước lành lớn nhất trong cuộc đời là để mọi thứ tự nhiên. Vạn vật đều có gốc rễ, có vận mệnh, biến hóa tới đâu rồi cũng về với cội nguồn, cả đời không thay đổi. Cho dù mọi thứ sinh ra khác biệt thì bản chất tự nhiên của chúng đều giống nhau và không hề thay đổi, đều đi từ sinh đến tử, lại từ ngọn về nguồn. Do đó, cuộc đời vốn không có gì cần so đo hay làm khó.

Một cách khác để tự do, để quên đi vấn đề bản thân, đó là phục vụ mọi người.

Tôi tư vấn tới nay gần 20 người mắc trầm cảm. Truớc đây tôi cũng từng bất lực, từng tuyệt vọng, tự hỏi rằng cuộc sống này có nghĩa lý gì, vì chết đi là hết. Sau này tôi mới hiểu, tài sản duy nhất mà ta có là sinh mạng - là cái sự trải nghiệm lúc này. Giống như linh hồn dạo chơi ngoài cõi thế, việc gì phải chấm dứt cuộc dạo chơi này? Tôi cố gửi gắm thông điệp tới họ, cố lắng nghe họ một cách vô điều kiện. Lo cho người khác, tôi cũng quên mất chính mình.

Bố mẹ mắng có làm bạn thấy tủi thân? Hãy tự hỏi vấn đề của bố mẹ bạn là gì? Đi học về, cứ không ngần ngại hỏi mẹ có việc nhà gì cần làm không? Rồi bạn xắn tay vào làm, lúc đó tâm trí bạn trống rỗng, vì trong đầu bạn chỉ nghĩ lau cái này rồi đến cái kia, quét gian nhà này đến gian nhà nọ. Đừng nghĩ ngợi nhiều, cứ làm thôi, và bạn sẽ tự do.

Người bận rộn luôn luôn hạnh phúc.

Điểm số trường lớp làm bạn áp lực. Thế thì đừng theo đuổi nó nữa. Hãy chinh phục kiến thức. Cứ học, học nữa, mà không trông mong vào kết quả. Giải hết bài này thì đến bài nọ, đọc hết sách này thì còn sách kia. Sự học cứ thuận tự nhiên theo dòng chảy, điểm số chỉ là cái phụ. Điểm cao cũng không vui, điểm thấp cũng không tiếc. Kiến thức mới là cái bạn đang cầm.

Bạn cảm thấy mình xấu xí hơn người khác. Tôi biết một người tuy xấu xí, nhưng ai cũng thích ở gần. Không gặp thì nhớ, mà gặp rồi thì xốn xang. Đơn giản vì anh ta vô tư, trong sáng. Anh ta trống rỗng, chỉ phục vụ mọi người, không bao giờ nghĩ ngợi, nên có thể chơi cùng bất kỳ ai mà không định kiến. Người ta quý anh, vì tâm hồn anh làm cho hình thể anh sinh động. Không có tâm hồn, không có xúc cảm, thì mặt đẹp cũng như tượng sáp mà thôi.

Tâm lý con người sẽ quen với người mình chơi cùng. Bạn xinh hay xấu thì rồi người ta nhìn cũng sẽ quen. Giống như cha mẹ nhìn con, anh em nhìn họ hàng, huống hồ là vợ chồng, tri kỷ. Rõ ràng bạn theo đuổi cái xinh đẹp không phải vì người thân thuộc, người sẽ đồng hành với mình tới cuối đời, mà vì những đứa xa lạ - những đứa chỉ gặp bạn 1 2 lần rồi quên. Phải có người xấu mới có người xinh. Nhưng tưởng tượng mà xem, quan niệm ‘tao xinh hơn mày nên tao vui’ là điều gì đó thật đáng sợ và cô độc.

