Hồi ký của ông tôi, nhân chứng gần một thế kỷ của An Nam và Việt Nam.

Cái này in sách bán cũng ngon bác, ko thì scan PDF up cho mn
Ông cụ gõ trên Gg docs mà, bấm phát ra file PDF luôn =)) Cơ mà cụ cũng chỉ định viết hồi ký này cho con cháu trong nhà đọc thôi, nên em xin phép phải chọn lọc để đăng lên đây. Mà khéo đăng lẻ các chương trên này các bác ở đây đọc thích hơn đọc cả file PDF.
 
Hồi ký này in thành sách bán thì cũng cháy lắm đấy, mong ông của bác cho phép
PdkDRaW.png

Cơ mà xí nhà mặt hẻm vậy
VEFcVdC.png


Gửi từ Lỗ đít của Paimon bằng vozFApp
Thời năm 70 ngày xưa chỗ này chỉ nhà với vườn, nhưng người bán họ cũng chỉ bán mảnh sau, để mảnh trước cho con cháu ông ấy. Ông bà mình cũng chỉ suy nghĩ thôi có mảnh đất căn nhà riêng là rộng rãi lắm rồi, ở sâu trong cho yên tĩnh.
 
Ông cụ gõ trên Gg docs mà, bấm phát ra file PDF luôn :LOL: Cơ mà cụ cũng chỉ định viết hồi ký này cho con cháu trong nhà đọc thôi, nên em xin phép phải chọn lọc để đăng lên đây. Mà khéo đăng lẻ các chương trên này các bác ở đây đọc thích hơn đọc cả file PDF.
Đăng theo chương/kì như hồi The Khải Huyền cũng hay
 
Thời năm 70 ngày xưa chỗ này chỉ nhà với vườn, nhưng người bán họ cũng chỉ bán mảnh sau, để mảnh trước cho con cháu ông ấy. Ông bà mình cũng chỉ suy nghĩ thôi có mảnh đất căn nhà riêng là rộng rãi lắm rồi, ở sâu trong cho yên tĩnh.

Ý em là xí vị trí bình luận ở page 2 của thớt này đó bác
VEFcVdC.png

Page 1 là mặt tiền, page 2 là hẻm, mấy page sau không tính tiền
NCb0Ehq.png


Gửi từ Lỗ đít của Paimon bằng vozFApp
 
Ý em là xí vị trí bình luận ở page 2 của thớt này đó bác
VEFcVdC.png

Page 1 là mặt tiền, page 2 là hẻm, mấy page sau không tính tiền
NCb0Ehq.png


Gửi từ Lỗ đít của Paimon bằng vozFApp
Dis, lạy cụ! Tưởng mình lỡ mồm nói thông tin địa chỉ ở trên, hic. Post truyện này lên anh em thương tình đừng dox tui nha :(
 
Thượng Đồng Yên Tiến là quê phát tích nhà ngoại tôi, sau cũng chuyển lên Phú Xuyên, rồi Văn Điển.
Trước đây tết nào đoàn nhà tôi cũng phải đi Thượng Đồng, nhưng gần đây do cụ bằng vai với ông nội tôi mất nên họ hàng bên đó phải qua làng tôi chúc tết.
Không biết chừng tôi với ông thớt có dây mơ rễ má :ops:
 
Đánh dấu cái.
PS: Anh trai ông ông nội tôi cũng tham gia kháng chiến chống pháp ở đồn điền cao su (như kiểu Cao su Phú Riềng, Dầu Tiếng... đó), cái chiến khu đó là do cậu ruột ông nội tôi lập ra, đang lớn mạnh thì có một người gia nhập, về sau thành người chỉ huy vắt cam, nghe nói có nickname: tướng độc nhãn. Nhân vật đó vào đc một thời gian thì chiến khu bị Pháp đánh do có chỉ điểm, người đứng đầu và rất nhiều người hy sinh, anh trai ông nội tôi may mắn chạy đc. Sau này tất cả con cháu ông đều nói: người đó là mật thám của Pháp cài vào.
 
