thảo luận Học tiếng Anh đừng nên quan trọng mấy cái chứng chỉ như IELTS hay TOEFL

Chemical Engineer

Junior Member
Tôi hồi nhỏ ngoại trừ mấy tháng học tiếng Anh năm lớp 6 ra thì không hề học qua bất cứ trung tâm ngoại ngữ nào. Hồi ở VN tự mua sách tiếng Anh tự đọc lấy mấy căn bản. Sau đó sang Mỹ học vài tháng lớp ESL rồi mua sách ôn thi lấy bằng bổ túc cấp 3 tự học lấy rồi vô đại học. Ở đại học thì học vài lớp tiếng Anh và văn học. Do đó tôi chả có bất cứ chứng chỉ tiếng Anh nào cả và tôi chả có quan trọng mấy cái chứng chỉ như IELTS hay TOEFL do vì bằng đại học Mỹ thì đủ chứng minh được trình độ rồi.

Học ngoại ngữ quan trọng là kỹ năng ngôn ngữ đọc viết nghe nói chứ không phải là luyện thi lấy chứng chỉ. Cái đó là học vẹt đối phó thui, sẽ dân đến tình trạng nhiều người có IELTS 6.0-7.0 này nọ cũng chả giao tiếp được với người bản xứ. Tôi thấy xã hội VN nhiều người học tiếng Anh chỉ vì mấy cái chứng chỉ mà quên đi mục đích thật sự của việc học tiếng Anh là để giao tiếp
 
vấn đề là bạn đc sang mỹ bạn à, riêng trong cv của bạn mà đề cập tới việc đã từng sống và làm việc tại mỹ một thời gian tầm 2-3 đổ lên thì chả ai quan tâm tới bằng tiếng anh của bạn, còn phần lớn những người học ielts hay toeft thì chưa bao giờ đặt chân ra nước ngoài, người ta học để kiếm cơ hội ra nước ngoài đó
 
Tôi hồi nhỏ ngoại trừ mấy tháng học tiếng Anh năm lớp 6 ra thì không hề học qua bất cứ trung tâm ngoại ngữ nào. Hồi ở VN tự mua sách tiếng Anh tự đọc lấy mấy căn bản. Sau đó sang Mỹ học vài tháng lớp ESL rồi mua sách ôn thi lấy bằng bổ túc cấp 3 tự học lấy rồi vô đại học. Ở đại học thì học vài lớp tiếng Anh và văn học. Do đó tôi chả có bất cứ chứng chỉ tiếng Anh nào cả và tôi chả có quan trọng mấy cái chứng chỉ như IELTS hay TOEFL do vì bằng đại học Mỹ thì đủ chứng minh được trình độ rồi.