Hy vọng tôi có thể giúp tinh thần bạn được tự do phần nào. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hay chỉ đơn giản muốn chia sẻ, hãy comment hoặc nhắn tin cho tôi. Tôi luôn luôn có mặt để trao đổi với bạn, vì tôi muốn phục vụ bạn, để quên mất chính mình.
Trang Tử là triết gia lỗi lạc thời Trung Hoa cổ đại. Sở dĩ ta ít biết đến ông, vì tầm ảnh hưởng của ông, cũng như Lão tử, bị phái Nho học của Khổng Tử lấn át. Và cũng chính tư tưởng của Khổng Tử ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng tới văn hóa Việt Nam, khiến chúng ta ngày nay đau khổ.

Tư tưởng đó như bóng ma âm thầm giết chết chúng ta. Vì nó mà bạn KHỔ và không hiểu tại sao mình KHỔ.

Đó là tư duy trọng cái tôi, cái ta (chủ nghĩa cá nhân), cũng như coi việc định vị bản thân là quan trọng. Điều đó khiến xã hội chỉ lao vào vòng xoáy hơn thua, tranh giành. Bố mẹ bắt bạn học nhiều ư? Thực ra bố mẹ bạn cũng chỉ là nạn nhân của tư tưởng đó. Người khác cứ thích thị phi ư? Đơn giản họ cũng đều là nạn nhân.

Hãy thông cảm với những người quanh bạn. Họ đang chạy đua mệt mỏi tới cùng kiệt sức lực vì tầm quan sát của họ còn hạn hẹp. Họ thật đáng thương.

Trái ngược với Khổng Tử, thay vì đặt con người vào khuôn thước chung, tư tưởng Trang Tử hướng tới giải phóng con người. Theo ông, ta nên bỏ qua hình thể, bỏ qua tâm trí, để cho tinh thần hòa hợp với trời đất. Chỉ khi thỏa hiệp với thứ bên trong, ta mới dễ dàng cởi mở với những cái bên ngoài.

Theo ông, ta nên công bằng giữa người với người, giữa người với mình. Mỗi con người sinh ra đều là linh hồn thuần khiết. Chẳng qua số phận đẩy họ vào những hình thái khác nhau, nên mới có người tốt người xấu. Mọi điều con người làm với nhau chỉ là vô tình, bởi chẳng ai hiểu được ai cả (mà chúng ta tưởng rằng đã hiểu hết người kia)

Bởi thế nên bao dung với tất cả mọi người.

Trên đời này, dù ta có cố gắng như thế nào, vẫn không thể tránh được bị hiểu lầm, bị những lời thị phi phá quấy. Trang Tử từng nói: Trời đất vĩ đại nhưng chẳng nói gì. Bốn mùa có phép tắc rõ ràng nhưng chúng đâu nghị luận gì đâu. Hiểu được những lời này, những thị phi ngoài kia sẽ chẳng còn thể làm bận lòng ta.

Con người chỉ là hạt cát giữa dòng chảy tự nhiên khổng lồ. Hãy thuận tự nhiên, cứ cuốn mình theo nó, cong ăn cong thẳng ăn thẳng, đừng bận tâm nhiều. Coi việc vui sống như cuộc dạo chơi, để tinh thần bay lượn, nhìn bằng mắt, nghe bằng tai. Chướng tai gai mắt thì biết nhưng chẳng cần lưu lại trong lòng, vì những thứ ấy đều là vô nghĩa cả.
“Đức” hộ các thím, cần người có tâm tóm tắt hộ :shame:
 
Trang Tử là triết gia lỗi lạc thời Trung Hoa cổ đại. Sở dĩ ta ít biết đến ông, vì tầm ảnh hưởng của ông, cũng như Lão tử, bị phái Nho học của Khổng Tử lấn át. Và cũng chính tư tưởng của Khổng Tử ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng tới văn hóa Việt Nam, khiến chúng ta ngày nay đau khổ.

Tư tưởng đó như bóng ma âm thầm giết chết chúng ta. Vì nó mà bạn KHỔ và không hiểu tại sao mình KHỔ.