BỐ MẸ TÔI (1/2)


Tôi xin dành những dòng sau đây để nói về bố mẹ tôi, nhất là về bố tôi. Bố tôi quê ở làng La Ngạn, tổng Vỉ Nhuế, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thời đó. Bố tôi thuộc dòng dõi khá có tiếng tăm trong vùng. Theo gia phả, cụ tổ họ chúng tôi có công bắn chết được một con ác điếu chuyên gây tai họa bệnh tật cho dân chúng các vùng mà nó bay tới. Cho nên cụ được nhà vua ban cho chức tạo sĩ, tương tự như tiến sĩ, được ban cờ, lọng, biển sơn son thiếp vàng mà khi lớn lên tôi còn trông thấy bầy trong từ đường họ chúng tôi ở trong làng. Tất nhiên qua thời gian từ thời Hậu Lê đến nay, các vật vua ban đã cũ lắm rồi. Các thế hệ trên của bố tôi cũng có một vài cụ đỗ đạt vinh hiển, từng làm quan của triều đình, có cụ còn đi theo vua Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Đến khi phong trào bị dẹp, vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt, vị quan nọ trong dòng họ tôi không chịu hàng giặc và uống thuốc độc tự tử, Bố tôi do đó được thừa hưởng tinh thần chống thực dân Pháp, nhưng an phận không dám đi làm cách mạng,

Đến tuổi đôi mươi, bố tôi được ông bà nội tôi khi đó còn sống cưới vợ cho, đó là mẹ tôi. Mẹ tôi là con một gia đình thuộc loại phú nông ở làng Đắc Thắng Thượng cùng phủ nhưng ở bên kia sông Đào (Nam Định), bên này sông là phủ lỵ Nghĩa Hưng. Một điều hiếm hoi thuở ấy là tuy con gái, nhưng hồi nhỏ mẹ tôi được ông bà ngoại của tôi cho đi học mấy năm bậc tiểu học, biết võ vẽ và một ít tiếng Pháp, được học và biết đánh đàn bầu. Đắc Thắng Thượng là một làng khá trù phú, ruộng nương mầu mỡ.

Sau ngày cưới, bố mẹ tôi về sống với ông bà nội tôi ở làng La Ngạn, trong căn nhà gỗ mái tranh 3 gian, 2 buồng nhỏ và khu bếp cùng chuồng trâu chuồng lợn Trước nhà là một cái sân rộng thường để phơi ngũ cốc, và một vườn rau có trồng vài cây ăn quả. Cạnh nhà là một cái ao mà hồi sau Cách mạng tháng về quê ở, tôi thường câu cá hoăc bơi lội ở đó. Toàn bộ cơ ngơi này là của hương hỏa do mấy đời tổ tiên tôi để lại.

Thời đại chiến thế giới lần thứ nhất, bố tôi cũng bị bắt lính rồi bị đưa sang Pháp, nhưng là lính thợ, lại có đôi chút học vấn, biết tiếng Pháp, nên cũng làm đến chức cai đội gì đó và đóng quân tại Toulouse bên Pháp. Hết chiến tranh, bố tôi được giải ngũ về nước, thi đỗ vào làm một viên chức trong ngạch Nam triều, từng làm việc tại dinh Tuần phủ các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Giang và cuối cùng là ở huyên lỵ Phú xuyên tỉnh Hà Đông.

Khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nổ ra ở Phú Xuyên, bố tôi dẫn các cán bộ Việt Minh đi bắt tên quan huyện lúc ấy đang đi hộ đê. rồi giúp Việt Minh tịch thu các sổ sách trong huyện lỵ, đồng thời cố vấn giúp các anh cán bộ cách mạng môt số công việc điều hành chính quyền lúc ban đầu. Chính quyền cách mạng huyện có ý mời bố tôi tham gia lâu dài công việc chính quyền. Nhưng sau khi suy nghĩ bố tôi xin chính quyền mới cho về hưu, vì cũng đã đến tuổi. Hơn nữa lúc đó chính quyền cách mạng cũng chưa có chế độ trả lương, mà chỉ cấp sinh hoạt phí cho cán bộ. Trong khi đó một mình bố tôi còn phải nuôi cả gia đình và mấy người giúp việc. Chính quyền mới cũng thông cảm với hoàn cảnh gia đình bố tôi, đồng ý cho bố tôi về hưu, đồng thời cấp cho gia đình tôi giấy đi xe lửa miễn phí về Phủ Lý (lúc đó xe lửa chỉ chạy được đến Phủ Lý, do một số cầu bị bom Mỹ phá hỏng chưa sửa đươc). Phủ Lý là nơi làm việc nhiều năm trước, nên bố tôi có rất nhiều mối quan hệ giúp đỡ, do đó không gặp khó khăn gì trong việc tá túc vài ngày ở đây và tìm thuê được thuyền dọc về quê La Ngạn.


