thắc mắc Home Server ngoài phim ảnh data còn gì thực dụng không?

Chào các bác, em hiện đang xài 1 con raspberry làm Pi-Hole chặn quảng cáo. Nói chung là không có gì phàn nàn, hoạt động tốt.

Dạo này thấy mấy con mini-pc cũ i5 8500t, 9500t các kiểu rẻ quá lại ham hố mua về vọc. Mỗi tội là chả biết làm gì hay ho được cả.

Lên mạng tìm 10 thread thì cả 10 thread toàn là mua về làm NAS rồi plex server các kiểu, cơ mà phim ảnh dữ liệu thì em ko có nhu cầu trữ.

Giờ mua về cũng chỉ biết cài lại Pihole thôi, mà nếu thế thì con raspberry cũng thừa.

Bác nào có ý tưởng hay ho không bày cho em với. Ưu tiên thực dụng ạ.
Mình cũng đang chạy cái Nas r5 1600 chả biết làm gì . Lâu lâu cắm tor . Treo 30 ngày hết 30 số điện đang chán :))

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mấy thím cho em hỏi có selfhost nào đọc pdf , take note lên đó , sync với cloud ngon ko nhỉ ?
vxgKi1P.gif
obsidian cũng dc
 
AE cho xin cấu hình làm home server với

Máy mình laptop core i5 thế hệ thứ 10 dòng u có làm đc không nhỉ
Được mà phí :feel_good: các cụ ở đây đa dùng tận dụng lại đồ PC cũ cho rẻ. Vì nhu cầu cũng ít
Ai nhu cầu nhiều thì build hẵn đồ ngon hơn PC cá nhân
:ah:cái đầu tiên vẫn là mục đích. K có ngồi đọc tút chán lắm.
 
Mình tầm giữa năm cũng tình trạng như chủ thớt. Sau vài tháng thỉnh thoảng tranh thủ nghịch ngợm thì cũng tiến đc chút chút nên chia sẻ lại: (một số nhu cầu phát sinh sau khi đã hiểu dc phần nào tiềm năng của home sever)
* Phần nhu cầu:
1 - Lưu trữ: đương nhiên. Trong phần này mình chia 3 mục chính
  • Ảnh, video gia đình => phát sinh nhu cầu quản lý, view, đồng bộ với các thiết bị
  • Data công việc => phát sinh nhu cầu remote, tiếp cận dc mọi nơi mọi lúc, đồng bộ với các dịch vụ cloud để sync, backup
  • Media: phim, nhạc => phát sinh nhu cầu download, quản lý, remote play ...

2 - Tối ưu và bảo vệ đường truyền LAN cũng như mạng internet trong nhà => nhu cầu chặn qc, pfsense, dns ...

3 - Theo dõi, quản lý, điều khiển, "dạy khôn" các thiết bị điện tử trong nhà => nhu cầu assistant, smart home, automation ...

* Phần giải pháp đi kèm thiết bị:
mô hình thì: Bao gồm 2 máy vật lý riêng biệt
  • 1 máy chạy xpenlogy chuyên phục vụ nv chính là lưu trữ data và share cho toàn bộ mạng LAN trong nhà
  • 1 máy chạy Proxmox chia nhiều loại máy ảo, phục vụ từng task, service pvu đống nhu cầu trên. Đa số chạy bằng LXC có sẵn, chỉ việc gõ đúng 1 dòng lệnh là triển khai dc.
Giải pháp triển khai phần mềm lúc đầu đúng là quá trời lắm thứ nhưng cuối cùng thì chốt lại vài món ăn có sẵn, tìm google youtube lúc nào cũng sẵn tut, tip:
  • Plex media: trình phát media cả mạng Lan lẫn remote internet
  • Immich: quản lý ảnh video cá nhân gần ngon bằng gg photos
  • Tailscale: remote qua internet khi ra ngoài
  • Nextcloud: dùng cho công việc khi muốn share file cho team khác, khách hàng
  • Home assistant: điều khiển, quản lý, dạy khôn các thiết bị trong nhà
  • Adguard home: cái tên nói lên tất cả
  • CUPs: biến máy in laser cùi bắp thành máy in ko dây cho cả nhà
  • RSS feeder: tổng hợp thông tin báo chí
  • WP host: chạy 2 cái web cá nhân
  • Homer: tạo cái dashboard để quản lý tất cả đống service cho thuận tiện
  • 1 vài cái service phục vụ việc monitoring linh tinh khác.