Đó là tư duy trọng cái tôi, cái ta (chủ nghĩa cá nhân), cũng như coi việc định vị bản thân là quan trọng. Điều đó khiến xã hội chỉ lao vào vòng xoáy hơn thua, tranh giành. Bố mẹ bắt bạn học nhiều ư? Thực ra bố mẹ bạn cũng chỉ là nạn nhân của tư tưởng đó. Người khác cứ thích thị phi ư? Đơn giản họ cũng đều là nạn nhân.

Hãy thông cảm với những người quanh bạn. Họ đang chạy đua mệt mỏi tới cùng kiệt sức lực vì tầm quan sát của họ còn hạn hẹp. Họ thật đáng thương.

Trái ngược với Khổng Tử, thay vì đặt con người vào khuôn thước chung, tư tưởng Trang Tử hướng tới giải phóng con người. Theo ông, ta nên bỏ qua hình thể, bỏ qua tâm trí, để cho tinh thần hòa hợp với trời đất. Chỉ khi thỏa hiệp với thứ bên trong, ta mới dễ dàng cởi mở với những cái bên ngoài.

Theo ông, ta nên công bằng giữa người với người, giữa người với mình. Mỗi con người sinh ra đều là linh hồn thuần khiết. Chẳng qua số phận đẩy họ vào những hình thái khác nhau, nên mới có người tốt người xấu. Mọi điều con người làm với nhau chỉ là vô tình, bởi chẳng ai hiểu được ai cả (mà chúng ta tưởng rằng đã hiểu hết người kia)

Bởi thế nên bao dung với tất cả mọi người.

Trên đời này, dù ta có cố gắng như thế nào, vẫn không thể tránh được bị hiểu lầm, bị những lời thị phi phá quấy. Trang Tử từng nói: Trời đất vĩ đại nhưng chẳng nói gì. Bốn mùa có phép tắc rõ ràng nhưng chúng đâu nghị luận gì đâu. Hiểu được những lời này, những thị phi ngoài kia sẽ chẳng còn thể làm bận lòng ta.

Con người chỉ là hạt cát giữa dòng chảy tự nhiên khổng lồ. Hãy thuận tự nhiên, cứ cuốn mình theo nó, cong ăn cong thẳng ăn thẳng, đừng bận tâm nhiều. Coi việc vui sống như cuộc dạo chơi, để tinh thần bay lượn, nhìn bằng mắt, nghe bằng tai. Chướng tai gai mắt thì biết nhưng chẳng cần lưu lại trong lòng, vì những thứ ấy đều là vô nghĩa cả.
Nếu nói 1 dân tộc đc ảnh hưởng từ tư tưởng Trang Tử nhất thì đó là VN đó bạn.
 
đạo lý mồm z vui vậy thôi
chứ rơi vào hoàn cảnh thực tế của th nhóc bị ba mẹ ngày nào cũng chửi, 3h sáng còn canh như tù, viết thư quen gái thì bị mẹ bắt r đến nhà crush chửi, áp lực học hành để đạt được mục tiêu làm thỏa mãn cái tôi của ba mẹ k đc là lại bị chửi thì mấy cái đạo lý như trống rỗng, vô vi cũng chịu k nỗi. K thể nào lạc quan, sống bình thường được khi ngày nào cũng phải đối mặt với mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá còn bố thì là người dễ nóng...
Có thì may ra mấy đạo lý đó thay đổi đc ba mẹ th bé
Cá nhân t cũng đọc về Phật pháp, phép vô vi the act of not trying, k quan tâm người khác nghĩ gì,.. nhưng khi đụng chuyện thì thấy đ thể nào mà thanh thản được
 
Last edited:
Tức là ngó lơ lời chửi của bố mẹ và tự tẩy não mình đi theo "lý tưởng của việc abcxyz" hả cụ. :doubt:
(lý tưởng mọi người hay nói trên tivi chứ không ăn được)
1648906335831.png

Bố mẹ mắng có làm bạn thấy tủi thân? Hãy tự hỏi vấn đề của bố mẹ bạn là gì? Đi học về, cứ không ngần ngại hỏi mẹ có việc nhà gì cần làm không? Rồi bạn xắn tay vào làm, lúc đó tâm trí bạn trống rỗng, vì trong đầu bạn chỉ nghĩ lau cái này rồi đến cái kia, quét gian nhà này đến gian nhà nọ. Đừng nghĩ ngợi nhiều, cứ làm thôi, và bạn sẽ tự do.