ooOoo
VIỆC THIẾT LẬP CHÍNH QUYỀN MỚI Ở LIÊN XÃ QUÊ NHÀ​


Về đến làng, gia đình tôi trở thành nơi thanh thiếu nhi trong làng tối tối thường đến tụ họp để nghe chúng tôi kể chuyện các nơi mà chúng tôi đã qua, nhất là để chị em chúng tôi dậy truyền lại các bài hát cách mạng. Thời bấy giờ, người nông dân thường ít khi đi ra khỏi lũy tre xanh quanh làng, nên rất thích tụ họp ở nhà tôi là vì thế.


Ít ngày sau có hai cán bộ Viêt Minh của phủ Nghĩa Hưng đến nhà vận động bố tôi ra nhận chức Chủ tich Ủy ban cách mạng liên xã Đại Đồng (tên mới của tổng Vỉ Nhuế cũ ) phủ Nghĩa Hưng. Bố tôi nhận lời và sau đó được bầu chính thức trở thành Chủ tịch liên xã. Lúc đó tôi còn ở tuổi niên thiếu nhưng khéo chân khéo tay, bèn tìm ngay một mẩu gỗ vàng tâm khắc cho bố tôi một con dấu của chủ tich liên xã.


Tôi còn nhớ mấy hôm sau ngày 2 tháng 9 năm đó, có một cuôc mít tinh lớn của nhân dân và các lực lượng đoàn thể liên xã tổ chức tại một bãi rộng cạnh Chợ Đồi gần làng tôi. Ở đấy người ta đã dựng một bàn thờ Tổ quốc : Trên môt cái bàn phủ khăn đỏ có đặt một cái đỉnh đồng khá to, trong đốt trầm hương khói tỏa thơm lừng, phía sau là một lá cờ đỏ sao vang năm cánh, bên trên là mấy băng-rôn mang các dòng chữ :"Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa muôn năm !", " Cách mạng tháng 8 thành công muôn năm !", "Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!". Bên trái bàn thờ Tổ quốc có kê một cái bục gỗ là nơi diễn thuyết, bên phải là một dàn đồng ca gồm khoảng 30 thanh niên nam nữ và thiếu nhi. Mười anh dân quân tự vệ mặc đồng phục áo nâu, quần nâu túm ống, đầu chít khăn vàng, lưng thắt dải vải đỏ, chân đi dép lốp, tay bồng mã tấu sáng choang, đứng trang nghiêm hai bên bàn thờ Tổ quốc. Phía trước bàn thờ là một cột cờ cao mời dựng Sau đấy, hướng mặt về phía bàn thờ Tổ quốc là 4 toán đại biểu cho các đoàn thể quần chúng, hàng ngũ chỉnh tề, đứng thành hình chữ U; mỗi toán chừng 40 người. Các toán đều mặc đồng phuc, dù không mới nhưng cũng sạch sẽ, gọn gàng: thanh niên quần áo nâu, thắt lưng vàng, vai vác gậy tre, dân quân tự về cũng đồng phục nâu, thắt lưng đỏ, vai vác giáo. Đẹp hơn cả là toán phụ nữ, quần đen túm ống, áo nâu, chít khăn đen mỏ quạ, thắt lưng xanh, chân đi dép lốp, tay vác đao. Còn toán thiếu nhi thì dù bố mẹ có khó khăn về tiền nong, nhưng cũng may cho các con bộ quần áo mới: áo sơ mi cộc tay bằng vải trắng, áo nhét trong quần vải xanh tím than có cạp chun cao su, chân đi dép nhựa trắng "con hổ", vai vác gậy tre. đầu đội mũ chào mào nâu. Chung quanh các toán đoàn thể quần chúng là đông đảo người dân trong liên xã.


