tin tức Intel: Mối đe dọa từ AMD đã kết thúc

Claw

Senior Member
Intel-Alder-Lake-Mobile-next-generation-of-mobile-CPUs.jpg


Tóm tắt:
  • Mặc dù sự cạnh tranh từ ARM đang gia tăng, AMD vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Intel, lo ngại về việc mất thị phần vẫn đang tồn tại.
  • Khả năng cạnh tranh trong mảng máy tính xách tay của AMD đã suy yếu. Intel sẽ tiếp tục đè bẹp AMD với Alder Lake 16 lõi: từ việc CPU chỉ có một nửa số nhân so với sản phẩm của đối thủ, Intel lật ngược thế cờ và cung cấp số lượng nhân gấp đôi so với AMD trên mỗi CPU, chỉ trong một thế hệ.
  • Intel cũng đang tái đầu tư vào máy tính để bàn cao cấp (HEDT), có thể vượt qua AMD trong mảng trung tâm dữ liệu và dường như sẽ vượt qua AMD-Xilinx để dẫn đầu mảng FPGA.
  • AMD chậm chuyển đổi sang công nghệ tiên tiến hàng đầu. Ví dụ, AMD sẽ không ra mắt CPU máy tính xách tay 5nm cho đến năm 2023, khi Intel có thể đã outsource dây chuyền 3nm của TSMC.
  • Với tất cả những điều trên, luận điểm của Intel về việc AMD được hưởng lợi từ những vấp ngã của Intel, đạt được lợi thế lớn về công nghệ và chiếm nhiều thị phần, cuối cùng đã kết thúc.
Trong khi Arm, cách đây khoảng 1 thập kỷ, đã cố gắng (và không thành công) để thâm nhập mảng trung tâm dữ liệu, gần đây cuộc cạnh tranh với Arm đã trỗi dậy, dẫn đầu bởi sự chuyển đổi việc đổi sang CPU Apple Silicon của Apple và chip Graviton của Amazon. Microsoft cũng đang có kế hoạch đáp trả Amazon bằng chip Arm của riêng mình, và còn có Ampere nữa.

Tuy nhiên, mối nguy lớn nhất đối với Intel là AMD, công ty đã tung ra danh mục sản phẩm đầy cạnh tranh dựa trên kiến trúc Zen (trong khi cùng thời điểm, Intel gặp khó khăn với dây chuyền 10nm), và do đó, Intel sẽ có nguy cơ mất một lượng lớn thị phần.

Tuy nhiên, cơ hội của AMD, cơ hội mà họ có được do sự chậm trễ đến 10 năm của Intel, đang đóng lại nhanh chóng khi các CPU thế hệ tiếp theo của Intel đang gia nhập thị trường. Mặc dù AMD vẫn sẽ là một nhà cung cấp thay thế đáng tin cậy trong tương lai, nhưng không có vẻ là họ sẽ giữ mãi vị trí dẫn đầu. Điều đó có nghĩa là câu chuyện về việc AMD kiếm lợi từ sự chậm trễ của Intel để chiếm nhiều thị phần (gần như miễn phí) đã kết thúc.

1. Tăng khả năng cạnh tranh trong mảng máy tính xách tay​


Một trong những lý do chính khiến AMD thu hút được nhiều sự chú ý là vì họ có chip nhanh nhất trên thị trường máy tính để bàn, vốn cho phép thiết kế các CPU tiêu thụ điện năng cao. Vì vậy, máy tính để bàn là phân khúc mà công nghệ hàng đầu của AMD ra mắt đầu tiên.

Tuy nhiên, người ta chỉ cần nhìn vào thu nhập của Intel để lưu ý rằng phân khúc quan trọng nhất (về mặt tài chính) thực sự là máy tính xách tay, chiếm ~70% thị phần. Và do chip MTXT của AMD thường ra mắt sau chip máy tính để bàn từ sáu tháng trở lên, điều này có nghĩa là Intel đã thực sự chịu ít áp lực từ AMD hơn nhiều so với cái mà người ta mong đợi (ít nhất là về mặt tài chính trong lĩnh vực kinh doanh PC).