Người bận rộn luôn luôn hạnh phúc.

Điểm số trường lớp làm bạn áp lực. Thế thì đừng theo đuổi nó nữa. Hãy chinh phục kiến thức. Cứ học, học nữa, mà không trông mong vào kết quả. Giải hết bài này thì đến bài nọ, đọc hết sách này thì còn sách kia. Sự học cứ thuận tự nhiên theo dòng chảy, điểm số chỉ là cái phụ. Điểm cao cũng không vui, điểm thấp cũng không tiếc. Kiến thức mới là cái bạn đang cầm.
 
Last edited:
“Đức” hộ các thím, cần người có tâm tóm tắt hộ :shame:
Mình tóm tắt #1 thím ấy muốn nói như sau, còn #2 khá ngắn gọn nên thím tự đọc nha.

Con người chỉ là một hạt cát trong dòng chảy vũ trụ.

Tự nhiên sinh sôi không ngừng, sinh mệnh chỉ lóe lên rồi chợp tắt. Những vấn đề bạn tưởng là to, so với thế giới biến ảo vô thường ngoài kia chẳng là gì cả.

Gia đình không hạnh phúc, áp lực học tập, tiền bạc, tình cảm. Ừ thì như tận thế thật, chẳng có lối thoát thật, nhưng kìa, chắc gì vấn đề của bạn đã đáng sợ hơn vấn đề của người khác?

Hệ quy chiếu mỗi người khác nhau. Tầm nhìn của ta hết sức hạn hẹp. Chính cái tôi, cái ta, những dòng suy nghĩ liên miên che mờ tầm quan sát ấy. Bởi thế bạn mới tưởng vấn đề mình là to, bởi vì bạn không hiểu hết mọi người.

Đừng mong người khác phải hiểu cho bạn, vì họ không phải là bạn. Huống hồ, họ còn những vấn đề của họ nữa.

Hãy tự cứu mình đi!

Để làm được thế, bước đầu tiên bạn cần ngộ ra rằng, bạn hoàn toàn tự do. Bạn tự do mà bạn không biết, vì bạn còn mải nắm lấy những thứ không thuộc về mình.

Con người sinh ra từ hư vô, chết đi cũng bị phân hủy. Khi sống, đến hơi thở cũng phải vay mượn từ đất trời. Thế thì cái nhà, cái xe, thằng người yêu, điểm số, cơ hội, tham vọng kia có thực sự là của bạn không? Hay chỉ là thứ bạn cố nắm lấy?

Bạn đoạt lấy vì cái tôi, cái ta của bạn muốn vậy. Nhắm mắt lại, hít thở sâu, bên trong bạn lúc này chẳng còn gì. Bạn hoàn toàn trống rỗng.

Bởi những cái kia không phải của bạn, nên có được cũng chẳng vui, có mất cũng không tiếc. Bạn hoàn toàn tự do.

Phước lành lớn nhất trong cuộc đời là để mọi thứ tự nhiên. Vạn vật đều có gốc rễ, có vận mệnh, biến hóa tới đâu rồi cũng về với cội nguồn, cả đời không thay đổi. Cho dù mọi thứ sinh ra khác biệt thì bản chất tự nhiên của chúng đều giống nhau và không hề thay đổi, đều đi từ sinh đến tử, lại từ ngọn về nguồn. Do đó, cuộc đời vốn không có gì cần so đo hay làm khó.

Một cách khác để tự do, để quên đi vấn đề bản thân, đó là phục vụ mọi người.