Học ngoại ngữ quan trọng là kỹ năng ngôn ngữ đọc viết nghe nói chứ không phải là luyện thi lấy chứng chỉ. Cái đó là học vẹt đối phó thui, sẽ dân đến tình trạng nhiều người có IELTS 6.0-7.0 này nọ cũng chả giao tiếp được với người bản xứ. Tôi thấy xã hội VN nhiều người học tiếng Anh chỉ vì mấy cái chứng chỉ mà quên đi mục đích thật sự của việc học tiếng Anh là để giao tiếp
Đồng ý với thím, mấy cái bằng IELTS với TOEIC chưa nói lên cái gì nhiều cả, do dân mình trọng bằng cấp thôi.
Em có ông thầy dạy AV, chỉ qua một khóa đào tạo thông dịch viên do quân đội Mỹ dạy cho ổng vào khoảng những năm 1955 - 1956 gì đó ở Sài Gòn, ổng làm thông dịch cho ông Nguyễn Văn Thiệu với mấy đời đại sứ Mỹ ở miền Nam VN trước đây. Sau khi đi cải tạo khoảng 18 năm về, ổng chả bằng cấp gì nhưng trưởng khoa Tiếng Anh của Đại học Tổng Hợp Tp.HCM (cũ) mời về dạy, ông này ổng nghiên cứu ngôn ngữ hơi bị ác, nói tiếng Anh thì khó mà biết được ổng không phải dân Mỹ, nghe y như tụi Mỹ học Ivy League ra vậy á. Chả bằng cấp cái vẹo gì.
Thầy tên là Nguyễn Đình Niệm, cải tạo ra xong vài năm là đi Mỹ theo diện HO, nhà trước ở gần chợ Tân Bình. Em học thầy được ít lâu thôi nhưng quan điểm và cách tiếp cận với môn tiếng Anh nó khác hẳn, giờ vẫn còn mấy tờ viết tay thầy sửa bài cho em về Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, nói luôn là mức độ kiến thức em nhận của mấy thầy cô chuyên ngành dạy em về môn đó chưa so được với ổng nữa.
Với người học thật, có trình độ thật họ chả quan tâm mấy cái IELTS, TOEIC này làm gì.
Em biết có khóa học dạy AV bằng máy, trình độ ABC thôi, cho mấy đứa đệ em vào làm thử phần nói trong đó, máy nó chấm điểm mà nhiều đứa IELTS 7.0 cũng không đạt 100% điểm cho mấy câu nói đơn giản. Nhiều em mới học lớp 8 nó lại làm ngon, hehe. Do năng khiếu thôi.
 
Đồng ý với thím, mấy cái bằng IELTS với TOEIC chưa nói lên cái gì nhiều cả, do dân mình trọng bằng cấp thôi.
Em có ông thầy dạy AV, chỉ qua một khóa đào tạo thông dịch viên do quân đội Mỹ dạy cho ổng vào khoảng những năm 1955 - 1956 gì đó ở Sài Gòn, ổng làm thông dịch cho ông Nguyễn Văn Thiệu với mấy đời đại sứ Mỹ ở miền Nam VN trước đây. Sau khi đi cải tạo khoảng 18 năm về, ổng chả bằng cấp gì nhưng trưởng khoa Tiếng Anh của Đại học Tổng Hợp Tp.HCM (cũ) mời về dạy, ông này ổng nghiên cứu ngôn ngữ hơi bị ác, nói tiếng Anh thì khó mà biết được ổng không phải dân Mỹ, nghe y như tụi Mỹ học Ivy League ra vậy á. Chả bằng cấp cái vẹo gì.
Thầy tên là Nguyễn Đình Niệm, cải tạo ra xong vài năm là đi Mỹ theo diện HO, nhà trước ở gần chợ Tân Bình. Em học thầy được ít lâu thôi nhưng quan điểm và cách tiếp cận với môn tiếng Anh nó khác hẳn, giờ vẫn còn mấy tờ viết tay thầy sửa bài cho em về Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, nói luôn là mức độ kiến thức em nhận của mấy thầy cô chuyên ngành dạy em về môn đó chưa so được với ổng nữa.
Với người học thật, có trình độ thật họ chả quan tâm mấy cái IELTS, TOEIC này làm gì.
Em biết có khóa học dạy AV bằng máy, trình độ ABC thôi, cho mấy đứa đệ em vào làm thử phần nói trong đó, máy nó chấm điểm mà nhiều đứa IELTS 7.0 cũng không đạt 100% điểm cho mấy câu nói đơn giản. Nhiều em mới học lớp 8 nó lại làm ngon, hehe. Do năng khiếu thôi.
Dân VN học ngoại ngữ nhất là tiếng Anh theo phong trào, học sai bét, chỉ muốn học tủ, xem trọng mấy cái chứng chỉ bằng cấp mà quên đi mục đích thực sự của học ngoại ngữ. Hậu quả là tốn kém tiền bạc thời gian công sức của cả xã hội mà hiệu quả quá kém
 
Nộp hồ sơ đi du học, đòi chứng chỉ -> không nộp rớt dù giỏi bằng trời.
Xin định cư tính điểm bằng điểm chứng chỉ -> không có, không đủ điểm rớt.
Xin đi làm yêu cầu hồ sơ 6.5 -> không có rớt.
v.v.v.v.
 
