Hỏi về cái Bất khả kháng nếu TGDĐ được hưởng khi bị kiện ra tòa?

Nói chung là chỉ có thể kiện thôi chứ ko có chặn cửa cắt điện dc. nhưng kiện thì xác định vài năm. mà có thắng thì chưa chắc đòi được. có đòi được cũng phải chờ tiếp vài năm
 
đọc 1 đống chỉ vài ba ông nắm luật, nhiều ông nói như cái thằng IT chỉ biết code. Mấy ông thần coder gamer không biết né ra, bình luận đọc cười phọt cả d*i, cái gì thuê nhà có quyền sở hữu, cái gì khóa cửa không phạm luật vì nhà của tao, cái gì cắt điện chết mẹ nó đi :beat_brick:
 
Đọc hợp đồng thuê nhà đi pa. Trong hđ cũng có nói đến điều khoản bất khả kháng, nhưng ko cho phép bên cho thuê được Đơn phương giảm giá cho thuê mà phải có sự thống nhất giữa 2 bên.
BHX05.jpg
 
Đọc hợp đồng thuê nhà đi pa. Trong hđ cũng có nói đến điều khoản bất khả kháng, nhưng ko cho phép bên cho thuê được Đơn phương giảm giá cho thuê mà phải có sự thống nhất giữa 2 bên.View attachment 803517
Thì CÔNG VĂN của nó cũng mang tính thương lượng mà, nếu chủ nhà đồng ý thì ký vào 1 phát hoặc làm xác nhận đã đồng ý là được.

Như kiểu thay vì yêu cầu thương lượng => đưa ra phương án => chốt thương lượng

thì bọn TGDĐ đưa ra phương án chốt thương lượng + yêu cầu thương lượng => chốt thương lượng
 
Kiện cái quần què.
Mấy anh nghĩ gì vậy? Chủ nhà lẫn TGDD nó giàu chứ đâu có bị ngáo?
Thằng nào não cũng đầy sỏi, ra đường kiếm ăn hù nhau là chuyện bình thường. Ăn người ta không được thì quay đầu thương lượng là xong, ra toà cũng phán cho 2 bên thương lượng, mất thời gian chứ được gì mà chủ nhà đi hầu toà.

Gửi từ Xiaomi Mi A1 bằng vozFApp
 
Nếu mình là chủ nhà mình yêu cầu làm đúng hợp đồng. Không thương lượng gì hết thì sao. Đến ngày không thanh toán nếu chưa thanh toán lm đề nghị thanh toán + phạt tiền lãi
Không được bác. Cái luật bất khả kháng là nằm trong luật pháp, và nó cao hơn mọi loại hợp đồng. TGDĐ nó không cúp luôn tiền thuê mà nó trả một phần + gửi công văn là có lý do cả. Nếu ông chủ nhà tỉnh thì từ đầu nên gửi công văn chơi chiêu là giảm tí ti tiền nhà cho có cái gọi là "hỗ trợ vì trường hợp bất khả kháng" thì có lôi nhau ra toà cũng nằm chung mâm rồi.
 
Không ông nào có full cái HĐ của TGDD nhỉ? Chắc chắn bên pháp chế của nó soạn HĐ rất là kỹ rồi, các kèo này chủ nhà có lôi đi kiện chỉ có thua thua thôi. Tuy nhiên khi kiện thì 2 bên hòa giải, có thể sẽ vớt vát lại được phần nào?
 
Tôi vẫn chửi tgdd nhiệt tình nhưng ủng hộ anh tài thắng kiện nhé.

Sau vụ này tôi càng k thích cách làm việc của tgdd, sau này có 1 hãng ok hơn thì tôi sẽ tin dùng hơn.
Từng ký hợp đồng cho thuê mặt bằng với bên đó. Trừ những mặt tiền đắc địa mà k thương lượng đc, thì những mặt tiền bình thường họ đều có điều khoản:
Khi bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì bên cho thuê phải hoàn trả lại tiền cọc và số tiền thuê còn thừa.
Còn tgdd thuê k đc giá như nhiều ng nghĩ đâu, ép giá đủ kiểu có cả đội thị trường (chuyên đánh giá, khảo sát mặt bằng) họ 1 lần deal với hàng trăm cái mặt bằng trên sài gòn, nên họ muốn tối ưu hóa chi phí thuê.

Nhưng nhờ đợt đó, mình học hỏi đc nhiều thứ về cái cách thương lượng của họ.