Tôi tư vấn tới nay gần 20 người mắc trầm cảm. Truớc đây tôi cũng từng bất lực, từng tuyệt vọng, tự hỏi rằng cuộc sống này có nghĩa lý gì, vì chết đi là hết. Sau này tôi mới hiểu, tài sản duy nhất mà ta có là sinh mạng - là cái sự trải nghiệm lúc này. Giống như linh hồn dạo chơi ngoài cõi thế, việc gì phải chấm dứt cuộc dạo chơi này? Tôi cố gửi gắm thông điệp tới họ, cố lắng nghe họ một cách vô điều kiện. Lo cho người khác, tôi cũng quên mất chính mình.

Bố mẹ mắng có làm bạn thấy tủi thân? Hãy tự hỏi vấn đề của bố mẹ bạn là gì? Đi học về, cứ không ngần ngại hỏi mẹ có việc nhà gì cần làm không? Rồi bạn xắn tay vào làm, lúc đó tâm trí bạn trống rỗng, vì trong đầu bạn chỉ nghĩ lau cái này rồi đến cái kia, quét gian nhà này đến gian nhà nọ. Đừng nghĩ ngợi nhiều, cứ làm thôi, và bạn sẽ tự do.

Người bận rộn luôn luôn hạnh phúc.

Điểm số trường lớp làm bạn áp lực. Thế thì đừng theo đuổi nó nữa. Hãy chinh phục kiến thức. Cứ học, học nữa, mà không trông mong vào kết quả. Giải hết bài này thì đến bài nọ, đọc hết sách này thì còn sách kia. Sự học cứ thuận tự nhiên theo dòng chảy, điểm số chỉ là cái phụ. Điểm cao cũng không vui, điểm thấp cũng không tiếc. Kiến thức mới là cái bạn đang cầm.

Bạn cảm thấy mình xấu xí hơn người khác. Tôi biết một người tuy xấu xí, nhưng ai cũng thích ở gần. Không gặp thì nhớ, mà gặp rồi thì xốn xang. Đơn giản vì anh ta vô tư, trong sáng. Anh ta trống rỗng, chỉ phục vụ mọi người, không bao giờ nghĩ ngợi, nên có thể chơi cùng bất kỳ ai mà không định kiến. Người ta quý anh, vì tâm hồn anh làm cho hình thể anh sinh động. Không có tâm hồn, không có xúc cảm, thì mặt đẹp cũng như tượng sáp mà thôi.

Tâm lý con người sẽ quen với người mình chơi cùng. Bạn xinh hay xấu thì rồi người ta nhìn cũng sẽ quen. Giống như cha mẹ nhìn con, anh em nhìn họ hàng, huống hồ là vợ chồng, tri kỷ. Rõ ràng bạn theo đuổi cái xinh đẹp không phải vì người thân thuộc, người sẽ đồng hành với mình tới cuối đời, mà vì những đứa xa lạ - những đứa chỉ gặp bạn 1 2 lần rồi quên. Phải có người xấu mới có người xinh. Nhưng tưởng tượng mà xem, quan niệm ‘tao xinh hơn mày nên tao vui’ là điều gì đó thật đáng sợ và cô độc.

Hy vọng tôi có thể giúp tinh thần bạn được tự do phần nào. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hay chỉ đơn giản muốn chia sẻ, hãy comment hoặc nhắn tin cho tôi. Tôi luôn luôn có mặt để trao đổi với bạn, vì tôi muốn phục vụ bạn, để quên mất chính mình.
 
Học thuyết trang tử, lão tử, thích ca, hay của các triết gia phương tây đều giống nhau về bản chất.
Việc các em có biết tới học thuyết của Trang, cũng giống như việc các em biết tới lão, phật, khắc kỷ. Mà phật lại phổ biến ở viêt nam nhiều nhất nhưng những việc này vẫn xảy ra. Nó nằm ở nhận thức, cũng như câu phía trên của bạn "
Hệ quy chiếu mỗi người khác nhau. Tầm nhìn của ta hết sức hạn hẹp. Chính cái tôi, cái ta, những dòng suy nghĩ liên miên che mờ tầm quan sát ấy. Bởi thế bạn mới tưởng vấn đề mình là to, bởi vì bạn không hiểu hết mọi người.

