Hương vị Tết trong bánh chè lam

wlop_artist

Senior Member
Trong không gian đoàn tụ ngày xuân, thưởng thức món chè lam Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cùng với trà ngon như chạm tới cái hồn quê Bắc Bộ.
Hương vị Tết trong bánh chè lam
Thơm ngọt chè lam trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Nguyễn Thúy

Thức quà đậm vị quê

Vào mỗi dịp Tết, ở làng Thạch, nhà nhà làm chè, người người làm chè. Mỗi người một việc, luôn chân, luôn tay. Trẻ nhỏ ngồi giã gừng; phụ nữ, thanh niên lựa bỏng; những người nhiều kinh nghiệm, có tay nghề cao rang thóc, rang lạc, nấu mật. Tất cả tạo nên một không khí vừa tất bật, vừa rộn ràng.
Chè lam là món quà quê được người dân làng Thạch sản xuất quanh năm. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Chè lam là món quà quê được người dân làng Thạch sản xuất quanh năm. Ảnh: Nguyễn Thúy

Chị Bích Xuyên (thôn Thạch, xã Thạch Xá) - người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong làm chè lam ở Thạch Xá - chia sẻ, để có mẻ chè lam thơm ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng.

“Nếp dùng để làm bánh phải là thứ nếp cái hoa vàng, nếp hương hay nếp nhung hạt già và mẩy, được phơi khô giòn trong nắng vàng mật của mùa hạ. Lạc lấy từ những vùng đất sỏi, đá thì mới tròn đều, chắc mẩy, thơm ngon. Gừng được chọn là những củ gừng già, thơm, cay. Mía dùng kéo mật thường là mía de, vị ngọt vừa thanh vừa đậm”, chị Xuyên nói.
Mỗi nhà làm chè lam đều có một công thức, bí kíp riêng. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Mỗi nhà làm chè lam đều có một công thức, bí kíp riêng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Cũng theo chị Xuyên, trong công đoạn làm chè lam, người thợ phải thật tỉ mẩn và khéo léo. Công đoạn đầu tiên là rang nếp để hạt nếp nở thành những hạt bỏng màu trắng như hoa nhài, trăm ngàn hạt đều tăm tắp như nhau rồi mang đi xay và lọc lấy bột mịn.

Tiếp theo là nấu mạch nha, đường kính thành mật. Thái gừng, rang lạc giã nhỏ làm gia vị. Mật khi đã chín sẽ được đổ ra trộn với bột nếp. Cái nóng của mật nóng sẽ nhanh chóng hòa quyện với bột nếp để tạo nên sự dẻo dai.

Sau đó, người thợ sẽ thái khối bánh ra từng miếng nhỏ rồi phủ bột nếp chung quanh làm bột áo, vừa để bánh không bị dính tay, vừa để bánh không bị khô, lại giữ được hương vị.

Vị Tết xưa

Giống với hầu hết các sản vật đặc trưng của làng quê Việt Nam, chè lam Thạch Xá gắn liền với một truyền thuyết mang đầy màu sắc lịch sử, tâm linh.

Tương truyền, chè lam Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội) có từ thời nhà Lê (đầu thế kỷ XV). Để tiện cho việc mang lương thực có đủ dinh dưỡng và có thể sử dụng dài ngày trên đường đánh giặc, nghĩa quân Lam Sơn đã mang theo món ăn này.

Còn theo các cụ cao tuổi trong làng, thứ bánh thơm ngon này ra đời do lòng thành kính của người dân muốn dâng lên Đức Phật một sản vật địa phương vào mỗi dịp lễ, Tết.
Chè lam có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị cay dịu của gừng, vị bùi ngậy của lạc, vị ngọt thanh của đường mía. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Chè lam có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị cay dịu của gừng, vị bùi ngậy của lạc, vị ngọt thanh của đường mía. Ảnh: Nguyễn Thúy

Ngày nay, chè lam Thạch Xá sản xuất quanh năm. Trung bình, mỗi gia đình sản xuất 5 tạ chè lam/tháng. Vào dịp Tết, nhu cầu của khách hàng tăng cao, nên sản lượng sẽ tăng gấp 2-3 lần.

“Không có một công thức cụ thể cho việc nấu bánh hay cân đong đo đếm từng loại. Bánh chè lam đạt yêu cầu phải thơm mùi mật mía, nức mùi nếp cái hoa vàng, nồng ấm vị gừng, vừa ngọt thanh vừa thoáng chút cay thêm chút bùi bùi của lạc xen lẫn”, bà Nguyễn Thị Cúc (thôn Thạch, xã Thạch Xá) chia sẻ.

Trong cái lạnh se se của những ngày đầu năm mới, người ta mời chào nhau miếng chè lam ngọt dai, cay nồng, cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm mới nhiều niềm vui và an lành.
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/huong-vi-tet-trong-banh-che-lam-1137250.ldo

Ăn nhiều là nghiện đó các fen :sleep:
 
nhà làm thủ công ăn vẫn ngon hơn, nhưng giờ bác ấy xanh cỏ r, nhớ hồi bé đến nhà ăn mà phê, thành ra năm nào cũng đòi đến ăn xD
 
Chuẩn rồi, mà còn có phần giống kẹo hơn.
3gW7av1.png
Nhớ ngày bé có đọc truyện ngắn có đề cập đến món chè hay chè đỗ xanh gì đấy nhưng lại gói trong lá chuối mà chả biết món gì, hoá ra là món chè lam này.
 
Nhớ lần đầu biết đến từ "chè lam" là qua truyện ông trạng nguyên đi sứ Tàu bị bọn nó nhốt trên lầu cao để thử tài, trên đó có tượng Phật nặn bằng chè lam, ông trạng nguyên ăn dần trong mấy ngày chờ tìm cách xuống :big_smile:
 
Back
Top