Mở đầu cuộc mít tình là một tràng pháo nổ vang. Có tiếng loa : "Yêu cầu mọi người trật tự, yên lặng làm lễ chào cờ. Nghi..ê..m !" Tiếng hát bài "Tiến quân ca" của tốp đồng ca vang lên trang nghiêm. Bố tôi đích thân kéo lá cờ đỏ sao vàng lên đỉnh cột, cùng đất nước mở đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do.

Rồi một anh cán bộ Việt Minh của huyện bước lên bục diễn thuyết, tuy không có mi -cơ- rô, nhưng dọng anh vẫn vang rõ. Anh nói về ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng tháng 8 đang bùng nổ thắng lợi trên đất nước, về cuộc mít tinh lớn của hàng triệu người tại quảng trường Ba đinh, thủ đô Hà Nôị ngày 2 tháng 9 vừa qua, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, công bố trước toàn dân trong nước và trên thế giới việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt thời kỳ phong kiến kéo dài mấy nghìn năm và chế độ thuộc địa gần trăm năm của đế quốc Pháp trên đất nước Việt Nam. Sau đó anh đọc cho mọi người nghe bản "Tuyên Ngôn Độc lập" lịch sử mà mấy ngày trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại cuộc mít tinh ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Tiếp đó, anh tuyên bố việc thành lập chính quyến mới tại liên xã và đọc bản nghị quyết của cuộc họp các đại biểu liên xã cử bố tôi giữ chức chủ tịch, rồi mời bố tôi ra làm lễ tuyên thệ. Bố tôi bước lên đứng trước bàn thờ Tổ quốc, bàn tay phải nắm chặt co ngang vai theo kiểu chào của Việt Minh thời ấy, trịnh trọng tuyên thệ lòng trung thành với cách mạng, quyết đem hết sức mình ra phục vụ nhân dân, xây dựng chính quyền mói vững mạnh. Thời gian sau đó, bố tôi còn tham gia thành lập hội phụ lão cứu quốc của liên xã và đi các nơi trong vùng để vận động cho Tuần lễ vàng lúc đó.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, theo lời em ruột tôi kể, làng tôi là làng du kích. đã nhiều lần chiến đấu giành giật với địch. Các tổ đội du kích hay bộ đội địa phương thường đến trú ở nhà tôi. Trận đánh đầu năm 1953, nhà tôi là căn cứ của du kích chiến đấu với địch rất gay go. Ở trận này bố tôi bị đich bắn bị thương (rất may chỉ ở phần mềm). Sau đó do yếu thế, du kích phải rút; giặc tràn sang đốt nhà tôi để trả thù.
 
Last edited:
BỐ MẸ TÔI (2/2)

SỐ PHẬN BỐ TÔI LÚC TUỔI GIÀ​

Cũng theo lời kể của em tôi và của dân làng, điều đau đớn đối với bố tôi là thời gian tiến hành cải cách ruộng đất. Khi đó bố tôi không còn là Chủ tịch liên xã nữa. Vì chỉ sống dựa vào tô tức của dăm mẫu ruộng thừa kế, các con đều thoát ly đi kháng chiến, bố tôi lúc đầu bị đội cải cách quy là địa chủ, bị tịch thu tất cả gia sản, và bị nhốt vào một chuồng trâu trong làng.

Về sau trong thời kỳ sửa sai, bố tôi được thả ra khỏi chuồng trâu và được hạ thành phần, đầu tiên là địa chủ kháng chiến, sau đó là nhân sĩ yêu nước. Bố mẹ tôi sang ở tại quê mẹ tôi, vì cái nhà mà xã tạm dựng cho sau khi ngôi nhà hương hỏa cũ đã bị bọn Pháp và ngụy quân đốt, khi ấy đã được chia cho một gia đình bần nông. Sau khi miền Bắc và Hà Nội được giải phóng thì bố mẹ tôi lên Hà Nội ở với gia đình anh trai tôi, lúc này là chánh văn phòng Bộ Giáo dục. Những năm cuối đời, tuy tuổi đã cao, nhưng bố tôi vẫn nhận lời mời của Viện khoa học xã hội cùng một số bạn bè đến Viện dịch các sách hoặc văn bản tiếng Nôm ra Quốc ngữ. Mấy năm sau, bố tôi mất giữa giờ làm việc trong Viện vì bị đứt mạch máu não.


