Kế hoạch tàu sân bay chở UAV của hải quân Mỹ

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://thanhnien.vn/ke-hoach-tau-san-bay-cho-uav-cua-hai-quan-my-post1509750.html

80 năm sau khi phóng máy bay không người lái (UAV) đầu tiên từ một tàu sân bay, hải quân Mỹ đang có kế hoạch triển khai loại máy bay này cho tàu sân bay.

Business Insider ngày 11.10 đưa tin hải quân Mỹ đang đầu tư mạnh để tích hợp máy bay không người lái vào phi đội bay của lực lượng. Các quan chức hải quân đặt mục tiêu đưa UAV trở thành lực lượng đa số, chiếm 60% tổng số máy bay trên tàu sân bay, nhiều hơn so với mục tiêu 40% đề ra trước đây.

Những chiếc UAV đầu tiên trên tàu sân bay


Máy bay không người lái được Mỹ thử nghiệm từ thập niên 1940. Tháng 1.1942 - một tháng sau khi Mỹ chính thức bước vào Thế chiến 2, Xí nghiệp máy bay hải quân (NAF), do hải quân thành lập để chế tạo máy bay cho lực lượng này từ Thế chiến 1, được giao nhiệm vụ chế tạo máy bay không người lái có thể mang theo bom, ngư lôi và có thể triển khai trên tàu sân bay.

Mẫu UAV đầu tiên của NAF tên là TDN-1 được cấp phép sản xuất chỉ một tháng sau. Máy bay này dài 11,2 m và sải cánh dài 14,6 m. Máy bay có thể được điều khiển từ mặt đất hoặc từ một máy bay khác bay gần đó. Chiếc máy bay bay kèm có thể kiểm soát nhiều chiếc TDN-1 cùng lúc. TDN-1 có buồng lái nếu cần sử dụng cho nhiệm vụ có phi công.

Máy bay được chế tạo phần lớn từ gỗ, có gắn camera trước mũi và có thiết bị kiểm soát vô tuyến. Chiếc UAV này có thể chở theo một quả bom hoặc ngư lôi nặng 907 kg hoặc 2 quả nhỏ hơn. UAV này được xếp vào loại máy bay không người lái tấn công.

Hải quân Mỹ đặt hàng 100 chiếc TDN-1 vào tháng 3.1942 và vào ngày 10.8 cùng năm, 3 chiếc đầu tiên làm nên lịch sử khi cất cánh từ tàu sân bay huấn luyện USS Sable tại hồ Michigan.

Chiếc TDN-1 đầu tiên vút lên sau màn chạy đà hơi dốc. Chiếc thứ hai cất cánh với góc dốc hơn khiến nó rơi xuống nước. Chiếc thứ ba cất cánh hoàn toàn thành công. Chiếc thứ nhất và thứ ba sau đó hạ cánh tại một căn cứ trên bờ gần đó.

Ngày 31.10.1944, 6 chiếc TDN-1 được phóng từ tàu sân bay hộ tống USS Charger. Tuy nhiên, loại UAV này chưa bao giờ được triển khai chính thức. Công nghệ này trở nên quá phức tạp và đắt đỏ để có thể sản xuất hàng loạt nên dự án bị hủy. Nhiều chiếc TDN-1 sau đó được dùng làm UAV mục tiêu. Tuy nhiên, kiến thức từ TDN-1 đã giúp tạo nên thiết kế của UAV tấn công TDR-1, loại được sử dụng hạn chế trong hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương trước khi Thế chiến 2 kết thúc.

UAV thế hệ mới

Hiện nay, UAV MQ-25 Stingray của Boeing đang dẫn đầu nỗ lực của hải quân Mỹ trong việc trang bị UAV trên tàu sân bay, theo Business Insider.

MQ-25 là UAV tiếp nhiên liệu trên không nhưng được cho là có thể đóng thêm vai trò mới là thu thập tình báo. MQ-25 được thiết kế để mang theo 6.800 tấn nhiên liệu, có khả năng gia tăng tầm hoạt động cho một tiêm kích F/A-18 thêm 482 km. UAV này có thể bay xa đến hơn 900 km.

UAV này đã chứng minh năng lực tiếp nhiên liệu trên không, thực hiện các bài kiểm tra phối hợp và các bài kiểm tra trên tàu sân bay USS George H.W. Bush dù chưa cất hay hạ cánh từ một tàu sân bay.

Hồi tháng 9, Boeing thông báo MQ-25 và đơn vị kiểm soát mặt đất đã chứng minh năng lực phối hợp với một tiêm kích F/A-18, một máy bay tuần biển P-8A và một máy bay chỉ huy và kiểm soát E-2D trong nhiệm vụ do thám ảo.

....................
 
Nghĩ đến cảnh spam UAV như ruồi thì thứ gì chịu nổi. Mỗi con chỉ cần mang 1 trái lựu đạn là đủ mệt rồi.
 
WholeAmbitiousBlueandgoldmackaw-max-1mb.gif
 
Back
Top