thảo luận Học tiếng Anh: Bắt đầu từ đâu? Tài liệu nào phù hợp?

TOEIC p3 p4 nên làm ntn các bác. Nghe rồi tô hay vừa nghe vừa tô. P1 p2 em ổn mà part này toàn k theo kịp
Nghe câu nào đúng chấm nhẹ câu đó, xong rồi tô, để tránh bị phân tâm, thi iig nó nói ai ghi vào đề dù là chấm thôi cũng hủy bài, nó hù thôi ko sao đâu
 
em thấy trên fb có quảng cáo bộ này, không biết ntn. Em không luyện thi, nhưng kiếm bộ basic để bám theo học từ đầu.
Thớt có biết về bộ này không nhỉ? k biết phải dịch từ bộ sách thớt giới thiệu không nữa :confused:
https://tiki.vn/sach-combo-hackers-ielts-basic-bo-4-cuon-p91998790.html?src=bestseller-page

Bác xem mua bộ Ielts Cấp Tốc 20 ngày của Mega, em viết cuốn Speaking đấy. Em thấy quyển ấy biết một chút rồi đọc là phù hợp.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đang học xóa mù cô Mai Phương khá ổn, mà thaya quan trọng đầu tiên là cố học thêm nhiều từ vựng

Gửi từ Samsung SM-A037F bằng vozFApp
 
Học tiếng anh ăn nhau ở cái hàng ngày có chịu học hay không là chủ yếu , chứ không chịu học thì tài liệu hay giáo trình ngon tới mấy cũng bỏ.
 
Đây là bài em có đăng fb rồi, đăng lại ở đây để mọi người cùng tham khảo và thảo luận ạ.

Nếu các bạn muốn học tiếng Anh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, thì đây là bài viết dành cho bạn. Bài viết này sẽ chỉ đường cho bạn học theo thứ tự nào thì đúng, và dùng tài liệu nào thì phù hợp để có thể sử dụng được tiếng Anh nhanh và hiệu quả nhất.

1. Học Ngữ pháp và Phát âm

Ngữ pháp và Phát âm là thứ mà người trưởng thành học tiếng Anh thường ngại nhất, tuy nhiên, có học giời học bể gì thì vẫn phải học hai kỹ năng này. Xây dựng bất cứ thứ gì đều cần có phần móng, và hai kỹ năng macro này chính là phần móng đó.

Nếu không có Ngữ pháp, bạn sẽ không viết, nói, nghe, và đọc nổi câu nào ngoài những câu đã quen thuộc. Nếu không có Phát âm, bạn sẽ không nghe nổi, và nói cũng không ai hiểu trừ phi bạn có cảm quan ngôn ngữ thiên phú mà 1/1000000 người mới có. Vậy nên, thay vì ngại và tìm cách tránh nó, hãy chấp nhận và học nó vui vẻ.

Hiện tại có vô số các sách dạy Ngữ pháp và Phát âm, nhưng hãy chỉ dùng hai quyển dưới đây mà thôi:

- Giải thích Ngữ pháp tiếng Anh (Mai Lan Hương ft Hà Thanh Uyên/ Mai Thanh Loan). Đây là cuốn sách Ngữ pháp quốc dân, có gần như đầy đủ các hiện tượng cần thiết, và có giải thích chi tiết bằng tiếng Việt, cũng như bài tập để luyện tập. Quyển này gần đây được thay đổi tên một chút thành “Ngữ pháp tiếng Anh thực hành”, nhưng vẫn là ruột cũ thôi.

- Pronunciation in use tập Elementary của Nxb Cambridge. Đây cũng là một cuốn phát âm quốc dân. Hiện tại cuốn này có bản việt hoá, nên tương đối dễ học. Ngoài ra, cuốn này còn rất khớp với một chương trình dạy trên Youtube là BBC Pronunciation nữa, nên cuốn này rất tiện và dễ học.

Đương nhiên nếu có thầy cô hướng dẫn thì vẫn sẽ tốt hơn, vì các bước ban đầu luôn cần người hướng dẫn. Tuy vậy, nếu chúng ta có ý chí tốt thì tự học hoàn toàn là có thể, giống như mình cũng từng tự học vậy.

2. Bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết

2.1. Kỹ năng Nghe

Kỹ năng nghe sẽ được nói đầu tiên, vì nó là kỹ năng quan trọng nhất, nhưng lại là kỹ năng không ai có thể dạy cho bạn được - bạn phải tự học nó.

Trong quá trình học Phát âm, giáo trình đã hỗ trợ cả phần nghe, tuy nhiên đấy là chưa đủ. Để nghe được tốt hơn, bạn cần luyện nghe thêm ở các cuốn sách khác, và ở các nguồn trên mạng khác.

- Về giáo trình, bạn có thể bắt đầu nghe thêm cuốn Basic Ielts Listening. Tuy là sách luyện thi, nhưng hoàn toàn có thể cải thiện kỹ năng Nghe của bạn. Cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn nghe từ các con số cho đến chữ cái, rồi phức tạp dần lên là nghe để lấy các thông tin trong đoạn audio. Nói chung là từ dễ đến khó, và rất ổn để bắt đầu.

- Về các nguồn online, bạn có thể lên Youtube và nghe về những chủ đề mình thích như công nghệ, làm đẹp, vũ trụ. Hãy bắt đầu bằng những video cho trẻ em, và đừng ngại bật sub nếu bạn không thể nghe nổi. Nếu trình độ đã tốt lên, hãy chuyển dần lên các nội dung khó hơn để tăng khả năng của mình.

- Có một trang web rất hữu ích cho việc nghe mà mình thấy cần tách nó ra, đó là trang Listen A Minute. Tại đây bạn sẽ có hàng trăm bài nghe theo các chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Tốc độ đọc vừa, giọng đọc ấm, và mỗi bài nghe chỉ kéo dài dưới 1 phút. Đặc biệt là có bài tập luyện tập từ dễ đến khó. Cá nhân mình thấy trang này rất tuyệt với.

Một kinh nghiệm của mình khi luyện nghe chính là “nghe đi nghe lại”. Khi bạn đạt đến trình độ không cần phải đọc sub ở phần lớn nội dung, hãy tắt sub đi và cố gắng nghe đi nghe lại một đoạn audio hay video nào đó nhiều lần, cho đến khi bạn có thể tự nhận diện ra được từ 95% các từ trong đó trở lên thì mới bật sub để biết từ còn mù mờ là gì. Làm vậy nhiều lần bạn sẽ tự động giỏi. Mình đã làm vậy với rất nhiều video standup comedy của Rowan Atkinson (Mr. Bean).

2.2. Kỹ năng Viết

Đây là Kỹ năng rất khó để tự học, nên nếu được thì các bạn nên đi học một khoá dạy viết để được hướng dẫn.

Thực tế trong quá trình học Ngữ pháp, nếu các bạn để ý thì có thể viết được một cách đơn giản và tương đối đúng, vì ngữ pháp có hàm chứa một phần cú pháp nữa. Sau khi đã có thể viết được căn bản thì cũng nên theo một vài giáo trình:

- Quyển dễ nhất là “Luyện kỹ năng Viết” của cô Nguyễn Bảo Trang. Quyển này viết bằng tiếng Việt, rất dễ hiểu, tuy nhiên hiện tại rất khó mua vì gần như nó tuyệt chủng rồi, và nhược điểm là chỉ hướng dẫn viết học thuật căn bản mà thôi.

- Basic Ielts Writing là cuốn hợp lý hơn, tuy nhiên lại hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cuốn này sẽ hướng dẫn bạn viết mail, viết biểu đồ, và viết luận (các dạng có trong bài ielts general training và academic). Tuy là dính với kì thi Ielts, nhưng kì thi này được xây dựng để kiểm tra khả năng dùng tiếng Anh của các bạn, nên họ xây dựng rất thực tế. Làm chủ được các dạng viết trên là có thể sử dụng tương đối tốt tiếng Anh rồi.

Viết không dễ, vì nó hàm chứa cả tư duy dùng từ, thứ mà chúng ta không có bẩm sinh có, không sở hữu hoàn toàn được, mà phải bắt chước. Vậy nên, ngoài việc có tài liệu, các bạn cũng cần dùng từ điển nữa. Mình sẽ nói về từ điển ở các phần sau.