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi với sự ra mắt của AMD Renoir vào năm 2020. Con chip này có 8 nhân Zen 2 7nm. Trong phân khúc mỏng nhẹ 15W, điều này có nghĩa là AMD có gấp đôi số nhân so với Intel. Ở khoảng 35-45W, khi Intel vẫn chưa thể chuyển sang 10nm, AMD đang cạnh tranh với Skylake dựa trên tiến trình 14nm cũ. Do đó, Renoir đã đặt ra mối đe dọa đáng kể đầu tiên của AMD đối với hoạt động kinh doanh PC/laptop của Intel (thậm chí còn hơn cả Zen 3, phiên bản ra mắt năm 2020 của AMD).

Tuy nhiên, Intel đã trả lời Renoir với Tiger Lake:
  • Trong phân khúc 15-28W, Tiger Lake có lợi thế về hiệu suất per core và hiệu suất đồ họa, cũng như tích hợp nhiều thứ vượt trội: Wi-Fi 6 tích hợp, tăng tốc AI, Thunderbolt 4, ... Tiger Lake có thể cạnh tranh so với chip Renoir 6 nhân mặc dù chỉ có bốn nhân, có nghĩa là, chỉ ở phân khúc rất cao cấp (và bán được ít) thì Intel mới thua về hiệu năng đa luồng.
  • Gần đây, Intel cũng đã nâng Tiger Lake lên 35-45W với tám nhân. Trong khi AMD, về phần mình, đã chuyển sang Zen 3 trong máy tính xách tay, các điểm đánh giá cho thấy hai CPU gần như ngang nhau.
  • Nhìn về tương lai, có vẻ như khả năng cạnh tranh của AMD sẽ giảm sút nhanh chóng hơn nữa.
Intel sẽ ra mắt Alder Lake vào nửa cuối năm 2021. Alder Lake sẽ triển khai big.Little, vốn đã được sử dụng nhiều năm trong smartphone để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Bằng cách kết hợp các nhân tiết kiệm điện và và các nhân có hiệu năng cao, Intel sẽ có thể mang đến một khả năng không thể so sánh, vì AMD chỉ có một loại nhân. Theo rò rỉ, Alder Lake sẽ có cấu hình 2+6 đến 6+8 lõi Core+Atom (và thậm chí 8+8 cho máy tính xách tay 55W). Nhìn chung, các rò rỉ cho thấy Intel đang kỳ vọng Alder Lake sẽ tăng gấp đôi hiệu suất.

Do đó, các thiết kế lai của Intel sẽ là một cú đánh lớn cho khả năng cạnh tranh trong mảng MTXT của AMD trong tương lai. Thật vậy: khá gần đây, đã có một số tin đồn về việc AMD đang phát triển thiết kế lai của riêng mình có tên là Strix Point. Nó sẽ bao gồm tám nhân Zen 5 hiệu năng cao và bốn nhân "Zen 4D" năng lượng thấp, tất cả đều trên quy trình 3nm.

Trong khi đó, nhìn xa hơn, đến năm 2022 và xa hơn, lộ trình của AMD thậm chí còn ảm đạm hơn của Intel.
Rất khó có khả năng AMD sẽ tung ra sản phẩm 5nm trước năm 2023. Điều đó sẽ làm dấy lên lo ngại: mặc dù người ta đã thảo luận nhiều về việc Intel mất đi vị trí dẫn đầu về quy trình, nhưng sự mất mát này chỉ có ý nghĩa nếu các đối thủ cạnh tranh của họ tận dụng được lợi thế đó.

Trong trường hợp này, AMD không tận dụng nó. Mặc dù tiến trình 5nm đã được đưa ra sử dụng từ cuối năm 2020, lộ trình MTXT 2022 của AMD chỉ có “Zen3+”, nghĩa là sẽ không có CPU mobile 5nm nào của AMD cho đến một thời điểm nào đó vào năm 2023. Điều đó có nghĩa là Intel có thể thực sự ra mắt các CPU 7nm của mình trước khi AMD ra mắt CPU 5nm. Chưa kể khả năng Intel cũng sẽ có CPU 3nm dựa trên tiến trình của TSMC vào năm 2023. CPU Strix Point 3nm của AMD cũng được đồn đại là ra mắt vào năm 2024, trong khi Intel đã nói về việc outsource 3nm trong năm 2023.

Dấu hiệu cuối cùng, trong mảng MTXT, Intel cũng dẫn đầu về khả năng kết nối với PCIe 4.0, trong khi AMD vẫn dậm chân tại chỗ với PCIe 3.0. Điều này cũng có nghĩa là AMD vẫn sẽ yên vị với PCIe 3.0 khi Intel ra mắt Alder Lake, vốn sẽ nâng cấp lên PCIe 5.0.
 

