tin tức Intel đã khắc phục được các vấn đề của tiến trình 7nm

Mainboard--

Junior Member
Intel đã khắc phục được các vấn đề của tiến trình 7nm


Intel đã vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 2020 với doanh thu toàn năm đạt 77,9 tỉ USD, tăng 8% so với năm 2019. Intel vẫn tăng trưởng ấn tượng dù nỗ lực chuyển đổi sang tiến trình sản xuất nhỏ hơn vẫn đang bị trì hoãn trong khi áp lực từ AMD ngày một tăng. Tuy nhiên, Intel có vẻ như đã giải quyết được những vấn đề của tiến trình 7nm và sẽ không trì hoãn thêm. Thế hệ vi xử lý Alder Lake cũng được xác nhận sẽ xuất hiện vào nửa sau năm nay.

Intel wafer.jpg


CEO Bob Swan trong cuộc họp cổ đông hồi tháng 7 2020 đã dự báo rằng: "Lịch ra mắt CPU dùng tiến trình 7nm sẽ bị dời lại ít nhất là 6 tháng so với kỳ vọng. Vấn đề nằm ở sản lượng của tiến trình 7nm, dựa trên dữ liệu thống kê thì sản lượng này chậm hơn 12 tháng so với mục tiêu nội bộ của công ty." Đến cuộc họp vừa qua, Bob Swan chia sẻ: "Kể từ thời điểm đó, chúng tôi đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về công nghệ tiến trình 7nm." … Ông nói thêm: "Bằng việc tái kiến trúc các bước gây ra khiếm khuyết, chúng tôi đã có thể giải quyết được tình trạng này."

Intel có thể nói là tạm thở phào vì vấn đề cốt lõi của tiến trình 7nm đã được khắc phục. Tuy nhiên, Intel sẽ tận dụng 6 tháng trì hoãn để tiếp cụ hoàn thiện tiến trình và sẽ không có nhiều thay đổi so với lịch trình sản phẩm được công bố hồi tháng 7 năm 2020. Những con CPU dùng tiến trình 7nm đầu tiên của Intel sẽ chỉ xuất hiện vào năm 2023. Trong khi đó, AMD đã bắt đầu dùng tiến trình 7nm từ năm 2019.

Intel cho biết công ty cũng đang đầu tư thêm cho tiến trình 7nm để chuẩn bị cho các công cụ sản xuất bán dẫn thế hệ tiếp theo. Dù chi phí đầu tư cao ở tiến trình 7nm với một số hạng mục nhưng Intel cũng đồng thời tiết kiệm được chi phí của tiến trình 10nm hiện tại bởi năng suất của tiến trình này đang tăng, theo chia sẻ của giám đốc tài chính George Davis.

Pat Gelsinger.jpg


Vào tháng 2 tới thì Intel sẽ có CEO mới là Pat Gelsinger và ngay lúc này, ông đã yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về lộ trình tương lai của Intel. Gelsinger cho biết: "Tôi đã có cơ hội kiểm tra tiến độ của tiến trình 7nm hồi tuần trước. Dựa trên những đánh giá ban đầu, tôi hài lòng với những tiến bộ mà công ty đạt được trên tiến trình này. Tôi tin rằng phần lớn các sản phẩm theo lộ trình 2023 sẽ được Intel tự sản xuất." Trước đó đã có những cuộc đàm phán về việc thuê TSMC gia công để giảm tải ít nhất một số hoạt động sản xuất chip trong năm tới. Các tin đồn gần đây còn cho rằng Intel có thể sẽ khai thác node tiến trình 5nm của TSMC ngay trong năm nay. Gelsinger nhắc lại: "Như đã nói, chúng tôi tin rằng phần lớn sản phẩm sẽ được sản xuất trên tiến trình Intel 7nm nhưng chúng tôi cũng sẽ tăng cường sử dụng năng lực của các xưởng sản xuất trong khoảng thời gian này."