Cuối cùng thì, nếu giống như hđ tôi từng biết (2017) thì,
Ng cho thuê bất lợi.
Còn ai từng cho thuê mặt bằng có công chứng, mà bên thuê nó chầy cối bỏ tiền cọc thì phải đi kiện mới lấy lại mặt bằng đc, mặc dù bên thuê k đóng tiền.
Quy trình hơi rắc rối.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
 
Nếu mình là chủ nhà mình yêu cầu làm đúng hợp đồng. Không thương lượng gì hết thì sao. Đến ngày không thanh toán nếu chưa thanh toán lm đề nghị thanh toán + phạt tiền lãi

Thì anh phải gửi thư, mail, hình thức nào đó để thông báo là tgdd chưa đóng tiền. Sau đó 3 tháng, anh làm 1 cái đơn nộp lên tòa án báo là bên thuê k đóng tiền để tòa xử theo hợp đồng.
Sau khi có quyết định của tòa rồi, thì anh sẽ, hủy đc cái hợp đồng công chứng, phá cửa di dời đồ đạc nó ra ngoài.
Mà quá trình kiện này, hơi bị lâu, mặt bằng ngâm lâu thì ai thiệt hại là rõ.
Nên nhớ k phải là bên nước ngoài, xử mọi việc trong 1 tháng.

Nchung nhiêu khê lắm.
Sau này t thêm 1 điều khoản ở hợp đồng, trường hợp bên thuê quá hạn mà chưa thanh toán, t sẽ yêu cầu họ ra ký hủy hợp đồng công chứng. Nếu k thì t di dời đồ đạc ra kho có sự chứng giám của công an khu vực, tổ trưởng,... và chi phí bên thuê tự chịu. Rồi tiến hành kiện tụng, trong thời gian kiện tụng thì mặt bằng vẫn có thể cho thuê giấy tay được.
T nghĩ đây là 1 cách để tự bảo vệ mình, tất nhiên vẫn còn nhiều cái trái pháp luật nhưng mà đành vậy,
Bên thuê có thể đi kiện t việc giữ tài sản nó trái phép rồi tới đó xét luật ra cho nhanh.

Nchung là vậy thôi, chứ trông chờ vào kiện tụng nhiêu khê lắm, nhưng nhờ nhiều vụ như vậy, dân sẽ trí thức hơn, càng ầm ĩ biết đâu có văn bản quy định việc xử lý tranh chấp như thế này chỉ trong 1-3 tháng thôi.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
 
Nói cho vuông là vụ bất khả kháng này k thể xảy ra nhé.
Nếu vụ bất khả kháng thành công, thì xác định là bên bank, các ngành khác nó đi kiện theo là loạn hết.
Chẳng qua kiện tụng ở vn khá phức tạp với cá nhân. Nếu TGDĐ bị kiện và đc tòa án xử thắng với lý do dịch bệnh, thì:
Các con nợ của bên bank sẽ đồng loạt gửi hàng ngàn công văn yêu cầu bank giảm 50-70% lãi suất, hoặc ls + tiền nợ.

Để xem vụ này xử ntn, xử vịn vào lý do dịch bệnh mà ép bên chủ quá thì mấy chỗ khác nó cũng dựa vào dịch bệnh để làm y chang tgdd.

Nên nhớ, dù giãn cách như vậy, nhưng vẫn chưa có công văn nào nói lên VN đang chịu dịch bệnh thiên tai. Nếu có cái đó thì mọi ng sẽ vịn vào đó vì đa số hợp đồng đều có cái khoảng thiên tai, dịch bệnh.

Nhưng nếu đi kiện theo thông thường và quy định thì cũng 1-2 năm. Thiệt hại cho chủ hơi nhiều. Vì đang tranh chấp nên k cho ng khác thuê đc.
Chứ tgdd thời gian đó nó có thể thuê chỗ khác để bán.

Hi vọng vụ này căng lên để mấy mấy cái tranh chấp tương tự sau này đc giải quyết nhanh hơn.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
bác này nói đúng này, chủ yếu là nhà nước không có ban bố tình trạng khẩn cấp/dịch bệnh chính thức nên không áp dụng được trường hợp bất khả kháng này
 
Thì CÔNG VĂN của nó cũng mang tính thương lượng mà, nếu chủ nhà đồng ý thì ký vào 1 phát hoặc làm xác nhận đã đồng ý là được.

