thảo luận Kết luận đáng sợ sau gần một tuần tìm hiểu về cách nền kinh tế vận hành

Theo chuyên ngành thì đây là các hệ thống/ chế độ tiền tệ
Tiền thật thớt nói là chế độ bản vị vàng. Các nước hầu hết đã bỏ rồi á
 
Rất hoan nghênh chủ thớt mở thread hữu ích này cho anh em. Theo ý kiến cá nhân mình thì ý kiến chủ thớt đưa ra cần sâu hơn nữa. Xin mạn phép nêu 1 vài điểm

1. Khác biệt cơ bản của tiền vàng (tiền có giá trị bằng bản thân nội tại của nó như vàng, kim loại quá) và tiền dấu hiệu (tiền định danh):
Tiền vàng là loại tiền duy nhất có chức năng cất giữ giá trị. Điều này lý giải tại sao các nước dùng vàng làm phương tiện dự trữ quốc gia. Đi theo đó là tiền vàng là loại tiền về cơ bản không bị lạm phát.

2. Tại sao nền kinh tế cần đến tiền định danh?

  • Đây là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển tiền tệ. Tiền vàng có những nhược điểm trong lưu thông: cồng kềnh, dễ hao mòn, khó chia nhỏ, định lượng, không an toàn trong quá trình vận chuyển giao dịch (trộm cắp cướp giật). Mà chức năng chính của tiền trong đời sống con người là phương tiện trung gian trao đổi không phải là cất giữ giá trị. do đó các đặc tính ưu điểm của tiền vàng so với tiền dấu hiệu không bù đắp được các nhược điểm của nó khi được sử dụng làm phương tiện trung gian trao đổi. Hệ quả là tiền định danh ra đời.
  • Một lý do nữa cho sự cần thiết của tiền định danh thay cho tiền vàng đó là tính hữu hạn của tiền vàng khiến cho đến một thời điểm lượng vàng trong nền kinh tế không đủ đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán. Điều này dẫn đến hệ lụy vô cùng xấu là nền kinh tế bị giảm phát, tức là giá cả hàng hóa trong nền kinh tế bị giảm xuống từng ngày (do cung tiền nhỏ hơn cầu tiền nên tiền tăng giá còn hàng hóa thì giảm giá). Điều này làm nền kinh tế bị ngưng trệ do người tiêu dùng có xu hướng không tiêu dùng (cầm tiền để mai mua thì mua được nhiều hơn, kiểu vậy :D )=> sản xuất đình trệ.
  • Ngoài ra, tiền định danh còn là công cụ hữu hiệu để quản lý kinh tế vĩ mô. Khi sử dụng tiền định danh, chính phủ có thể can thiệp vào cung tiền trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, kích cầu tiêu dùng.
3. Lạm phát không xấu như bạn nghĩ

Mình xin khẳng định một lần nữa là lạm phát không xấu, nó chỉ xấu khi nó thực sự xấu. :D Lạm phát trong kiểm soát có tác dụng thúc đẩy tiêu dùng => tăng sản xuất => tạo thặng dư cho xã hội. Như ví dụ ở trên thì giảm phát còn tiêu cực hơn là lạm phát. Giữa các lựa chọn xấu thì chọn thằng nào đỡ xấu nhất cũng là phương án khả dĩ. Lạm phát cũng vậy. Nhà nước kiểm soát lạm phát qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tình hình không đi theo hướng xấu hơn. Dù sao thì kiểm soát được sự xấu vẫn hơn là để nó xấu hơn nữa. Có một ví dụ là Nhật Bản hiện tại còn là nước rất thèm lạm phát vì dân Nhật toàn giữ tiền trong nhà mà không tiêu dùng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.