Không ưa anh Quốc trưởng mấy nhưng công nhận quan điểm này đúng, học chủ yếu là để hiểu tài liệu, chơi game vô tư, coi phim không cần dịch, có thể combat chửi nhau bằng tiếng Anh chứ không phải cứ học theo kiểu mấy cái giáo trình chán ngắt. À mà những công việc đòi hỏi bằng cấp thì nên kiếm bằng vẫn hơn.
 
Tùy mục đích của việc học.
Cũng giống như việc học đại học thôi. Các anh hoàn toàn có thể làm việc như 1 nhân viên bình thường chỉ với vài tháng thực hành một công việc cụ thể nào đó. Đéo cần tới 4,5 năm với đủ các kiến thức thừa thãi mà các anh sẽ quên ngay sau khi nộp bài.
Nhưng đéo có cái bằng đại học, hành trình ứng tuyển của anh sẽ đéo đơn giản gì.
TA cũng vậy, học lấy chứng chỉ là để qua vòng hồ sơ. Đó đơn giản chỉ là cái thang tiêu chuẩn để sàng lọc mà thôi. :doubt:
Edit: tôi phụ trách chuyển giao công nghệ với đối tác quốc tế nhé. Và trong hơn 3000 ngàn nhân viên, bao gồm cả những cử nhân Anh ngữ tốt nghiệp hoành tráng, không ai làm được công việc mà tôi đang đảm nhận, đơn giản vì họ đéo thể hiểu công nghệ là cái gì. Ấy thế mà đéo có chứng chỉ thì tôi cũng đéo được giao việc đâu nhé vì ngay từ khâu chọn nhân sự cho dự án đã có yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ rồi.
 
Last edited:
Tùy mục đích của việc học.
Cũng giống như việc học đại học thôi. Các anh hoàn toàn có thể làm việc như 1 nhân viên bình thường chỉ với vài tháng thực hành một công việc cụ thể nào đó. Đéo cần tới 4,5 năm với đủ các kiến thức thừa thãi mà các anh sẽ quên ngay sau khi nộp bài.
Nhưng đéo có cái bằng đại học, hành trình ứng tuyển của anh sẽ đéo đơn giản gì.
TA cũng vậy, học lấy chứng chỉ là để qua vòng hồ sơ. Đó đơn giản chỉ là cái thang tiêu chuẩn để sàng lọc mà thôi. :doubt:
Edit: tôi phụ trách chuyển giao công nghệ với đối tác quốc tế nhé. Và trong hơn 3000 ngàn nhân viên, bao gồm cả những cử nhân Anh ngữ tốt nghiệp hoành tráng, không ai làm được công việc mà tôi đang đảm nhận, đơn giản vì họ đéo thể hiểu công nghệ là cái gì. Ấy thế mà đéo có chứng chỉ thì tôi cũng đéo được giao việc đâu nhé vì ngay từ khâu chọn nhân sự cho dự án đã có yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ rồi.
Vậy ý nói những người như tui không giỏi tiếng Anh bằng mấy người có mấy cái chứng chỉ IELTS hà 🙂
 
Vấn đề khó là để sang được Mỹ học đại học, cấp ba thì cũng phải có chứng chỉ ngoại ngữ nào đó chứ thím. Như trong trường ngoại ngữ tôi học thì IELTS cũng chỉ là một môn vào năm 3 thôi. Qua rồi thì thôi. Quan trọng là ra ngoài thấy ai cũng học thì mình học theo.
 