Thời gian tới sẽ nghiên cứu kỹ thêm Home assistant để tăng tính tự động hoá và thông minh cho ngôi nhà lên.
 
Mình tầm giữa năm cũng tình trạng như chủ thớt. Sau vài tháng thỉnh thoảng tranh thủ nghịch ngợm thì cũng tiến đc chút chút nên chia sẻ lại: (một số nhu cầu phát sinh sau khi đã hiểu dc phần nào tiềm năng của home sever)
* Phần nhu cầu:
1 - Lưu trữ: đương nhiên. Trong phần này mình chia 3 mục chính
  • Ảnh, video gia đình => phát sinh nhu cầu quản lý, view, đồng bộ với các thiết bị
  • Data công việc => phát sinh nhu cầu remote, tiếp cận dc mọi nơi mọi lúc, đồng bộ với các dịch vụ cloud để sync, backup
  • Media: phim, nhạc => phát sinh nhu cầu download, quản lý, remote play ...

2 - Tối ưu và bảo vệ đường truyền LAN cũng như mạng internet trong nhà => nhu cầu chặn qc, pfsense, dns ...

3 - Theo dõi, quản lý, điều khiển, "dạy khôn" các thiết bị điện tử trong nhà => nhu cầu assistant, smart home, automation ...

* Phần giải pháp đi kèm thiết bị:
mô hình thì: Bao gồm 2 máy vật lý riêng biệt
  • 1 máy chạy xpenlogy chuyên phục vụ nv chính là lưu trữ data và share cho toàn bộ mạng LAN trong nhà
  • 1 máy chạy Proxmox chia nhiều loại máy ảo, phục vụ từng task, service pvu đống nhu cầu trên. Đa số chạy bằng LXC có sẵn, chỉ việc gõ đúng 1 dòng lệnh là triển khai dc.
Giải pháp triển khai phần mềm lúc đầu đúng là quá trời lắm thứ nhưng cuối cùng thì chốt lại vài món ăn có sẵn, tìm google youtube lúc nào cũng sẵn tut, tip:
  • Plex media: trình phát media cả mạng Lan lẫn remote internet
  • Immich: quản lý ảnh video cá nhân gần ngon bằng gg photos
  • Tailscale: remote qua internet khi ra ngoài
  • Nextcloud: dùng cho công việc khi muốn share file cho team khác, khách hàng
  • Home assistant: điều khiển, quản lý, dạy khôn các thiết bị trong nhà
  • Adguard home: cái tên nói lên tất cả
  • CUPs: biến máy in laser cùi bắp thành máy in ko dây cho cả nhà
  • RSS feeder: tổng hợp thông tin báo chí
  • WP host: chạy 2 cái web cá nhân
  • Homer: tạo cái dashboard để quản lý tất cả đống service cho thuận tiện
  • 1 vài cái service phục vụ việc monitoring linh tinh khác.

Thời gian tới sẽ nghiên cứu kỹ thêm Home assistant để tăng tính tự động hoá và thông minh cho ngôi nhà lên.
Mình cũng tính chơi hass, fen có thể chi sẻ số thiết bị đang dùng, tên và chức năng của nó đc ko

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình cũng tính chơi hass, fen có thể chi sẻ số thiết bị đang dùng, tên và chức năng của nó đc ko

via theNEXTvoz for iPhone

Hass của mình vẫn đơn sơ và cơ bản lắm. Mới dừng lại ở việc monitoring và remote on/off thôi. Sang năm đầu tư ít cảm biến và đồ smart home thì mới tăng tự động hoá lên được.

Thiết bị thì chỉ cũng chẳng có j: 2 cái tv, 2 cái google play, máy giặt, mấy cái ổ cắm thông minh, robot hút bụi, máy in ...
 
Mình cũng tính chơi hass, fen có thể chi sẻ số thiết bị đang dùng, tên và chức năng của nó đc ko

via theNEXTvoz for iPhone

Hass của mình vẫn đơn sơ và cơ bản lắm. Mới dừng lại ở việc monitoring và remote on/off thôi. Sang năm đầu tư ít cảm biến và đồ smart home thì mới tăng tự động hoá lên được.