2. Tái đầu tư vào máy tính để bàn​

Bên cạnh việc bảo vệ thành trì máy tính xách tay của mình, Intel cũng đang tái đầu tư vào máy tính để bàn. Máy tính để bàn là một trong những nạn nhân chính của sự chậm trễ với quy trình 10nm của Intel, vì Intel đến nay vẫn chưa ra mắt CPU máy tính để bàn 10nm đầu tiên của mình.

Điều này sẽ thay đổi với Alder Lake trong nửa sau năm 2021, vì Intel cũng sẽ đưa CPU này lên máy tính để bàn. Điều đó có nghĩa là máy tính để bàn (cuối cùng) sẽ trở lại ngang hàng với phân khúc máy tính xách tay của Intel, về mặt công nghệ. Điều đó sẽ cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của Intel. Tương tự, các rò rỉ cho thấy Intel đang mong đợi hiệu suất gấp đôi. Điều này sẽ đặt Intel ngang bằng về hiệu suất (hoặc thậm chí là hơn một chút) so với Zen 3.

Vì những tin đồn gần đây chỉ ra rằng Zen 4 sẽ ra mắt vào Q4'22, điều này có nghĩa là Intel có thể ngang hàng với AMD trong ít nhất một năm (nếu tuyên bố về hiệu suất 2x là đúng).

Tuy nhiên, như đã mô tả, đối với AMD, máy tính để bàn đại diện cho phân khúc hàng đầu của hãng, trong khi Intel đã bảo vệ mạnh mẽ mảng máy tính xách tay (vốn lớn hơn nhiều). Do đó, Intel không nhất thiết phải vượt qua AMD một cách quyết liệt trên mảng desktop. Tuy nhiên, với sự ra mắt dường như vào cuối năm 2022 của Zen 4, thật đáng tiếc là Meteor Lake đã bị trì hoãn. Tuy nhiên, dựa trên bước tiến lớn mà Intel đang thực hiện với Alder Lake, khoảng cách về cơ bản sẽ thu hẹp lại.

3. Tái gia nhập mảng HEDT​

Một phân khúc khác mà Intel về cơ bản đã bỏ qua trong vài năm qua. Từng tự hào về CPU 10 nhân trị giá 1700 USD của mình, những con chip này ngay lập tức trở nên lỗi thời khi AMD tung ra dòng Threadripper. Ngay cả khi đã có nhiều đợt giảm giá, Intel vẫn chưa thực sự có gì hấp dẫn cho phân khúc này trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, các báo cáo chỉ ra rằng Intel sẽ hoàn toàn bỏ qua thế hệ Ice Lake-X và sẽ chuyển thẳng sang Sapphire Rapids-X. Vì AMD gần đây cũng không đưa ra lộ trình tích cực nhất cho dòng Threadripper của mình, nên Intel có thể mang lại một số cuộc cạnh tranh đáng chú ý trên thị trường này nếu Sapphire Rapids-X ra mắt vào năm 2022.

4. Vượt mặt AMD trong phân khúc trung tâm dữ liệu?​

Bên cạnh máy tính để bàn, trung tâm dữ liệu là phân khúc mà Intel đã bị tụt lại phía sau đáng kể do sự chậm trễ của tiến trình 10nm. Thành thật mà nói, kể từ khi AMD ra mắt CPU Rome 7nm với 64 lõi, thật đáng ngạc nhiên là Intel đã không mất thêm thị phần, vì họ dừng lại với CPU 28 lõi trên tiến trình 14nm trong một thời gian dài.

Gần đây hơn, một nỗ lực benchmark toàn diện của Phoronix đã chỉ ra rằng Intel đang thực sự cạnh tranh đáng ngạc nhiên với các CPU Milan 64 lõi này với Ice Lake-SP 40 lõi của riêng mình trên 10nm. Khả năng cạnh tranh của Intel sẽ cải thiện hơn nữa với Sapphire Rapids, có cùng kiến trúc và quy trình SuperFin cao cấp 10nm như Alder Lake sắp tới. Nó sẽ (gần như) thu hẹp khoảng cách về số lượng lõi, với mức tăng lên là 56 lõi. Trên thực tế, trên các diễn đàn công nghệ, người ta đang tiếp tục tranh luận về việc liệu Sapphire Rapids sẽ đạt 56 hay 72 lõi, vì cũng đã có tin đồn về biến thể thứ hai. Trong trường hợp đó, cơ hội rõ ràng của Intel trong việc vượt qua AMD sẽ tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra, Sapphire Rapids, trong mọi trường hợp, sẽ dẫn đầu đáng kể về I/O, với PCIe 5.0 và CXL, cũng như hỗ trợ DDR5 và HBM. Nó cũng có một công cụ tăng tốc truyền dữ liệu (Data Streaming Accelerator) tích hợp và chuyển sang thiết kế chiplet của Intel với bốn khối EMIB. Điều này có nghĩa là mỗi chiplet sẽ có 14 (hoặc 18) lõi.

