Hội chị em làm giàu nhờ hùn vàng

manoao

Senior Member
Tại Cà Mau, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trần Văn Thời đang triển khai mô hình hùn vàng thay cho tiền, giúp nhiều chị em phụ nữ xây nhà, phát triển kinh tế và vươn lên khá giả.

Về xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), dọc theo con đường nhựa là những căn nhà tường kiên cố được xây dựng từ mô hình hùn vàng của các chị em nơi đây. Mô hình không chỉ tạo điều kiện cho chị em có nguồn vốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, còn thắt chặt tình làng nghĩa xóm, cùng nhau xây dựng nông thôn mới.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Anh - một trong những hội viên đầu tiên tham gia mô hình hùn vốn bằng vàng ở xã Trần Hợi - cho biết nhờ số vàng góp vốn từ mô hình, gia đình chị có vốn để làm ăn.

dsc06786-5536.jpg

Theo thông lệ, hội hùn vàng sẽ họp 6 tháng một lần, mỗi lần đi họp các thành viên mang từ 2-4 chỉ vàng, tùy theo giao kèo để hùn.

“Hùn vốn thế này mình được số tiền lớn làm kinh tế. Nhận được số vàng đầu tiên, tôi làm ao nuôi cá, sửa nhà, rồi lên liếp trồng cây”, chị Tuyết Anh nói.

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trần Văn Thời, ý tưởng lập các tổ hùn vàng tại địa phương có từ năm 2008. Xuất phát từ thực tế lợi nhuận vụ mùa lúa thường khá khiêm tốn, các chị em ở gần rủ nhau lập nhóm tiết kiệm bằng vàng.

Các tổ hùn vàng được thành lập trên tinh thần tự nguyện và thành viên phải có hộ khẩu tại địa phương, có đất sản xuất hoặc mô hình kinh tế ổn định. Đặc biệt, cả vợ và chồng ký cam kết góp vốn đều theo từng kỳ. Nhờ những quy định và lựa chọn người tham gia kỹ lưỡng, mô hình đã tồn tại hơn 10 năm nay, giúp nhiều gia đình vươn lên khá giả.

gomvang1-4537.jpg

Căn nhà kiên cố ở xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) mới xây dựng từ mô hình "hùn vàng".

Theo thông lệ, 6 tháng tổ sẽ họp một lần, mỗi lần họp các thành viên góp từ 2-4 chỉ vàng, tùy theo giao kèo để hùn. Ai có nhu cầu sử dụng vốn vào việc đại sự sẽ được ưu tiên để nhận vàng trước. Trung bình mỗi lần hộ gia đình nhận vốn sẽ được từ 4-6 lượng vàng.

Cầm trong tay gần 4 lượng vàng vừa mới nhận được, chị Nguyễn Thị Đượm không giấu được niềm vui khi có một số vốn lớn về mua đất cho con. Đây là lần thứ 3 chị được nhận vàng từ các tổ hùn vàng. Hai lần trước, chị Đượm gom vốn để cất được căn nhà xây khang trang, lo đầu tư làm ăn.

Cũng như chị Đượm, chị Lê Thị Gấm (47 tuổi) nói vui rằng: “Trước đây có nằm mơ tôi cũng không nghĩ sẽ cất được căn nhà khang trang trị giá gần 700 triệu đồng”.

Chị Gấm tâm tình ở xứ thuần nông này, bà con chỉ làm có 2 vụ lúa, dư ra được vài chục triệu đồng. Khi trừ tất cả chi phí sinh hoạt, lo con cái ăn học, số tiền để dành không đáng là bao.

dsc06836-6990.jpg

Trung bình mỗi kỳ, chị em sẽ được 4-6 lượng vàng.
 
Chơi hụi bằng vàng à :cautious:
Không hẳn, mà kiểu góp vốn xoay vòng, 10 chị mỗi chị 2 lượng thì chị nào cần thì lấy trước, xong cứ thế cho đến chị thứ 10 thì lại làm lại từ đầu.
Kiểu này tồn tại chỉ trong một nhóm nhỏ tin tưởng nhau và có mối liên kết về gia đình, họ hàng, chứ ko phải hụi tùm lum người. Xưa mình có vài lần làm việc với hội phụ nữ nên cũng có biết chút đỉnh về hình thức này
 
Tiền trong tay mình là của mình, giờ nó kg trả lại, hợp đồng dân sự, kiện cáo thi hành án thì nó chuyển hết tài sản cho con, tháng trả 100k cũng kg làm gì được gì, đang sống khỏe tự nhiên mang cục tức mấy chục năm.
 