4. Vấn đề về thặng dư trong lưu thông

Phần này theo ý kiến cá nhân. Chủ thớt đưa ra ví dụ về việc chính phủ vay nợ 1 đồng và hứa trả bằng 2 đồng với 1 đồng còn lại bằng cách in tiền và vòng xoáy nợ mà bạn có nhắc đến là chưa thực sự thuyết phục.
Các bác còn nhớ câu này khi học Mac không? "Tư bản không thể xuất hiện từ lưu động và cũng không thể xuất hiện từ bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông"

Việc chính phủ vay 1 đồng về rồi sau này hứa trả bằng 2 đồng là hoàn toàn khả thi khi 1 đồng đó được vay về để đầu tư sản xuất, hoặc đơn giản là kích cầu nền kinh tế tạo cú hích cho sản xuất. Điều này tạo ra giá trị thặng dư khi tiền được lưu thông trong nền kinh tế. Chính phủ có thể trả nợ, nhà sản xuất có thêm tiền đầu tư sản xuất, người tiêu dùng được hưởng lợi. Xét sâu xa thì 1 nền kinh tế có lưu thông và lưu thông đến từ vay nợ vẫn tốt hơn là 1 nền kinh tế đứng im không làm gì cả. Trừ khi chính phủ mang tiền về đầu tư Cờ ríp tô hoặc bít coi thì mới coi như bỏ. Do đó việc vay nợ chính phủ không hề xấu, chỉ xấu khi chính phủ không biết cho dân tiêu tiền như thế nào cho đúng thôi. Vẫn là câu nói ở trên : trong trường hợp phải chọn 1 trong các cái xấu thì chọn con nào đỡ xấu nhất hoặc kiểm soát được sự xấu xa của nó vẫn tốt hơn là không chọn gì.
 
Sửa luôn khái niệm cho anh chủ topic @hoctrokha. Lạm phát là sự mất giá trị của đồng tiền. Lạm phát KHÔNG đi song song với cung tiền. Dù tiền tệ ở bất cứ dạng nào, hình thức nào đều có thể bị lạm phát.
chuẩn, nhưng đó là cách nhìn ngắn hạn.
Giá cả có thể tăng hoặc giảm dựa trên cung/cầu, nhưng mình nghĩ nó thường là sóng ngắn hạn, kéo dài vài năm (ví dụ giá leo thang trong thời covid).
Về dài hạn, chỉ có tiền mới đủ khả năng làm giá leo thang theo thời gian và không bao giờ xuống giá như xưa.
Nếu bạn thấy ok thì mình thêm chú thích vào bài.
 