Cái chứng chỉ chẳng qua là cái để chứng nhận trình độ tiếng anh của bạn mà thôi. Với những người sinh ra, lớn lên và học hành ko dùng tiếng anh như ngôn ngữ chính thì ai mà biết được trình độ tiếng anh của bạn thế nào. Cho nên học để lấy chứng chỉ là điều dễ hiểu và là cái đích rõ ràng cho những người đang học tiếng anh. Tất nhiên có chứng chỉ ko phải là cái đích cuối cùng.
 
Mình cũng như chủ thớt á, sống ở Việt Nam mấy chục năm trời nên giờ đi xin việc không ai yêu cầu bằng cấp “trình độ Tiếng Việt” của mình cả. Hên ghê
 
Để xét công tâm thì nên nhìn theo nhiều góc độ để bàn một vấn đề.

Đồng ý với thớt quan điểm này "Học ngoại ngữ quan trọng là kỹ năng ngôn ngữ đọc viết nghe nói chứ không phải là luyện thi lấy chứng chỉ" Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta thiếu giáo viên giỏi/người dạy giỏi và học trò lười cũng nhiều, chưa tính đến việc vì ham kinh tế nên cố đua cái bằng/ chứng chỉ để chứng thực là ta đây đủ trình để dạy này kia. Mình đã từng đi học và mình rất ngán ngẩm khi các câu hỏi tư duy mình đặt ra được các thầy/cô trả lời theo kiểu công thức. Ví dụ: à, cái đó à, công thức là như thế này em nhé. Nếu học tiếng Anh mà như công thức thì mình học Toán còn thấy hay hơn.

Bây giờ thì mình cũng đủ cứng để đi dạy rồi, nhưng đường mình đi khác biệt những người kia, vì đơn giản mình áp dụng cái hay của Common Core để dạy cho người Việt, áp dụng các kỹ năng suy nghĩ. Nhiều phụ huynh gửi con em cho mình luôn nghi ngờ về thực lực của mình, nhưng chỉ sau tầm 3 tháng con họ khác hẳn trong nội lực thì lại cảm ơn rối rít. Xã hội VN về cơ bản rất bạc, coi rẻ hôm nay, trân trọng ngày mai, ngày kia thì chưa biết...
 
1. Học ngoại ngữ quan trọng usage: nghe nói đọc viết giao tiếp thành thạo, phục vụ tốt nhu cầu bản thân (công việc, giao tiếp, du lịch, đọc sách báo kiến thức..).

2. Mục đích của chứng chỉ là tạo nên standard: giữa 1000 cái đơn apply, đều ghi là "fluent English" thì không thể bỏ ra thời gian phỏng vấn & đánh giá từng ứng viên một, do đó chứng chỉ là cần thiết cho việc apply (du học, học bổng, xin việc).

3. Mỗi người có một cách học, tuy nhiên việc học theo standard (theo yêu cầu của các chứng chỉ) là cách học được đánh giá rõ ràng, lý do là ngôn ngữ rất khó tự đánh giá, và người học cũng khó ước lượng được năng lực của mình. Không phải ai học ngoại ngữ cũng để xem phim không sub hay đọc Hemingway.

4. Ai làm việc người nấy, xã hội có cơ chế tự đào thải, và cái gì tiến bộ sẽ vượt lên thôi. Có vấn đề gì với cách học của người khác đâu mà thớt (ở Mỹ) lại quan tâm đến thế?
 
1. Học ngoại ngữ quan trọng usage: nghe nói đọc viết giao tiếp thành thạo, phục vụ tốt nhu cầu bản thân (công việc, giao tiếp, du lịch, đọc sách báo kiến thức..).

2. Mục đích của chứng chỉ là tạo nên standard: giữa 1000 cái đơn apply, đều ghi là "fluent English" thì không thể bỏ ra thời gian phỏng vấn & đánh giá từng ứng viên một, do đó chứng chỉ là cần thiết cho việc apply (du học, học bổng, xin việc).