Cuối cùng, Sapphire Rapids cũng sẽ mở rộng đáng kể vị trí dẫn đầu vốn đã rất lớn của Intel về hiệu suất AI, với việc tích hợp các nhân Tensor của Nvidia. Trong một cuộc phỏng vấn với AnandTech vào đầu năm nay, Intel đã nói rằng AVX-512 (dựa trên DLBoost hiện tại của Intel) là một trong những yếu tố lớn nhất để khách hàng lựa chọn sử dụng Intel thay vì AMD. Vì vậy, để đạt được điều đó, Intel hy vọng Sapphire Rapids sẽ cải thiện hiệu suất AI tăng thêm 4-8 lần.

Để chắc chắn, với sự chậm trễ mà Intel hay mắc phải, trong ít nhất vài quý, chúng ta không mong đợi Intel sẽ nắm giữ một vị trí dẫn đầu không thể vượt qua. Ví dụ: vào năm 2019, Intel nói rằng Granite Rapids thế hệ tiếp theo sẽ ra mắt khi Sapphire Rapids thực sự ra mắt: vào đầu năm 2022. Điều này có nghĩa là AMD sẽ chuyển sang 5nm trước khi Intel chuyển sang CPU Granite Rapids 7nm, điều này mang lại cho AMD một cơ hội đến với Intel.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư, điểm mấu chốt là ta không thấy rằng, tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai, AMD sẽ giữ một lợi thế đáng kể. Ngay cả khi Intel trễ hẹn với 7nm, chúng ta cũng không thấy được tình huống 28 lõi so với 64 lõi được mô tả ở trên.

Các doanh nghiệp không quan tâm quá nhiều đến việc ai là người dẫn đầu tại bất kỳ thời điểm nào mà họ yêu cầu một lộ trình dài hạn. Khách hàng mua theo lộ trình thay vì sản phẩm đơn lẻ. Intel có một lộ trình cạnh tranh như vậy với nhịp độ hàng năm: Ice Lake đầu năm 2021, Sapphire Rapids đầu năm 2022, Granite Rapids từ đầu đến giữa năm 2023, Diamond Rapids vào năm 2024, v.v.

Điều này có nghĩa là vẫn có sự tranh chấp về hiệu năng: Sapphire Rapids có thể sẽ vượt qua AMD, nhưng AMD sẽ đáp trả bằng Genoa. Sau đó, Intel sẽ trả lời bằng Granite Rapids, v.v. Điều này đặt ra câu hỏi: liệu các doanh nghiệp có bận tâm chuyển sang AMD nếu, nửa năm sau, Intel có thể tung ra một CPU nhanh hơn, v.v.? Các tiêu chuẩn hiệu năng thuần túy cũng bỏ qua các lợi thế ít định lượng hơn như đội ngũ bán hàng, hỗ trợ lớn hơn rất nhiều của Intel, v.v.

Tóm lại, AMD thậm chí đã không thể đạt được 10% thị phần trong khi họ có số lượng lõi gấp đôi (và do đó dẫn đầu đáng kể trong toàn bộ dải sản phẩm). Lợi thế đó bây giờ dường như không còn trong ít nhất một vài thế hệ tiếp theo. AMD chỉ đơn giản là không tận dụng được cơ hội cả thế kỷ mới có một lần.

5. Thách thức Xilinx cho vị trí dẫn đầu trong mảng FPGA​

Liên quan đến thương vụ mua lại của AMD, một số nhận xét rằng thương vụ mua lại Altera của Intel được cho là một thất bại. Nếu có bất kỳ lập luận nào được đưa ra (để chứng minh cho tuyên bố đó), điều đó được cho là do Intel chưa tung ra bản FPGA tích hợp với CPU Xeon của mình hoặc do lợi ích tài chính mờ nhạt của nó. Tuy nhiên, việc tích hợp FPGA đi ngược lại xu hướng của ngành, đó là coi FPGA như một bộ tăng tốc, giống như GPU trong xử lý dữ liệu cũng không được tích hợp trực tiếp vào CPU. Trong tương lai, FPGA sẽ được kết nối thông qua kết nối CXL mở, được phát triển bởi Intel và cũng đã được hỗ trợ bởi Xilinx, Arm và thậm chí là AMD.