Công nhận khả năng nghiên cứu cùng tổng hợp thông tin của bác khá tốt. Tuy nhiên, khi thảo luận về vấn đề tiền tệ thì những kiến thức này theo mình vẫn là không đủ chiều sâu.
Quay ngược lại những năm đầu trong tiến trình văn minh của loài người thì khái niệm tiền bạc là không tồn tại, tại thời điểm đó thì mọi người đều làm các công việc tương tự như nhau, nam thì săn bắt, nữ thì hái lượm, thành quả lúc đó được chia đều cho cộng đồng.
Theo thời gian, con người dần dần chuyên biệt hóa công việc của mình, lúc đó người này trồng trọt, người kia săn bắt, người nọ thì may vá, lúc này họ cần sản phẩm của nhau, vì vậy họ bắt đầu tìm cách trao đổi các sản phẩm do mình tạo ra với nhau.
Về mặt bản chất, trong sự vận hành của nền kinh tế, không có bất kỳ 1 thứ gì gọi là tiền cả, chỉ có 1 chu trình bất tận của dòng chảy hàng và hàng. Tuy nhiên, khi số lượng sản phẩm do 1 ai đó làm ra vượt quá xa so với nhu cầu sử dụng của bản thân người đó, nếu đưa số hàng đó vào lưu thông, họ sẽ nhận được 1 lượng lớn hàng hóa mà họ không cần ở hiện tại, tuy nhiên họ có thể cần những món hàng đó hoặc những món hàng khác mà họ không thể tự tạo ra trong tương lai mà cần phải mượn tài năng của người khác. Như vậy họ cần 1 thứ gì đó làm vật trung gian, đại diện cho lời hứa rằng vì bạn đã cung cấp cho tôi những sản phẩm này trong quá khứ, tôi sẽ trả lại cho bạn những sản phẩm có giá trị tương đương trong tương lai hay tôi nợ bạn, từ đó tiền ra đời. Tiền ban đầu là lương thực, sau đó là kim loại hiếm và tiền giấy, nhưng dù ở hình thức nào đi nữa tiền cũng đều là IOUs.
Về vấn đề tiền giấy, lạm phát nó không đơn giản chỉ là các khái niệm như bác đã tổng hợp đâu. Nó liên quan rất nhiều đến tâm lý đám đông, tôi không hiểu rõ nó là gì cũng không biết gọi nó như thế nào, nhưng nguyên nhân chính khiến lạm phát xuất hiện là vì tâm lý chung của đám đông, việc chính phủ in tiền chỉ là kết quả tất yếu được gây ra bởi tâm lý này mà thôi.
Hơn nữa về mặt bản chất, tiền chỉ đơn giản là 1 biểu hiện của lời hứa tôi nợ bạn, nên thực tế thứ quan trọng nhất là mức độ không thể thay thế của 1 cá nhân đối với cộng đồng mà người đó đang sinh hoạt, như vậy lạm phát không đơn thuần có nguồn gốc từ việc in tiền của chính phủ mà còn bắt nguồn từ việc tầm quan trọng của 1 người đối với vị trí công tác của họ đang giảm xuống. Nguồn gốc của vấn đề này lại phải xoay ngược về phong trào nam nữ bình đẳng khiến lượng lao động có khả năng tham gia vào nền kinh tế tăng gấp đôi + xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số hóa ngày nay.
Tổng hợp lại thì các vấn đề về tiền chỉ là kết quả tất yếu xuất hiện từ việc tích lũy các vấn đề xã hội thôi, nên bác nếu muốn hiểu về tiền phải tìm hiểu nhiều vấn đề triết học, văn hóa - xã hội, xung quan nó nữa, chỉ kinh tế không là không đủ.
Vậy ý bạn là:
Do lượng lao động trong xã hội tăng lên, nhiều người sẵn sàng làm với giá rẻ hơn, dẫn đến giá trị của món nợ mà tôi nợ bạn giảm xuống?

Mình hiểu và cũng đồng ý, thêm 1 ví dụ như vậy:
Nếu tôi giúp bạn xây cái chuồng gà, bạn cho tôi một chai rượu. Chai rượu ở đây là một lời hứa bạn nợ tôi, và tôi có thể dùng chai rượu đó để thuê lại bạn xây cái chuồng gà cho nhà tôi.
Nhưng nếu công nghệ nấu rượu phát triển thì rõ tôi không thể quay lại đưa cho bạn chai rượu và nhờ bạn xây chuồng gà được nữa. Chai rượu tôi đang cầm đã bị lạm phát.

Nghe có vẻ hợp lý, nhưng ngược lại, nếu công nghệ nấu rượu phát triển thì không lý nào cái chuồng gà vẫn còn làm thủ công, biết đâu chuồng gà người ta làm bằng nhựa rồi ship qua shopee thì sao, lại chả rẻ?
Nếu nói công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ giảm giá trị của một mặt hàng so so với các mặt hàng khác cũng đúng, nhưng mình nghĩ:
- Đó chỉ là giảm theo ngắn hạn, về dài hạn, các tiến bộ khoa học sẽ đem các mặt hàng dần dần về gần giá như trước
- Có thể có một số trường hợp đặc biệt, một số ngành phát triển quá nhanh khiến cho giá của một số ít các sản phẩm tụt như tụt quần và không bao giờ quay lại được, nhưng sẽ không ảnh hưởng lớn đến mức cả nền kinh tế chịu khó khăn. (bởi cái cả nền kinh tế đang dự trữ không phải là mặt hàng đó, cả nền kinh tế đang dự trữ tiền)

Bạn nghĩ sao?
 