Đừng mong người khác phải hiểu cho bạn, vì họ không phải là bạn. Huống hồ, họ còn những vấn đề của họ nữa.

Hãy tự cứu mình đi!"
Được bao nhiêu người hiểu và vận dụng được hết đống này ?
Thế nên việc của cha mẹ là cân bằng chứ không phải đổ lỗi cho trẻ. Cách giáo dục có vấn đề dẫn tới trẻ nhận thức sai.
 
Ae trong này vẫn còn đặt nặng phép nhị nguyên, nên còn quan niệm có đúng có sai.
Thực ra làm gì có đúng - sai. Đúng sai bản chất là một, nói một cách khác là không tồn tại.
Giống như con hổ đuổi bắt con hươu, thoạt nhìn con hổ là sai, con hươu đúng, nhưng thực ra con nào cũng chỉ hành động theo bản năng sinh tồn, lẽ tự nhiên của nó.
Ông bố và thằng con trong clip cũng vậy. Trong bối cảnh đó, định kiến đó, tư duy đó, động cơ của ông bố hoàn toàn có thể hiểu được theo góc nhìn của ông, và động cơ của thằng con cũng là tất yếu.
Đó là cách Đạo vận hành. Cái sự bận tâm của ta về câu chuyện là vô nghĩa, xã hội con người tranh giành, hơn thua, thì hệ lụy như câu chuyện trên là tất yếu, cũng không bất ngờ gì.
Ông bố và thằng con đều vẫn còn bản ngã. Ông bố tin rằng mình là bố nó, phải thúc ép nó, phải có trách nhiệm các thứ - vô hình chung làm phương hại nó. Nếu ông quên mất mình, ông có thể nghĩ rộng ra, chứ không bị thiên kiến che mờ mắt.
Minh triết không phải nghĩ mình biết hết, mà hiểu rằng mình chẳng biết gì cả. Tầm nhìn con người vô cùng hạn hẹp trong vũ trụ này.
Khác biệt giữa người thích ảnh hưởng lên người khác, với người suy nghĩ thông suốt, khoáng đạt, là nằm ở chỗ ấy.
 
Đáng sợ không phải là không biết, mà là cứ theo đuổi cái mình tưởng là ĐÚNG, nhưng thực chất lại là SAI
Gia đình kia giống câu chuyện Thuốc của Lỗ Tấn. Ông bà già cho thằng con ăn bánh bao tẩm máu người, cứ ngỡ chữa khỏi bệnh lao cho nó, nào ngờ chỉ hại nó. Dân tộc TQ vì tư duy định kiến, thiên kiến, của Nho giáo mà sống trong u mê, lầm lạc. Dân tộc VN cũng không phải ngoại lệ.
Theo đuổi cái tôi, cái ta làm cái gì trong khi chính những cái ấy làm suy nghĩ mình không được khoáng đạt, vô hình chung làm tổn hại lẫn nhau.
 