Thiết bị thì chỉ cũng chẳng có j: 2 cái tv, 2 cái google play, máy giặt, mấy cái ổ cắm thông minh, robot hút bụi, máy in ...
HA mình theo dõi đã lâu nhưng vẫn thấy chưa thực sự thân thiện với người dùng cuối (theo topic này gọi là thực dụng). Chính vì thế người setup được cũng hầu như là người dùng duy nhất trong nhà.
Có 1 case mình thấy tận dụng được tốt HA là 1 ông bạn dùng HA theo dõi cảm biến nuôi tép cảnh thủy sinh số lượng lớn
FB_IMG_1733539597966.jpg
 
Mình cũng tính chơi hass, fen có thể chi sẻ số thiết bị đang dùng, tên và chức năng của nó đc ko

via theNEXTvoz for iPhone
M chơi HA thì thấy như này:
  • Muốn rẻ, nhiều đồ chơi dc xịn xò thì tập trung chơi Zigbee. 1 mình Zigbee cân được hầu như đủ các nhu cầu, HA native support thì có ZHA, nhu cầu cao thì Zigbee2MQTT cũng ok
  • Dùng những brand support tốt cho HA, ví du Aquara, Broadlink, Mowe, Sonoff
  • Cân nhắc ko dùng Xiaomi, vì xiaomi hiện tại rất nhiều thiết bị bắt phải qua Mi Cloud, config HA rất khó và phiền
  • Nên sắm 1 zigbee cordinator ngon hẳn, m dùng UGZ-01
 
Trước mình cũng nghiên cứu mấy cái nass nủng nhưng mà bảo tự nhiên bỏ ra mấy củ mua con Sysnology thì hơi thừa trong khi văn phòng đấy PC cũ để lại.

Hiện tại config cái server ubuntu để chạy samba chia sẻ file trong LAN
Cài immich để lưu BST ảnh, video công ty.

Public port immich qua tunnel trust zero.
Connect từ ngoài mạng LAN đến server để SSH, lấy data thì chạy qua tailscale cho an toàn.

Backup dữ liệu bằng cron job qua rsync

Không biết chạy 24/24 như vậy trụ được bao lâu thì sập, anh em nào có kinh nghiệm chạy kiểu này chia sẻ với ạ.
 
Chạy paperless số hoá hết mớ document, pdf…
Mớ *arr stack quản lý mớ nội dung lậu
Pi-hole làm dns server
Immich quản lý ảnh cá nhân
Chạy stash app :shame:
bác cho hỏi, thằng paperless là mình scan tài liệu rồi nó tự xử lí à bác
 
Hiện tại stack chính mình xài hàng ngày là Frigate, quản lý cam gia đình, object detect, xem lại,... Thêm cái VSCode server remote về nhà để code (mình đang thử xài iPad thay cho Macbook để đi chơi cho nhẹ). Ngoài ra thì làm runner, làm Torrent client, chạy bot Binance, làm lab.

vscode server thím dùng trên con máy cấu hình sao? Lúc mà reload compile có bị chậm ko?
 
này thì bác cần 1
Thím dùng gì chỉ em với :shame:
cài wake on lan trên server linux (apt install wakeonlan), wake PC bằng lệnh: wakeonlan + [địa chỉ mac của PC] ấy bác

à trên pc (Windows) bác còn phải thiết lập wake on lan nữa, trong device manager > network adapter ấy

xong dùng parsec, moonlight remote về PC để chơi game
 
Last edited:
này thì bác cần 1

cài wake on lan trên server linux (apt install wakeonlan), wake PC bằng lệnh: wakeonlan + [địa chỉ mac của PC] ấy bác

à trên pc (Windows) bác còn phải thiết lập wake on lan nữa, trong device manager > network adapter ấy

xong dùng parsec, moonlight remote về PC để chơi game
Thank thím :beauty:
Em cũng dùng parsec
 
Không biết chạy 24/24 như vậy trụ được bao lâu thì sập, anh em nào có kinh nghiệm chạy kiểu này chia sẻ với ạ.
Nguồn tốt thì chạy đến khi nào cái máy nó ngủm thì thôi.
mà cài ubuntu thì đổi main đổi cpu nó cũng đâu có mè nheo đâu.
 
Chạy paperless số hoá hết mớ document, pdf…
Mớ *arr stack quản lý mớ nội dung lậu
Pi-hole làm dns server
Immich quản lý ảnh cá nhân
Chạy stash app :shame:
Stash này hơi lỏ ở chỗ chỉ phù hợp với hàng ÂU, còn jav thì ít thông tin scrapping quá, nên khó dán nhãn tự động :shame:
 

Thread statistics

Created
ghostsilver',
Last reply from
microvn2012,
Replies
86
Views
7,667
Back
Top