Đặt vấn đề mua lại sang một bên, Intel cũng đã đạt được nhiều tiến bộ để bắt kịp và thậm chí vượt qua Xilinx.

Trước khi mua lại, Altera đã có sự chậm trễ với thế hệ 20nm, dẫn đến việc nó đi sau Xilinx một năm với thế hệ 16/14nm. Tuy nhiên, gần như đúng nghĩa đen vào ngày đầu tiên sau khi mua lại, Intel đã đầu tư vào nhóm thiết kế thứ hai, vận hành song song cho sản phẩm thế hệ 10nm. Điều này cho phép Intel bắt kịp và đạt được sự tương đương với thế hệ 10nm/7nm, vì cả hai FPGA đều bắt đầu lấy mẫu vào khoảng giữa năm 2019 và gần đây đã bắt đầu phát triển rộng rãi hơn.

Trên thực tế, trong đợt ra mắt Ice Lake-SP gần đây, Intel đã tuyên bố rằng FPGA 10nm của họ đạt được hiệu năng/watt cao hơn tới 2 lần so với FPGA 7nm Versal của Xilinx. Vì vậy, có thể nói, Intel đã không chỉ trở lại vị thế ngang bằng, mà trên thực tế, đã vượt qua cả Xilinx.

Có những khía cạnh khác cũng thể hiện sự dẫn đầu FPGA của Intel, bao gồm việc tiên phong sử dụng chiplet (và trong tương lai thậm chí là xếp chồng 3D), cũng như sự dẫn đầu về bộ thu phát của Intel (và thực sự những bộ thu phát đó là những chiplet riêng biệt): Intel là công ty đầu tiên đạt đến tốc độ 58G, 116G và đã demo bản 224G đầu tiên vào năm 2020.

Ngay cả ở quy trình 14nm, mặc dù muộn hơn so với lần ra mắt đầu tiên (như đã mô tả), Intel vẫn cố gắng tung ra các FPGA 14 / 16nm đầu tiên với HBM tích hợp, lõi Arm tích hợp và thậm chí cả PCIe 4.0.
 
Last edited:

6. Lấy lại vị trí dẫn đầu về quy trình sản xuất (vấn đề quy trình đang giảm dần tầm quan trọng)​

Như đã thảo luận ở điểm đầu tiên, việc dẫn đầu về quy trình chỉ có ý nghĩa nếu người ta tận dụng nó. Trong trường hợp của AMD, rõ ràng là không, vì họ sẽ tung ra bản làm mới “Zen3 +” vào năm 2022, thay vì Zen 4 5nm, ít nhất trên máy tính xách tay. Hơn nữa, kết hợp điều này với những tin đồn về outsource và Intel có thể thực sự trở lại vị trí dẫn đầu về quy trình, vì thay vào đó, Intel có thể tung ra các CPU 3nm vào năm 2023, nhảy vọt các CPU 5nm của AMD. Trên thực tế, có vẻ như rất ít khả năng AMD sẽ tung ra bất kỳ CPU 3nm nào vào năm 2023.

Như Bob Swan đã nói trong một cuộc phỏng vấn đầu năm 2021, họ sẽ chỉ chấp nhận thuê gia công nếu họ được đối xử ưu đãi. Do đó, AMD có thể đã đánh giá thấp vị trí của Intel, vốn là công ty bán dẫn lớn nhất thế giới, khi có lẽ họ cho rằng TSMC sẽ từ chối các đơn đặt hàng wafer tiềm năng trị giá hàng tỷ USD của Intel.

Tuy nhiên, điểm lớn hơn là Định luật Moore có khả năng giảm tầm quan trọng. Ví dụ: tiến trình 3nm của TSMC sẽ cung cấp tốc độ thu nhỏ khoảng 1,5 lần với nhịp độ 2,5 năm - tương đối chậm. Điều này cho thấy Định luật Moore đang chậm lại. Vì vậy, ngay cả khi TSMC tiếp tục có được vị trí dẫn đầu, chưa chắc họ đã có được lợi thế to lớn. Về phần mình, Pat Gelsinger tuyên bố rằng dù sao thì Intel cũng đã trở lại trên con đường dẫn đầu.