Ae trong này vẫn còn đặt nặng phép nhị nguyên, nên còn quan niệm có đúng có sai.
Thực ra làm gì có đúng - sai. Đúng sai bản chất là một, nói một cách khác là không tồn tại.
Giống như con hổ đuổi bắt con hươu, thoạt nhìn con hổ là sai, con hươu đúng, nhưng thực ra con nào cũng chỉ hành động theo bản năng sinh tồn, lẽ tự nhiên của nó.
Ông bố và thằng con trong clip cũng vậy. Trong bối cảnh đó, định kiến đó, tư duy đó, động cơ của ông bố hoàn toàn có thể hiểu được theo góc nhìn của ông, và động cơ của thằng con cũng là tất yếu.
Đó là cách Đạo vận hành. Cái sự bận tâm của ta về câu chuyện là vô nghĩa, xã hội con người tranh giành, hơn thua, thì hệ lụy như câu chuyện trên là tất yếu, cũng không bất ngờ gì.
Ông bố và thằng con đều vẫn còn bản ngã. Ông bố tin rằng mình là bố nó, phải thúc ép nó, phải có trách nhiệm các thứ - vô hình chung làm phương hại nó. Nếu ông quên mất mình, ông có thể nghĩ rộng ra, chứ không bị thiên kiến che mờ mắt.
Minh triết không phải nghĩ mình biết hết, mà hiểu rằng mình chẳng biết gì cả. Tầm nhìn con người vô cùng hạn hẹp trong vũ trụ này.
Khác biệt giữa người thích ảnh hưởng lên người khác, với người suy nghĩ thông suốt, khoáng đạt, là nằm ở chỗ ấy.
Anh bị lậm đạo rồi
Anh nói anh hiểu được bản chất, không nhìn theo cặp mắt nhị nguyên nhưng vô tình anh áp đặt tư tưởng mấy bác trong này phải giống như anh. Ai tư duy khác anh là bị chụp cái mũ nhị nguyên. Khuyên thật, nếu anh tìm được hướng cho mình thì tự rèn luyện cho bản thân là rất tốt, chứ đem mớ học thuyết này đi rao giảng thì anh lại đi ngược lại với đạo rồi đấy.
 
Anh bị lậm đạo rồi
Anh nói anh hiểu được bản chất, không nhìn theo cặp mắt nhị nguyên nhưng vô tình anh áp đặt tư tưởng mấy bác trong này phải giống như anh. Ai tư duy khác anh là bị chụp cái mũ nhị nguyên. Khuyên thật, nếu anh tìm được hướng cho mình thì tự rèn luyện cho bản thân là rất tốt, chứ đem mớ học thuyết này đi rao giảng thì anh lại đi ngược lại với đạo rồi đấy.
Đúng là phái Lão - Trang bài bác phép nhị nguyên, nhưng tư tưởng vẫn ngấm ngầm cho rằng Đạo là chân lý, còn những thứ khác đều tuần hoàn và vận hành theo quy luật của Đạo.
Đương nhiên tôi không ép ai phải theo. Đạo chỉ đến với người mở lòng với nó. Nếu Đạo là chân lý, có thể nói ra bằng ngôn từ, biểu diễn bằng hình thức, thì cha đã truyền cho con, vua đã truyền cho tôi, người đời đã gửi gắm cho nhau - nhân loại đã không phải chịu những bi kịch.
Đạo chỉ có thể tự ngộ ra bằng ý niệm, không phải việc nhét tư duy vào đầu nhau. Nên tôi viết bài, hy vọng người nào đó có thể đọc, hiểu và trong phút giây tỉnh thức ngộ ra một điều gì đó cho chính họ, vậy thôi.
 
Anh bị lậm đạo rồi
Anh nói anh hiểu được bản chất, không nhìn theo cặp mắt nhị nguyên nhưng vô tình anh áp đặt tư tưởng mấy bác trong này phải giống như anh. Ai tư duy khác anh là bị chụp cái mũ nhị nguyên. Khuyên thật, nếu anh tìm được hướng cho mình thì tự rèn luyện cho bản thân là rất tốt, chứ đem mớ học thuyết này đi rao giảng thì anh lại đi ngược lại với đạo rồi đấy.