Bác chủ giải thích cách nền kinh tế vận hành nhưng theo mình bỏ qua một yếu tố quan trọng là tín dụng (Credit).
Được một bác trên này chia sẻ trong topic FED tăng lãi suất, ai không am hiểu hoặc không phải dân kinh tế như mình có thể xem qua. Nó trực quan và rất cuốn, không khô khan tí nào vì là video :D
Mình hiểu, nhưng đem Credit vào theo mình thấy chỉ làm mờ đi vấn đề chính của Credit: Nợ
 
Rất hoan nghênh chủ thớt mở thread hữu ích này cho anh em. Theo ý kiến cá nhân mình thì ý kiến chủ thớt đưa ra cần sâu hơn nữa. Xin mạn phép nêu 1 vài điểm

1. Khác biệt cơ bản của tiền vàng (tiền có giá trị bằng bản thân nội tại của nó như vàng, kim loại quá) và tiền dấu hiệu (tiền định danh):
Tiền vàng là loại tiền duy nhất có chức năng cất giữ giá trị. Điều này lý giải tại sao các nước dùng vàng làm phương tiện dự trữ quốc gia. Đi theo đó là tiền vàng là loại tiền về cơ bản không bị lạm phát.

2. Tại sao nền kinh tế cần đến tiền định danh?

  • Đây là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển tiền tệ. Tiền vàng có những nhược điểm trong lưu thông: cồng kềnh, dễ hao mòn, khó chia nhỏ, định lượng, không an toàn trong quá trình vận chuyển giao dịch (trộm cắp cướp giật). Mà chức năng chính của tiền trong đời sống con người là phương tiện trung gian trao đổi không phải là cất giữ giá trị. do đó các đặc tính ưu điểm của tiền vàng so với tiền dấu hiệu không bù đắp được các nhược điểm của nó khi được sử dụng làm phương tiện trung gian trao đổi. Hệ quả là tiền định danh ra đời.
  • Một lý do nữa cho sự cần thiết của tiền định danh thay cho tiền vàng đó là tính hữu hạn của tiền vàng khiến cho đến một thời điểm lượng vàng trong nền kinh tế không đủ đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán. Điều này dẫn đến hệ lụy vô cùng xấu là nền kinh tế bị giảm phát, tức là giá cả hàng hóa trong nền kinh tế bị giảm xuống từng ngày (do cung tiền nhỏ hơn cầu tiền nên tiền tăng giá còn hàng hóa thì giảm giá). Điều này làm nền kinh tế bị ngưng trệ do người tiêu dùng có xu hướng không tiêu dùng (cầm tiền để mai mua thì mua được nhiều hơn, kiểu vậy :D )=> sản xuất đình trệ.
  • Ngoài ra, tiền định danh còn là công cụ hữu hiệu để quản lý kinh tế vĩ mô. Khi sử dụng tiền định danh, chính phủ có thể can thiệp vào cung tiền trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, kích cầu tiêu dùng.
3. Lạm phát không xấu như bạn nghĩ

Mình xin khẳng định một lần nữa là lạm phát không xấu, nó chỉ xấu khi nó thực sự xấu. :D Lạm phát trong kiểm soát có tác dụng thúc đẩy tiêu dùng => tăng sản xuất => tạo thặng dư cho xã hội. Như ví dụ ở trên thì giảm phát còn tiêu cực hơn là lạm phát. Giữa các lựa chọn xấu thì chọn thằng nào đỡ xấu nhất cũng là phương án khả dĩ. Lạm phát cũng vậy. Nhà nước kiểm soát lạm phát qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tình hình không đi theo hướng xấu hơn. Dù sao thì kiểm soát được sự xấu vẫn hơn là để nó xấu hơn nữa. Có một ví dụ là Nhật Bản hiện tại còn là nước rất thèm lạm phát vì dân Nhật toàn giữ tiền trong nhà mà không tiêu dùng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.