Nhớ lúc sinh thời, bố tôi là một người trực tính, đôn hậu. Suốt thời gian được ở gần bố, tôi thấy cũng như mẹ tôi, bố tôi không bao giờ quát mắng to tiếng với con cháu và những người giúp việc trong nhà cũng như với dân trong liên xã, Nhưng bố tôi rất ghét bọn Pháp cậy quyền cậy thế, hành hạ dân lành. Có lần ở Phủ Lý, chính tôi đã chứng kiến bố tôi cãi nhau tay đôi bằng tiếng Pháp với tên phó sứ cụt tay da mầu, hàng ngày thường cưỡi xe đạp quanh các phố để dò xét, bắt bẻ dân tình. Hôm đó hắn gõ cửa nhà tôi định biên phạt về lỗi - theo hắn nói - đã để chó chạy rông ngoài đường phố. Lúc đó bố tôi đang nghỉ trưa trong nhà, không chiu ký giấy phạt vì chó nhà tôi chỉ tuột xích chạy ra khỏi cửa chưa đầy một phút. Tên phó sứ rất tức giận vì có lẽ hắn không ngờ có một người “an nam mít” dám cãi lại hắn !


Bố tôi cũng là một nhà trí thức nhỏ, hiểu biết rộng rãi, thành thạo tiếng Hán nôm, và tiếng Pháp, đọc hiểu sách thuốc chữ Nho, làm nhiều thơ ca tiếng Việt và đặc biệt khi còn làm chủ tịch liên xã đã viết một vở chèo về Đề Thám, dàn dựng, đạo diễn và cho trình diễn vở chèo này ở nhiều nơi trong liên xã. Bố tôi đã đem hết tâm trí, sức lực ra phục vụ chính thể mới cho đến lúc qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, mất sau mẹ tôi gần 4 năm. Thế là tôi mồ côi cả mẹ lẫn cha. trong lòng đau thương vô hạn, cũng có phần áy náy vì tuổi đã quá 30 mà vẫn chưa đáp ứng được điều mong mỏi của bố mẹ, mà có lẽ cũng là của các bậc phụ mẫu thời ấy, là trước khi "cưỡi hạc quy tiên" được thấy con cái mình đã "yên bề gia thất".

=======
Phần tiếp: KHÚC NGOẶT ĐƯỜNG ĐỜI
 
Last edited:
BỐ MẸ TÔI (2/2)

SỐ PHẬN BỐ TÔI LÚC TUỔI GIÀ​

Cũng theo lời kể của em tôi và của dân làng, điều đau đớn đối với bố tôi là thời gian tiến hành cải cách ruộng đất. Khi đó bố tôi không còn là Chủ tịch liên xã nữa. Vì chỉ sống dựa vào tô tức của dăm mẫu ruộng thừa kế, các con đều thoát ly đi kháng chiến, bố tôi lúc đầu bị đội cải cách quy là địa chủ, bị tịch thu tất cả gia sản, và bị nhốt vào một chuồng trâu trong làng. Về sau trong thời kỳ sửa sai, bố tôi được thả ra khỏi chuồng trâu và được hạ thành phần, đầu tiên là địa chủ kháng chiến, sau đó là nhân sĩ yêu nước. Bố mẹ tôi sang ở tại quê mẹ tôi, vì cái nhà mà xã tạm dựng cho sau khi ngôi nhà hương hỏa cũ đã bị bọn Pháp và ngụy quân đốt, khi ấy đã được chia cho một gia đình bần nông. Sau khi miền Bắc và Hà nội được giải phóng thì bố mẹ tôi lên Hà nội ở với gia đình anh trai tôi, lúc này là chánh văn phòng Bộ Giáo dục. Những năm cuối đời, tuy tuổi đã cao, nhưng bố tôi vẫn nhận lời mời của Viện khoa học xã hội cùng một số bạn bè đến Viện dịch các sách hoặc văn bản tiếng nôm ra quốc ngữ. Mấy năm sau, bố tôi mất giữa giờ làm việc trong Viện vì bị đứt mạch máu não.