Ông trên kia kiểu nghĩ tư tưởng mình khai mở 1 vùng trời, bao la quảng đại.
Nhưng thực chất anh lại từ 1 cái giếng này nhảy sang 1 cái giếng khác thôi.
Đc lớn lên trong 1 môi trường giáo dục của Vn tự nhận bị ảnh hưởng nhiều của nho giáo (tự nhận thôi chứ Vn là 1 nước làm sai lệch tất cả các tư tưởng vẳn hoá từ đông sang tây, tạo thành 1 nền văn hoá nhợt nhạt, thiếu bản sắc), a ý sẽ dễ nhầm tưởng, đổ các hiện tượng tiêu cực của xã hội cho Nho giáo. Khi đọc qua về 1 nền tư tưởng khác như Đạo giáo, Phật giáo… sẽ dễ bị sa đà vào những tư tưởng này. Tôi dùng từ “sa đà” chứ không phải “giác ngộ”, tại sao? Cái mà a ý lĩnh ngộ được chỉ là vẻ bề ngoại vs mục đích phủ nhận cho dễ những cái cũ đồng thời có những cái giáo lý khác biệt so vs đa số để có thể đi giao giảng vs mọi người.
 
đạo lý mồm z vui vậy thôi
chứ rơi vào hoàn cảnh thực tế của th nhóc bị ba mẹ ngày nào cũng chửi, 3h sáng còn canh như tù, viết thư quen gái thì bị mẹ bắt r đến nhà crush chửi, áp lực học hành để đạt được mục tiêu làm thỏa mãn cái tôi của ba mẹ k đc là lại bị chửi thì mấy cái đạo lý như trống rỗng, vô vi cũng chịu k nỗi. K thể nào lạc quan, sống bình thường được khi ngày nào cũng phải đối mặt với mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá còn bố thì là người dễ nóng...
Có thì may ra mấy đạo lý đó thay đổi đc ba mẹ th bé
Cá nhân t cũng đọc về Phật pháp, phép vô vi the act of not trying, k quan tâm người khác nghĩ gì,.. nhưng khi đụng chuyện thì thấy đ thể nào mà thanh thản được
Bác ơi Phật pháp, phép vô vi không phải là lánh đời, vô cảm với người khác. Mà là nâng tầm nhận thức và óc quan sát, hiểu được lẽ Đạo, từ đó không còn bận tâm với cái đã là tất yếu - sống giữa mọi người, hiểu được mọi người, mà vẫn có thể trung dung.
Từ đó bác vô vi (làm mà như không làm), lao động, cống hiến mà không vì danh lợi hay cần được công nhận. Vì cái tôi, bản ngã không còn, nên bác thông hiểu được mọi người, đi tới từng góc khuất, mà không mảy may đắn đo suy nghĩ.
 
Ông trên kia kiểu nghĩ tư tưởng mình khai mở 1 vùng trời, bao la quảng đại.
Nhưng thực chất anh lại từ 1 cái giếng này nhảy sang 1 cái giếng khác thôi.
Đc lớn lên trong 1 môi trường giáo dục của Vn tự nhận bị ảnh hưởng nhiều của nho giáo (tự nhận thôi chứ Vn là 1 nước làm sai lệch tất cả các tư tưởng vẳn hoá từ đông sang tây, tạo thành 1 nền văn hoá nhợt nhạt, thiếu bản sắc), a ý sẽ dễ nhầm tưởng, đổ các hiện tượng tiêu cực của xã hội cho Nho giáo. Khi đọc qua về 1 nền tư tưởng khác như Đạo giáo, Phật giáo… sẽ dễ bị sa đà vào những tư tưởng này. Tôi dùng từ “sa đà” chứ không phải “giác ngộ”, tại sao? Cái mà a ý lĩnh ngộ được chỉ là vẻ bề ngoại vs mục đích phủ nhận cho dễ những cái cũ đồng thời có những cái giáo lý khác biệt so vs đa số để có thể đi giao giảng vs mọi người.
Tôi cũng từng như thớt, cũng từng đọc qua lão, phật, trang, cũng từng đi rao giảng những gì mình biết. Nhưng dần tôi nhận ra mình chỉ đang bắt chước và cố tỏ ra hiêủ đạo. Tôi tin thời gian tới thớt sẽ tự nhận ra vấn đề, rồi từ đó lại một hướng mới mở ra cho anh ấy :shame:
 
Back
Top