4. Vấn đề về thặng dư trong lưu thông

Phần này theo ý kiến cá nhân. Chủ thớt đưa ra ví dụ về việc chính phủ vay nợ 1 đồng và hứa trả bằng 2 đồng với 1 đồng còn lại bằng cách in tiền và vòng xoáy nợ mà bạn có nhắc đến là chưa thực sự thuyết phục.
Các bác còn nhớ câu này khi học Mac không? "Tư bản không thể xuất hiện từ lưu động và cũng không thể xuất hiện từ bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông"

Việc chính phủ vay 1 đồng về rồi sau này hứa trả bằng 2 đồng là hoàn toàn khả thi khi 1 đồng đó được vay về để đầu tư sản xuất, hoặc đơn giản là kích cầu nền kinh tế tạo cú hích cho sản xuất. Điều này tạo ra giá trị thặng dư khi tiền được lưu thông trong nền kinh tế. Chính phủ có thể trả nợ, nhà sản xuất có thêm tiền đầu tư sản xuất, người tiêu dùng được hưởng lợi. Xét sâu xa thì 1 nền kinh tế có lưu thông và lưu thông đến từ vay nợ vẫn tốt hơn là 1 nền kinh tế đứng im không làm gì cả. Trừ khi chính phủ mang tiền về đầu tư Cờ ríp tô hoặc bít coi thì mới coi như bỏ. Do đó việc vay nợ chính phủ không hề xấu, chỉ xấu khi chính phủ không biết cho dân tiêu tiền như thế nào cho đúng thôi. Vẫn là câu nói ở trên : trong trường hợp phải chọn 1 trong các cái xấu thì chọn con nào đỡ xấu nhất hoặc kiểm soát được sự xấu xa của nó vẫn tốt hơn là không chọn gì.
2. Tại sao nền kinh tế cần đến tiền định danh?
- Tiền định danh không giải quyết vấn đề cồng kềnh, tiền tệ mới giải quyết vấn đề cồng kềnh
- Tiền vàng khiến kinh tế bị trì trệ do giảm phát: cái này không đúng, lịch sử đã chứng minh rồi.
- Chính phủ can thiệp vào thị trường là điều kinh khủng nhất, nó rất dễ làm sập cả nền kinh tế. Điều này lịch sử cũng đã chứng minh không biết bao nhiêu lần rồi. Ta cần free market, không cần sự tác động từ chính phủ.

3. Lạm phát không xấu như bạn nghĩ
Với quan điểm giảm phát sẽ tốt nếu nó không đến từ sự thao túng của chính phủ, mình nghĩ lạm phát là xấu. Ta không cần lạm phát.

4. Vấn đề về thặng dư trong lưu thông
Thực sự đoạn này mình ko hiểu ý bạn lắm (liên quan đến ông Mac là xoắn cả não rồi). Nhưng theo mình hiểu thì không có cách nào chính phủ trả được nợ cả, mình cũng chưa từng thấy một chính phủ nào có khả năng trả nợ cả.
Có thể hiểu chính phủ có thể giảm nợ đi bằng cách dùng tiền thuế để trả nợ, nhưng vấn đề ở chỗ nợ luôn nhiều hơn tiền.
Ví dụ bạn vay mình 1 đô, hứa trả mình 2 đô. Ngay tại thời điểm đó ta đã có 1 đô tiền mặt và 2 đô nợ. Nếu mình trả bạn 1 đô đó thì sẽ luôn còn 1 đô nợ.
Theo toán học mà nói, việc bạn trả được hết nợ mà không in thêm tiền là điều vô lý.
Bởi vậy chính phủ chỉ có thể giảm nợ đi chứ không bao giờ có thể trả hết nợ cả, bởi nợ luôn nhiều hơn tiền.
Và việc giảm nợ cũng đồng thời giảm luôn lượng tiền trên thị trường. Nếu bạn tăng thuế để cố trả hết nợ thì cả nền kinh tế sẽ còn 1 cục nợ và không còn tiền. Coi như nền kinh tế đi luôn.