Như kiểu thay vì yêu cầu thương lượng => đưa ra phương án => chốt thương lượng

thì bọn TGDĐ đưa ra phương án chốt thương lượng + yêu cầu thương lượng => chốt thương lượng
Thương lượng kiểu gì mà chưa có sự phản hồi của bên cho thuê đã thanh toán tiền ( giảm 50-70%so với trong hđ) ?
 
Nó tính hết rồi. Nó cứ lỳ ra, chỉ trả 1 phần tiền, 1/10 khổ chủ mới chịu khó đi kiện, kiện tụng có thắng cũng mất nhiều tháng hay vài năm, 1/10 số kiện theo được tới cùng. Thắng xong tuyên án thì nó kéo dài thời gian thi hành thêm vài năm, còn 0.001% khổ chủ ăn được tiền của nó

Xem cái bài này mà chỉ biết cười trừ : https://vnexpress.net/toa-tuyen-an-roi-sao-4280933.html
cái chính là rùm beng lên. mất uy tín. :doubt:
 
Sau vụ này tôi càng k thích cách làm việc của tgdd, sau này có 1 hãng ok hơn thì tôi sẽ tin dùng hơn.
Từng ký hợp đồng cho thuê mặt bằng với bên đó. Trừ những mặt tiền đắc địa mà k thương lượng đc, thì những mặt tiền bình thường họ đều có điều khoản:
Khi bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì bên cho thuê phải hoàn trả lại tiền cọc và số tiền thuê còn thừa.
Còn tgdd thuê k đc giá như nhiều ng nghĩ đâu, ép giá đủ kiểu có cả đội thị trường (chuyên đánh giá, khảo sát mặt bằng) họ 1 lần deal với hàng trăm cái mặt bằng trên sài gòn, nên họ muốn tối ưu hóa chi phí thuê.

Nhưng nhờ đợt đó, mình học hỏi đc nhiều thứ về cái cách thương lượng của họ.

Cuối cùng thì, nếu giống như hđ tôi từng biết (2017) thì,
Ng cho thuê bất lợi.
Còn ai từng cho thuê mặt bằng có công chứng, mà bên thuê nó chầy cối bỏ tiền cọc thì phải đi kiện mới lấy lại mặt bằng đc, mặc dù bên thuê k đóng tiền.
Quy trình hơi rắc rối.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
Càng giàu thì càng phải tính toán chi ly hoặc thuê người tính toán chi li hộ là đương nhiên rồi.

Mà việc phải đi kiện để đòi mặt bằng thì mình nhớ là pháp luật có điều khoản kiểu phải bồi thường trả tiền cho thời gian bị delay này mà. Chứ đâu phải muốn delay là được ăn không thời gian trì hoãn này đâu. Thế thì bọn đi thuê nó lợi dùng làm loạn à.
 
Không được bác. Cái luật bất khả kháng là nằm trong luật pháp, và nó cao hơn mọi loại hợp đồng. TGDĐ nó không cúp luôn tiền thuê mà nó trả một phần + gửi công văn là có lý do cả. Nếu ông chủ nhà tỉnh thì từ đầu nên gửi công văn chơi chiêu là giảm tí ti tiền nhà cho có cái gọi là "hỗ trợ vì trường hợp bất khả kháng" thì có lôi nhau ra toà cũng nằm chung mâm rồi.
TGDD trả ít tiền là không có thoả thuận khi xảy ra BKK. Trước khi thời điểm thoả thuận xảy ra, chủ vẫn có quyền yêu cầu trả đủ tiền. Sau thời điểm thoả thuận, nếu k thống nhất thì TGDD tự hủy hợp đồng mà k mất cọc. Cái BKK chủ yếu để bên thuê có thể đơn phương hủy HD mà k mất cọc và đền bù nếu có thôi. Công văn của TGDD mang tính đơn phương chứ k phải thoả thuận. Chủ nhà mà chơi cứng + giàu thì cứ trả cọc và TGDD tự tháo dỡ dọn đi thôi.
 
Không được bác. Cái luật bất khả kháng là nằm trong luật pháp, và nó cao hơn mọi loại hợp đồng. TGDĐ nó không cúp luôn tiền thuê mà nó trả một phần + gửi công văn là có lý do cả. Nếu ông chủ nhà tỉnh thì từ đầu nên gửi công văn chơi chiêu là giảm tí ti tiền nhà cho có cái gọi là "hỗ trợ vì trường hợp bất khả kháng" thì có lôi nhau ra toà cũng nằm chung mâm rồi.
Còn phải xem bất khả kháng trong hợp đó là gì. Trong HD của TGDD ở trên nó ghi rõ kìa, chả có cái nào liên quan đến dịch bệnh hết. Nó gửi CV thì mình gửi lại CV từ chối. Nhay ko trả tiền gửi CV yêu cầu thanh toán lần 1, 2, 3 tiếp để lấy cơ sở ra toà.
 