3. Mỗi người có một cách học, tuy nhiên việc học theo standard (theo yêu cầu của các chứng chỉ) là cách học được đánh giá rõ ràng, lý do là ngôn ngữ rất khó tự đánh giá, và người học cũng khó ước lượng được năng lực của mình. Không phải ai học ngoại ngữ cũng để xem phim không sub hay đọc Hemingway.

4. Ai làm việc người nấy, xã hội có cơ chế tự đào thải, và cái gì tiến bộ sẽ vượt lên thôi. Có vấn đề gì với cách học của người khác đâu mà thớt (ở Mỹ) lại quan tâm đến thế?
Học tiếng Anh kiểu Vn (xem trọng chứng chỉ) là cách học nửa vời, tốn kém, không có hiệu quả vì mục đích chính của họ chỉ là cái chứng chỉ chứ không phải là để tiếp thu ngôn ngữ đó. Kiểu học nửa vời
 
Học tiếng Anh kiểu Vn (xem trọng chứng chỉ) là cách học nửa vời, tốn kém, không có hiệu quả vì mục đích chính của họ chỉ là cái chứng chỉ chứ không phải là để tiếp thu ngôn ngữ đó. Kiểu học nửa vời
đó là cảm nhận của riêng anh mà thôi. khi học cần một mục tiêu cụ thể, và lộ trình cụ thể. Nếu không thi chứng chỉ, rất khó để có động lực và cũng như mốc để học viên hướng tới.
Ở VN học ngoại ngữ cũng đã chuyển biến rất nhiều, và mặt bằng chung ngôn ngữ cũng tốt hơn rất nhiều (cấp ba giờ đọc research tài liệu TA rất tốt).
anh nên nhìn vào mặt tốt của sự chuyển biến, chứ không phải xét nên học theo cách này hay cách kia. thêm vào đó, cách học của anh, chưa chắc đã hợp với người khác.
 
Vậy ý nói những người như tui không giỏi tiếng Anh bằng mấy người có mấy cái chứng chỉ IELTS hà 🙂
Anh có vấn đề đọc hiểu à :ops: Thế mà tôi tưởng ở Mẽo quốc toàn người tài cơ đấy.
Tôi đang nói đến tác dụng của chứng chỉ, đã so sánh tý mẹ nào về trình độ hay chưa?
 
Mấy chứng chỉ đó cũng tốt, để test thực lực của mọi người.
Giống như bằng đại học ý, không có thì không sao, nhưng có nó thì tốt hơn.
 
Anh nói như buầy. Tuỳ mục đích từng người học TA chứ.
Phải biết là mình đang ở mốc nào, có cái thang đo để phấn đấu chứ. Cứ học mông lung như tôi 12 năm với 4 năm ĐH, ko có cái đích, ko có 1 cái kim chỉ đường để học thì sao được, mặc dù cũng học giao tiếp thầy này, thầy kia, cũng đi hội thảo Ta, ra CV nc với tây các kiểu. Mà có nói đc câu nào đâu, vì học toàn tiếng bồi, chữ dc chữ mất.
Chương trình nó thiết kế ra có mục đích hẳn hoi, sách nó cũng chuẩn hoá để dễ dàng follow. Bài thi cũng đầy đủ các kĩ năng phát âm, từ vựng, độ trôi chảy hay sự mạch lạc, hoặc ngữ pháp.
Chứ tôi hỏi anh, ở VN ko học các chương trình của Cambrigde Bên Ielts hay oxford thì nên học sách gì, chương trình nào ???
Một đống sách của GV VN viết ra, xuất bản bán tràn lan trên TT sai rất nhiều lỗi, ko học 1 cách bài bản như các bài thi được thiết kế của Ielts hay toelf hay thậm chí toeic thì hoặc dễ lạc đường, hoặc sai căn bản, dẫn đến nản chứ được cái gì đâu.
 
Back
Top