Nhớ lúc sinh thời, bố tôi là một người trực tính, đôn hậu. Suốt thời gian được ở gần bố, tôi thấy cũng như mẹ tôi, bố tôi không bao giờ quát mắng to tiếng với con cháu và những người giúp việc trong nhà cũng như với dân trong liên xã, Nhưng bố tôi rất ghét bọn Pháp cậy quyền cậy thế, hành hạ dân lành. Có lần ở Phủ lý, chính tôi đã chứng kiến bố tôi cãi nhau tay đôi bằng tiếng Pháp với tên phó sứ cụt tay da mầu, hàng ngày thường cưỡi xe đạp quanh các phố để dò xét, bắt bẻ dân tình. Hôm đó hắn gõ cửa nhà tôi định biên phạt về lỗi - theo hắn nói - đã để chó chạy rông ngoài đường phố. Lúc đó bố tôi đang nghỉ trưa trong nhà, không chiu ký giấy phạt vì chó nhà tôi chỉ tuột xích chạy ra khỏi cửa chưa đầy một phút. Tên phó sứ rất tức giận vì có lẽ hắn không ngờ có một người “an nam mít” dám cãi lại hắn !



Bố tôi cũng là một nhà trí thức nhỏ, hiểu biết rộng rãi, thành thạo tiếng Hán nôm, và tiếng Pháp, đọc hiểu sách thuốc chữ Nho, làm nhiều thơ ca tiếng Việt và đặc biệt khi còn làm chủ tịch liên xã đã viết một vở chèo về Đề Thám, dàn dựng, đạo diễn và cho trình diễn vở chèo này ở nhiều nơi trong liên xã. Bố tôi đã đem hết tâm trí, sức lực ra phục vụ chính thể mới cho đến lúc qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, mất sau mẹ tôi gần 4 năm. Thế là tôi mồ côi cả mẹ lẫn cha. trong lòng đau thương vô hạn, cũng có phần áy náy vì tuổi đã quá 30 mà vẫn chưa đáp ứng được điều mong mỏi của bố mẹ, mà có lẽ cũng là của các bậc phụ mẫu thời ấy, là trước khi "cưỡi hạc quy tiên" được thấy con cái mình đã "yên bề gia thất".
CCRD đúng nhiều câu chuyện đau lòng
 
Thượng Đồng Yên Tiến là quê phát tích nhà ngoại tôi, sau cũng chuyển lên Phú Xuyên, rồi Văn Điển.
Trước đây tết nào đoàn nhà tôi cũng phải đi Thượng Đồng, nhưng gần đây do cụ bằng vai với ông nội tôi mất nên họ hàng bên đó phải qua làng tôi chúc tết.
Không biết chừng tôi với ông thớt có dây mơ rễ má :ops:
Thượng Đồng, Ý Yên thì dễ có dây mơ rễ má lắm! Chúc gia đình bác năm mới mạnh khoẻ!
 
BỐ MẸ TÔI (2/2)

SỐ PHẬN BỐ TÔI LÚC TUỔI GIÀ​

Cũng theo lời kể của em tôi và của dân làng, điều đau đớn đối với bố tôi là thời gian tiến hành cải cách ruộng đất. Khi đó bố tôi không còn là Chủ tịch liên xã nữa. Vì chỉ sống dựa vào tô tức của dăm mẫu ruộng thừa kế, các con đều thoát ly đi kháng chiến, bố tôi lúc đầu bị đội cải cách quy là địa chủ, bị tịch thu tất cả gia sản, và bị nhốt vào một chuồng trâu trong làng.