Không ông nào có full cái HĐ của TGDD nhỉ? Chắc chắn bên pháp chế của nó soạn HĐ rất là kỹ rồi, các kèo này chủ nhà có lôi đi kiện chỉ có thua thua thôi. Tuy nhiên khi kiện thì 2 bên hòa giải, có thể sẽ vớt vát lại được phần nào?

các vị trí nhà tgdd thuê hầu như chủ đều có luật sư của chủ nhà
thảo hợp đồng đó thím

điều khoản bảo mật HD chắc chắn là 1 trong cái đó

về cơ bản thằng tgdd chơi kèo này, ko bớt nhiều thì cũng bớt dc ti tí
chi phí đội ngũ luật sư của nó đi kiện rẻ rề
đói kém mà, ngửa bài bửn ngay
 
Cứ nói là bất khả kháng các kiểu. Trong khi TGDĐ là một trong c.ty lời khủng mùa dịch. Thì điều kiện bất khả kháng này có dùng được không nhỉ?
Đầu tiên thì nên chú ý là LUẬT PHÁP LUÔN ĐỨNG TRÊN MỌI LOẠI HỢP ĐỒNG.

Trong luật khoản 2 điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Tức là dù hợp đồng thuê mặt bằng đã thoả thuận ra làm sao, thì với tình hình dịch bệnh tới mức phải đóng cửa trong vài tháng và không kinh doanh như vậy, thì kể cả khi TGDĐ nó có bùng luôn hợp đồng thuê nhà này thì vẫn không phải đền bù thêm cái gì khác vì được pháp luật quy định. Nhưng mà nó sẽ MẤT CỌC.

Ở thời điểm hiện tại, TGDĐ vẫn không bùng hợp đồng thuê, nhưng nó lại gửi công văn mang tính "thương lượng" với người cho thuê là "tao khó khăn lắm rồi, nhưng mà giờ tao vẫn rất cố gắng đóng tiền cho mày nhưng mà chỉ được nhiêu đó thôi, còn mấy tháng dịch tao không bán buôn được nên thôi cho tao xin khỏi đóng nhé". Thường tới bước này chủ cho thuê mặt bằng sẽ phản ứng theo 2 dạng:
  • Dạng 1: Cáu tiết, nổi điên lên, gào lên là "tao ghét thái độ mày, tao không muốn cho mày thuê nữa". Lúc đó thì TGDĐ sẽ kiểu "đó là lỗi do mày nha, chứ mặc dù tao bất khả kháng nhưng vẫn cố gắng thanh toán 1 phần tiền thuê cho mày, cũng có CÔNG VĂN để thương lượng với mày mà mày không chấp nhận nha. Vậy thì trả TIỀN CỌC cho tao"
  • Dạng 2: Tiếc tiền cọc, cắn răng chấp nhận giá thuê trước mắt, vậy thì TGDĐ nó vẫn có lợi và tiếp tục thuê thôi :sexy_girl:

Nói chung là thường TGDĐ nó sẽ trả tiền cọc nhà theo năm, và cái số đó thì to hơn đám tiền nhà mỗi tháng trong 3 4 tháng dịch nhiều. Nếu đưa ra toà thì TGDĐ cũng không bị cho là đơn phương chấm dứt hợp đồng được vì rõ ràng là "tao có gửi công văn rồi mà nó không có chịu". Dự là sẽ còn gửi vài cái công văn nữa để làm bằng chứng chứng minh là "tao rất muốn thương lượng khắc phục vấn đề" với ông chủ cho thuê :byebye:

Dẫn chiếu đến cái điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 là chứng tỏ không biết gì về luật rồi

Đọc Đ156, Đ351 BLDS 2015 đi

cùi còn thick thể hiện
 
Nói chung là chỉ có thể kiện thôi chứ ko có chặn cửa cắt điện dc. nhưng kiện thì xác định vài năm. mà có thắng thì chưa chắc đòi được. có đòi được cũng phải chờ tiếp vài năm
trong thời gian kiện thì tài sản có bị niêm phong k nhỉ
 
Back
Top