Alder Lake.jpg


Khi nói về Alder Lake - kiến trúc tiếp theo dành cho vi xử lý desktop, laptop lẫn server, Intel tái xác nhận nó sẽ được ra mắt vào cuối năm 2021. Intel cho biết sẽ đảm bảo đủ năng lực sản xuất vi xử lý Alder Lake cho desktop và laptop, bắt đầu tăng sản lượng vào nửa cuối năm 2021 và kỳ vọng bắt đầu sản xuất Sapphire Rapids cho server vào cuối năm 2021. Các vi xử lý thế hệ 12 dùng kiến trúc Alder Lake sẽ được sản xuất trên tiến trình 10nm SuperFin. Hiện tại dòng Core i thế hệ 11 Tiger Lake cũng đã được sản xuất trên tiến trình này.

Theo: Hothardware
 
sau thời Paul Otellini thì khó kiếm được anh ceo tài chính nào có tâm, bản thân Paul cũng không rành công nghệ nên chậm chân với dòng vi xử lý cho di động. Nhưng ít ra anh Paul cũng không cắt đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Cái đám cổ đông cho các công ty kiểu intel cực kỳ không thích việc cứ mỗi 1 usd lợi nhuận sẽ phải bỏ lại tiền với tỷ lệ khoảng 10-30 cent cho việc tái đầu tư công nghệ, mấy lão ceo sau thích chiều cổ đông cắt giảm tái đầu tư để cổ tức cao với mua bán sát nhập là ăn cám ngay :go:
 
sau thời Paul Otellini thì khó kiếm được anh ceo tài chính nào có tâm, bản thân Paul cũng không rành công nghệ nên chậm chân với dòng vi xử lý cho di động. Nhưng ít ra anh Paul cũng không cắt đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Cái đám cổ đông cho các công ty kiểu intel cực kỳ không thích việc cứ mỗi 1 usd lợi nhuận sẽ phải bỏ lại tiền với tỷ lệ khoảng 10-30 cent cho việc tái đầu tư công nghệ, mấy lão ceo sau thích chiều cổ đông cắt giảm tái đầu tư để cổ tức cao với mua bán sát nhập là ăn cám ngay :go:
Thời buổi kinh tế thị trường, đồng tiền là trên hết, mấy anh cổ đông chỉ quan tâm xem tiền mình đầu tư vào tăng lên bao nhiêu chứ quan tâm gì đến ba cái gọi là công nghệ, tiến trình hay kỹ thuật moẹ gì đâu.
 
AMD có đột phá lớn trong những năm gần đây. Nhưng Intel lại có lợi thế rất lớn về hậu cần. Cạnh tranh lâu dài thì lợi thế vẫn nghiêng về Intel.
 
AMD có đột phá lớn trong những năm gần đây. Nhưng Intel lại có lợi thế rất lớn về hậu cần. Cạnh tranh lâu dài thì lợi thế vẫn nghiêng về Intel.
bởi vậy nên mấy năm qua intel làm chip như card vẫn hốt đống lợi nhuận kếch xù :LOL:
 
đôi khi công nghệ với lợi nhuận nó không tỉ lệ thuận với nhau , intel làm mình liên tưởng đến bkav ở vn ghê :big_smile:
 
Thời buổi kinh tế thị trường, đồng tiền là trên hết, mấy anh cổ đông chỉ quan tâm xem tiền mình đầu tư vào tăng lên bao nhiêu chứ quan tâm gì đến ba cái gọi là công nghệ, tiến trình hay kỹ thuật moẹ gì đâu.
Vấn đề là anh chỉ lo chia lãi mà không tái đầu tư thì với tốc độ công nghệ đổi như bàn thờ thì toạch sớm muộn
 
Thời buổi kinh tế thị trường, đồng tiền là trên hết, mấy anh cổ đông chỉ quan tâm xem tiền mình đầu tư vào tăng lên bao nhiêu chứ quan tâm gì đến ba cái gọi là công nghệ, tiến trình hay kỹ thuật moẹ gì đâu.
Thế nên quyết định phải do thằng CEO nó điều hành, bảo bọn nhà đầu tư ăn bớt chút còn chi tiền vào R&D không là ăn lz cả lũ.
 
Back
Top