Không hẳn, mà kiểu góp vốn xoay vòng, 10 chị mỗi chị 2 lượng thì chị nào cần thì lấy trước, xong cứ thế cho đến chị thứ 10 thì lại làm lại từ đầu.
Kiểu này tồn tại chỉ trong một nhóm nhỏ tin tưởng nhau và có mối liên kết về gia đình, họ hàng, chứ ko phải hụi tùm lum người. Xưa mình có vài lần làm việc với hội phụ nữ nên cũng có biết chút đỉnh về hình thức này
nó là hụi chứ j nữa, ai cần lấy trước rồi trừ phí quản lý và lãi nếu có, người lấy sau cùng sẽ phải cover rủi ro = phí và lãi chứ góp đến lượt gần cho đến cuối rồi nhỡ bể ra mất sạch sao
 
nó là hụi chứ j nữa, ai cần lấy trước rồi trừ phí quản lý và lãi nếu có, người lấy sau cùng sẽ phải cover rủi ro = phí và lãi chứ góp đến lượt gần cho đến cuối rồi nhỡ bể ra mất sạch sao
đúng rồi hụi chỉ đẹp khi chưa vỡ , xã hội anh em nó còn chém nhau vì mét đất nữa là , muốn giúp nhau thì gọi là cho vay cho nhanh
 
Cái này có hợp pháp và an toàn ko mà Hội LHPN ra mặt thế nhỉ :oops:

Sent from Realme RMX2205 using vozFApp
 
nó là hụi chứ j nữa, ai cần lấy trước rồi trừ phí quản lý và lãi nếu có, người lấy sau cùng sẽ phải cover rủi ro = phí và lãi chứ góp đến lượt gần cho đến cuối rồi nhỡ bể ra mất sạch sao
Cũng không hẳn anh, nhiều nhóm họ làm kiểu không bỏ hụi đâu, góp đủ hằng tháng luôn ấy. Nhóm nho nhỏ vài người, mô hình này tồn tại cũng lâu rồi, nhưng góp vàng thì mới nghe lần đầu, chủ yếu mình biết là tiền.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Không hẳn, mà kiểu góp vốn xoay vòng, 10 chị mỗi chị 2 lượng thì chị nào cần thì lấy trước, xong cứ thế cho đến chị thứ 10 thì lại làm lại từ đầu.
Kiểu này tồn tại chỉ trong một nhóm nhỏ tin tưởng nhau và có mối liên kết về gia đình, họ hàng, chứ ko phải hụi tùm lum người. Xưa mình có vài lần làm việc với hội phụ nữ nên cũng có biết chút đỉnh về hình thức này
Thì nó vẫn là chơi hụi mà. Khác gì đâu
 
Cũng không hẳn anh, nhiều nhóm họ làm kiểu không bỏ hụi đâu, góp đủ hằng tháng luôn ấy. Nhóm nho nhỏ vài người, mô hình này tồn tại cũng lâu rồi, nhưng góp vàng thì mới nghe lần đầu, chủ yếu mình biết là tiền.

via theNEXTvoz for iPhone
Là huê, hụi đó má, không hẳn cái quần què
1BW9Wj4.png
 
Là huê, hụi đó má, không hẳn cái quần què
1BW9Wj4.png
huê hụi là anh chơi dây 1 triệu, khi cần anh bỏ 200, các người khác chỉ đóng 800 phải ko, còn cái này hội phụ nữ họ dùng từ góp vốn, góp đủ mà anh.
Mình ko bênh hay thế nào, chỉ giải thích cho các anh hiểu là mô hình được hội phụ nữ VN tại các địa phương triển khai lâu rồi đặc biệt tại các vùng quê, nhóm nhỏ vài người, có sự kiểm tra của hội, ít thấy điều tiếng gì lắm.
 
Cũng không hẳn anh, nhiều nhóm họ làm kiểu không bỏ hụi đâu, góp đủ hằng tháng luôn ấy. Nhóm nho nhỏ vài người, mô hình này tồn tại cũng lâu rồi, nhưng góp vàng thì mới nghe lần đầu, chủ yếu mình biết là tiền.

via theNEXTvoz for iPhone
ở dưới quê tôi từ xưa người ta chơi bằng vàng, tầm chục nhà hụi với nhau, gọi là ''phường mua". Tiền đóng mỗi đợt quy đổi bằng giá tiền 1 chỉ vàng SJC tại ngày họp. 10 nhà mỗi nhà 1 chỉ, tổng là 1 cây, xong nhà nào cần sẽ mua 1 cây đấy theo kiểu đấu giá. Đợt nào không ai có nhu cầu mua thì cho bốc thăm.
Quê tôi người ta quan niệm "tiền mất giá" nên đều chơi kiểu quy đổi ra vàng hoặc $
 
vậy nếu hùn ở mô hình cuốc da là ai cũng giào
nên triển khai ở mô hình cấp này
chứ này mới có mấy người giàu à
 
huê hụi là anh chơi dây 1 triệu, khi cần anh bỏ 200, các người khác chỉ đóng 800 phải ko, còn cái này hội phụ nữ họ dùng từ góp vốn, góp đủ mà anh.
Mình ko bênh hay thế nào, chỉ giải thích cho các anh hiểu là mô hình được hội phụ nữ VN tại các địa phương triển khai lâu rồi đặc biệt tại các vùng quê, nhóm nhỏ vài người, có sự kiểm tra của hội, ít thấy điều tiếng gì lắm.
Nó cũng là 1 biến thể thôi. Giờ thử 1 người trong nhóm (nếu không thích gọi là dây) vừa rút xong tháng sau đổ nợ bỏ trốn coi, lúc đó tên gọi trên báo chả khác gì đâu.
 
hụi trá hình chứ có gì đâu, cái ngu nhất trên đời là đưa tiền của mình cho thằng khác cầm.
 
Back
Top