Cơ bản mình k đồng ý với hầu hết các ý của bạn, nhưng mình sẽ giải rõ một số ý trong bài sau.
Bạn thích thì phản biện luôn hoặc đợi mình viết xong rồi nói cũng được.
 
Last edited:
Vậy ý bạn là:
Do lượng lao động trong xã hội tăng lên, nhiều người sẵn sàng làm với giá rẻ hơn, dẫn đến giá trị của món nợ mà tôi nợ bạn giảm xuống?

Mình hiểu và cũng đồng ý, thêm 1 ví dụ như vậy:
Nếu tôi giúp bạn xây cái chuồng gà, bạn cho tôi một chai rượu. Chai rượu ở đây là một lời hứa bạn nợ tôi, và tôi có thể dùng chai rượu đó để thuê lại bạn xây cái chuồng gà cho nhà tôi.
Nhưng nếu công nghệ nấu rượu phát triển thì rõ tôi không thể quay lại đưa cho bạn chai rượu và nhờ bạn xây chuồng gà được nữa. Chai rượu tôi đang cầm đã bị lạm phát.

Nghe có vẻ hợp lý, nhưng ngược lại, nếu công nghệ nấu rượu phát triển thì không lý nào cái chuồng gà vẫn còn làm thủ công, biết đâu chuồng gà người ta làm bằng nhựa rồi ship qua shopee thì sao, lại chả rẻ?
Nếu nói công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ giảm giá trị của một mặt hàng so so với các mặt hàng khác cũng đúng, nhưng mình nghĩ:
- Đó chỉ là giảm theo ngắn hạn, về dài hạn, các tiến bộ khoa học sẽ đem các mặt hàng dần dần về gần giá như trước
- Có thể có một số trường hợp đặc biệt, một số ngành phát triển quá nhanh khiến cho giá của một số ít các sản phẩm tụt như tụt quần và không bao giờ quay lại được, nhưng sẽ không ảnh hưởng lớn đến mức cả nền kinh tế chịu khó khăn. (bởi cái cả nền kinh tế đang dự trữ không phải là mặt hàng đó, cả nền kinh tế đang dự trữ tiền)