Về sau trong thời kỳ sửa sai, bố tôi được thả ra khỏi chuồng trâu và được hạ thành phần, đầu tiên là địa chủ kháng chiến, sau đó là nhân sĩ yêu nước. Bố mẹ tôi sang ở tại quê mẹ tôi, vì cái nhà mà xã tạm dựng cho sau khi ngôi nhà hương hỏa cũ đã bị bọn Pháp và ngụy quân đốt, khi ấy đã được chia cho một gia đình bần nông. Sau khi miền Bắc và Hà Nội được giải phóng thì bố mẹ tôi lên Hà Nội ở với gia đình anh trai tôi, lúc này là chánh văn phòng Bộ Giáo dục. Những năm cuối đời, tuy tuổi đã cao, nhưng bố tôi vẫn nhận lời mời của Viện khoa học xã hội cùng một số bạn bè đến Viện dịch các sách hoặc văn bản tiếng Nôm ra Quốc ngữ. Mấy năm sau, bố tôi mất giữa giờ làm việc trong Viện vì bị đứt mạch máu não.


Nhớ lúc sinh thời, bố tôi là một người trực tính, đôn hậu. Suốt thời gian được ở gần bố, tôi thấy cũng như mẹ tôi, bố tôi không bao giờ quát mắng to tiếng với con cháu và những người giúp việc trong nhà cũng như với dân trong liên xã, Nhưng bố tôi rất ghét bọn Pháp cậy quyền cậy thế, hành hạ dân lành. Có lần ở Phủ Lý, chính tôi đã chứng kiến bố tôi cãi nhau tay đôi bằng tiếng Pháp với tên phó sứ cụt tay da mầu, hàng ngày thường cưỡi xe đạp quanh các phố để dò xét, bắt bẻ dân tình. Hôm đó hắn gõ cửa nhà tôi định biên phạt về lỗi - theo hắn nói - đã để chó chạy rông ngoài đường phố. Lúc đó bố tôi đang nghỉ trưa trong nhà, không chiu ký giấy phạt vì chó nhà tôi chỉ tuột xích chạy ra khỏi cửa chưa đầy một phút. Tên phó sứ rất tức giận vì có lẽ hắn không ngờ có một người “an nam mít” dám cãi lại hắn !


Bố tôi cũng là một nhà trí thức nhỏ, hiểu biết rộng rãi, thành thạo tiếng Hán nôm, và tiếng Pháp, đọc hiểu sách thuốc chữ Nho, làm nhiều thơ ca tiếng Việt và đặc biệt khi còn làm chủ tịch liên xã đã viết một vở chèo về Đề Thám, dàn dựng, đạo diễn và cho trình diễn vở chèo này ở nhiều nơi trong liên xã. Bố tôi đã đem hết tâm trí, sức lực ra phục vụ chính thể mới cho đến lúc qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, mất sau mẹ tôi gần 4 năm. Thế là tôi mồ côi cả mẹ lẫn cha. trong lòng đau thương vô hạn, cũng có phần áy náy vì tuổi đã quá 30 mà vẫn chưa đáp ứng được điều mong mỏi của bố mẹ, mà có lẽ cũng là của các bậc phụ mẫu thời ấy, là trước khi "cưỡi hạc quy tiên" được thấy con cái mình đã "yên bề gia thất".
Phân đoạn này bác lược bỏ đi nhiều bút tích của ông cụ đúng không ạ ?. Đọc thấy ý văn không liền mạch cho lắm
 
Phân đoạn này bác lược bỏ đi nhiều bút tích của ông cụ đúng không ạ ?. Đọc thấy ý văn không liền mạch cho lắm
Không bỏ gì bác ơi, khách quan mà nói ông nội mình viết văn cũng không được trau chuốt như các nhà văn chuyên nghiệp, nhiều đoạn cũng hơi "hẫng" thật.
 
Không bỏ gì bác ơi, khách quan mà nói ông nội mình viết văn cũng không được trau chuốt như các nhà văn chuyên nghiệp, nhiều đoạn cũng hơi "hẫng" thật.
À ra vậy. Đây là hồi ký của cụ nên cụ nhớ được gì thì biên ra như vậy. Phải nói cụ còn minh mẫn lắm bác ạ
 

Thread statistics

Created
E1M1-AHG,
Last reply from
kubin91,
Replies
129
Views
14,681
Back
Top