Làm thế nào Intel có thể vượt qua AMD vào năm 2023​


Đến năm 2023, với Meteor Lake, Intel sẽ có một "đột phá" (như cách gọi của Intel) về kiến trúc CPU có thể vượt qua AMD, có thể đạt được mục tiêu "dẫn đầu không cần bàn cãi" của Intel. Được xây dựng trên tiến trình 3nm của TSMC và 7nm của riêng mình, nó sẽ đi trước nửa node đến một node đầy đủ so với sản phẩm 5nm của AMD. Nói cách khác, từ việc chậm hơn một năm vào năm 2019, Intel thực sự có thể đi trước một năm vào năm 2023.

Tuy nhiên, trên thực tế, Intel có thể sẽ mất nhiều thời gian khác nhau để có được vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, như đã mô tả Alder Lake có thể đã mang đến vị trí lãnh đạo không cần bàn cãi trong máy tính xách tay vào cuối năm nay.

Source: https://seekingalpha.com/article/4433617-intel-amd-threat-is-finished
 
Last edited:
coi các review cpu 11th gen thì thằng tèo đang cho CPU bú điện như bú nước để bù trừ cái kiến trúc ghẻ lẫn tiến trình ghẻ của nó :haha:
 
t đang đọc cái gì đây? bài viết của thằng ngáo đá nào thế :LOL: :LOL:
Arne Verheyde
Disclosure: I am/we are long INTC. I wrote this article myself, and it expresses my own opinions. I am not receiving compensation for it (other than from Seeking Alpha). I have no business relationship with any company whose stock is mentioned in this article.
 
Ngạo nghễ:angry: tèo ra mắt hồ quang - lake, hủy diệt AMD trên mọi mặt trận

Gửi từ Sony G8341 bằng vozFApp
 
Arne Verheyde
Disclosure: I am/we are long INTC. I wrote this article myself, and it expresses my own opinions. I am not receiving compensation for it (other than from Seeking Alpha). I have no business relationship with any company whose stock is mentioned in this article.
lại triệu hồi thẻ "quan điểm cá nhân" à ? :LOL:
mà thôi bài này ngáo quá rồi k có gì để bàn
 
Giờ đơn giản thế này: cứ nghĩ lại quãng thời gian 4 core mainstream giá núi, hình như là từ 2007 đến tận cuối 2017 của Tèo và i7 laptop 2 core thì anh em sẽ có câu hỏi là có nên mua hàng của nó nữa ko nhé, súc vật kéo lùi nhân loại như vậy mà ai support đc thì cũng chịu.
 
Last edited:
Giờ đơn giản thế này: cứ nghĩ lại quãng thời gian 4 core mainstream hình như là từ 2007 đến tận cuối 2017 của Tèo thì anh em sẽ có câu hỏi là có nên mua hàng của nó nữa ko nhé, súc vật kéo lùi nhân loại như vậy mà ai support đc thì cũng chịu.
ra chung lượt windown 11 chắc là MS ăn được 1 núi tiền :sleep: :sleep:
 
Chờ nó ra thật đã rồi tính, chứ giờ vẫn chỉ là hứa hẹn! Mà thực ra cái vòng luẩn quẩn này có khi chỉ là chiêu trò làm giá cổ phiếu của 2 thằng với nhau. Gì chứ có khi cả hai hãng này có khi trong tay một nhóm nào đó thông qua cái ma trận sở hữu của bọn nó thoai :shame:
 
t đang đọc cái gì đây? bài viết của thằng ngáo đá nào thế :LOL: :LOL:
"Tiger Lake có thể cạnh tranh so với chip Renoir 6 nhân mặc dù chỉ có bốn nhân, có nghĩa là, chỉ ở phân khúc rất cao cấp (và bán được ít) thì Intel mới thua về hiệu năng đa luồng."
13-14 củ 6c/12t đã dọn bàn sẵn chờ mấy ông In tèo
 
Im mẹ mồm đi! “Shut up!”. Mất lòng tin với Intel từ lâu rồi :doubt:
Thay vì nói hãy bắt tay vào hành động và sản phẩm thực tế là chứng minh tốt nhất. Chứ nói lằm nói lắm.
Sắp tới sẽ build server AMD. Và ko hề có ý định mua Intel vào thời điểm này. :boss:
 
Back
Top