2.3. Kỹ năng Nói

Khi học Phát âm, bạn chắc hẳn đã đọc theo các câu mẫu trong bài, điều đó cũng sẽ hỗ trợ các bạn nói. Tuy nhiên nói trong thực tế khó hơn nhiều, vì bạn cần phải phản xạ.

Khi bạn viết được, và viết những câu đơn giản, thì bạn có thể dùng những câu ấy để nói. Nhưng nhiều người dù viết được căn bản nhưng cũng không nói được, vì phản xạ nói tương đối kém. Vì vậy bạn phải tập phản xạ.

Có hai cách thường thấy khi tập phản xạ nói, là tự nói một mình và giao tiếp với người khác. Việc giao tiếp với người khác là cách tốt nhất, tuy nhiên việc tự nói cũng quan trọng.

Hãy tự nói luyên thuyên một mình, và bắt chước những câu người bản xứ nói mà bạn biết. Điều này giúp bạn quen với việc nói tiếng Anh, luyện lại ngữ điệu, luyện cả phát âm, và cải thiện phản xạ của các bạn.

Tập nói một mình với tài liệu là một cách tốt. Cuốn sách mình muốn giới thiệu với các bạn là cuốn:

- Basic Ielts Speaking. Cuốn này cũng chỉ các bạn nói các dạng từ hỏi đáp căn bản đến hỏi và bàn luận sâu. Cái hay là cuốn này có hướng dẫn và có bài mẫu. Ngoài ra còn có các bài đọc để tăng kiến thức - thứ bạn dùng để nói, bên cạnh ngôn ngữ nữa.

- Speaking for Ielts, cuốn này cao cấp hơn, định hướng thi cử hơn, nhưng cũng tương đối dễ học. Đặc biệt cuốn này còn có thêm các mẹo để nâng cấp bài nói và ăn điểm, nghe có vẻ vô dụng với những bạn không thi ielts mà chỉ học để sử dụng, nhưng thực sự nó sẽ giúp bạn trong lúc trả lời sếp hoặc thầy cô giáo hoặc thuyết trình đó.

Mình có sử dụng một phương pháp để bắt chước giọng bản ngữ, là bắt chước câu từ của một người bản ngữ. Lúc mình tập, mình sẽ chỉ nghe một người nào đó mà mình cho là nói hay, rồi tập nói giống hệt những gì người ta nói, nhái cả ngữ điệu lẫn cách nhấn nhá. Ban đầu nên vậy để có thể nói được hay hơn, khi mình đã nói được rồi thì hẵng nghĩ đến tự phát triển cái riêng của mình.

2.4. Kỹ năng Đọc

Kỹ năng này bạn đã được luyện sơ sơ khi học Ngữ pháp, Viết, và Nghe rồi. Để luyện đọc tốt thì hãy đọc nhiều vào. Và đây là những nguồn bạn nên xem:

- Về sách, vẫn là bộ Basic, với quyển Basic Ielts Reading. Cuốn này có các tips để ăn điểm, để đọc nhanh hơn, và có các bài đọc theo chủ đề, vừa tăng kiến thức vừa tăng kỹ năng.

- Hãy đọc các tờ báo dễ, như Daily Mail hoặc BBC, mấy báo này tương đối dễ và có thể đọc hằng ngày.

- Ngoài ra có một trang web tên là Free ESL Material, có rất nhiều bài đọc theo nhiều trình độ ở đây. Có cả báo lẫn bài viết thường thức ở trang web này. Đặc biệt là có cả bài tập để các bạn luyện khả năng của mình.

- Nếu đã tự tin rồi, hãy đọc đến sách bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, những quyển sách đầu bạn đọc thì nên đọc truyện tranh, rồi mới đến sách chữ. Bạn nên đọc bản tiếng Việt của sách trước rồi mới tìm bản tiếng Anh để có thể cải thiện việc hiểu của mình. Đến khi đạt level max rồi thì mới đâm thẳng vào bản tiếng Anh luôn.

Mình hay đọc sách, tuy chậm nhưng rất tốt. Bạn hãy đọc nhiều vào nhé, vừa có tâm hồn phong phú, vừa có kỹ năng tốt hơn, vừa đến được nhiều chân trời mới hơn.

3. Từ điển

Từ điển là thứ vô cùng quan trọng. Bạn phải tra từ điển để biết một từ nghĩa là gì, phát âm thế nào, loại từ là gì, và cách dùng thực tế trong câu như thế nào.

Ban đầu ai cũng phải dùng từ điển song ngữ, bạn có thể tra nhiều nguồn từ điển khác nhau, online hoặc từ điển giấy. Nếu là từ điển giấy, hãy mua cuốn từ điển Anh Anh Việt được dịch dựa trên từ điển Oxford ra. Cuốn này là bản tiếng Việt của từ điển danh tiếng Oxford, và có thể nói là cuốn từ điển song ngữ đỉnh nhất trên thị trường.

Nếu trình độ lên xíu, bạn có thể dùng từ điển đơn ngữ, Oxford, Cambridge, Longman, Collins, hay Macmillan đều tốt cả, tra cái nào dễ hiểu hơn thì dùng. Mình thì hay dùng Longman và Macmillan vì mình thấy định nghĩa dễ hiểu, trình bày rõ ràng, tiện dụng.

Ngoài từ điển định nghĩa, trong quá trình nói và viết, bạn nên dùng thêm từ điển Kết hợp từ (Collocations) và từ điển Đồng nghĩa (Thesaurus). Tiếng Anh cũng như tiếng Việt, có những từ không nên và nên đi với nhau (ví dụ không ai nói là “Cụ ông vừa tạch” trong tiếng Việt, mà phải dùng “qua đời”). Từ điển Kết hợp từ sẽ giúp bạn dùng từ đúng. Còn từ điển Đồng nghĩa sẽ giúp bạn dùng từ phong phú hơn.

Trong các từ điển căn bản đều có kèm Collocations và Thesaurus, tuy nhiên tra từ điển chuyên biệt vẫn tốt hơn. Lời khuyên của mình là nên tra từ điển Collocations của Oxford hoặc Macmillan. Còn Thesaurus thì nên tra của Oxford hoặc Longman nha.

4. Từ vựng

Mỗi người có một cách học từ vựng khác nhau. Mình không dám khuyên bảo gì về cách học và nhớ từ. Mình chỉ thấy có một chân lý là cái gì dùng nhiều thì sẽ in vào não, nên muốn nhớ thì hãy dùng nhiều vào.

Ngoài ra, học từ thì cần phải học cả từ loại, phát âm, cách sử dụng, đọc ví dụ, và cố gắng dùng từ đó cho đúng trong các sản phẩm ngôn ngữ của chính bạn (câu bạn viết và lời bạn nói).

5. Kết lại

Trên đây là toàn bộ những định hướng và hướng dẫn học tiếng Anh cho những bạn muốn bắt đầu lại. Nếu bạn kiên trì và đi đúng hướng, sau một năm bạn có thể dùng được tiếng Anh tương đối tốt.

Bài viết này dựa trên kiến thức, kinh nghiệm dạy, đi làm ở các trung tâm, và quan trọng nhất là kinh nghiệm bản thân khi học tiếng Anh. Nếu bạn không đồng tình, hãy bình luận cho mọi người cùng biết, nhưng cần biết là mỗi người một quan điểm, ai hợp cách nào thì theo các ấy chứ không thể áp đặt được.
Học từ vựng cũng là 1 cách học. Bạn tham khảo 1000+ từ vựng tiếng Anh thông dụng nhất này xem thế nào?
https://atudien.com/1000-tu-tieng-anh-thong-dung/
 
Là giao tiếp nhiều thôi bác ạ. Tìm đọc một cuốn sách có cấu trúc và từ vựng, tìm một người có thể sửa được lỗi cho mình, và giao tiếp thật nhiều.
Đúng rồi bạn. Học từ vựng và giao tiếp với vốn từ vựng mình có là cách tốt nhất. Học từ vựng có thể học sách, hoặc học online theo link học từ vựng mình gửi bên trên cũng ổn.
 
nên tạo điều kiện tốt nhất cho con nhỏ nó học tiếng Anh: học qua app, video, phim, thậm chí là đọc truyện bây giờ điều kiện khá hơn thời xưa rồi không học thì đừng đỗ lỗi cho ai cả
 
Back
Top