Bạn nghĩ sao?
Đúng là tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đem giá các mặt hàng cân bằng lại, về mặt kỹ thuật những gì bạn nói đều chính xác. Nhưng nếu bạn thêm tâm lý đám đông vào nữa thì nó lại là 1 câu chuyện khác. Khi sản phẩm > IOSs thì IOUs tăng giá, và ngược lại.
Vấn đề ở chỗ nếu IOUs tăng giá thì đa số người sẽ nghĩ họ mất tiền vì IOUs là 1 khái niệm trừu tượng, và đa số người thì không thích trừu tượng, và họ sẽ kiểm tra mình có lãi hay không thông qua tiền, khi tiền tăng giá so với hàng thì đồng nghĩa với cùng 1 món hàng họ sẽ phải bán với giá năm nay thấp hơn năm trước, hãy nghĩ thử bao nhiêu người hiểu điều này và thích điều này, hay họ sẽ thích hàng năm nay bán được giá hơn hàng năm ngoái.
Ngoài ra còn về vấn đề tín dụng (vay nợ sản xuất, vay nợ tiêu dụng,...) nữa. Bản chất của tiền là 1 cam kết tôi sẽ trả lại cho bạn sau, như vậy tiền là tín dụng, vậy thì tín dụng cũng tương đương với tiền. Vấn đề nằm ở chỗ tiền là tín dụng được dựa trên sản phẩm trong quá khứ, tín dụng được dựa trên sản phẩm sẽ được tạo ra trong tương lai. Như vậy tiền của hiện tại = tiền của quả khứ + tiền của tương lai. Đây là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai, tương lai rồi sẽ trở thành hiện tại, những gì bạn đã vay thì bạn phải trả, nhưng các cụ có câu: "Từ nghèo sang giàu thì dễ, từ giàu sang nghèo thì khó.". Như vậy, khi thời điểm trả lãi đến thì người ta sẽ làm như thế nào?
Vấn đề thứ ba, tiền có nghĩa là tôi nợ bạn, tuy nhiên, sức nặng của lời hứa này lại phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của hiện tại chứ không phải là số lượng sản phẩm trong quá khứ, nếu như bình thường thì không sao, nếu như năm đó xảy ra 1 vài sự kiện lớn gây ảnh hưởng đến năng suất lao động ở quy mô lớn, thì số lượng sản phẩm sẽ giảm, số sản phẩm < IOUs -> giá trị của IOUs, nếu vấn đề này diễn ra đủ lâu thì mặt bằng giá trị của IOUs sẽ được thiết lập lại.
...
Mình chỉ nói đến đây thôi, tại cũng sắp đi làm rồi. Ban đầu mình cũng hiểu y hệt như bạn, nhưng càng tìm hiểu mình càng thấy tiền là 1 vấn đề rất phức tạp, tiền tồn tại nhưng không thật sự tồn tại, nó vừa là kết quả của vô vàn các yếu tố nhưng đồng thời cũng thúc đẩy các yếu tố đó.
PS: Lời khuyên chân thành, nếu bạn muốn hiểu về tiền, hãy nghiên cứu lịch sử, kinh tế vi mô, tâm lý học hành vi, tâm lý đám đông, lý thuyết trò chơi, triết học, mối tương quan của người nhận thức và sự kiện được nhận thức. Nghiên cứu về những lĩnh vực này sẽ có ích với sự hiểu biết về tiền hơn là nghiên cứu trực tiếp về nó.
 
Một trong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát là cầu lớn hơn cung, ví dụ kinh tế phát triển, dân chúng giàu có lên, tiêu thụ nhiều hơn, cao cấp hơn .. thì giá cả phải tăng, đấy là biểu hiện tốt, và là tín hiệu để hút đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Ví dụ ngược lại là Nhật Bản giảm phát mấy chục năm nay, có nhiều tiền mà không biết làm gì, không mở rộng sx, không tạo thêm việc làm mới .. nói chung là nền kinh tế xám xịt, giá cả không tăng nhưng thu nhập cũng không tăng thì cũng có nghĩa lý gì đâu. Trong khi ở VN giá tăng nhưng thu nhập và tài sản còn tăng nhiều hơn, đói kém nhất là năm 2021 do covid thì CPI tăng 2,78% trong khi GDP tăng 2,58% nghĩa là thật sự nghèo đi có 0,2%. Còn năm 2022 dự kiến CPI tăng 3% nhưng GDP tăng 7-8% nghĩa chung chung là VN vẫn đang giàu lên (đấy là công bố thế còn sự thật thì tôi ko biết).
 
2. Tại sao nền kinh tế cần đến tiền định danh?
- Tiền định danh không giải quyết vấn đề cồng kềnh, tiền tệ mới giải quyết vấn đề cồng kềnh
- Tiền vàng khiến kinh tế bị trì trệ do giảm phát: cái này không đúng, lịch sử đã chứng minh rồi.
- Chính phủ can thiệp vào thị trường là điều kinh khủng nhất, nó rất dễ làm sập cả nền kinh tế. Điều này lịch sử cũng đã chứng minh không biết bao nhiêu lần rồi. Ta cần free market, không cần sự tác động từ chính phủ.

3. Lạm phát không xấu như bạn nghĩ
Với quan điểm giảm phát sẽ tốt nếu nó không đến từ sự thao túng của chính phủ, mình nghĩ lạm phát là xấu. Ta không cần lạm phát.

4. Vấn đề về thặng dư trong lưu thông
Thực sự đoạn này mình ko hiểu ý bạn lắm (liên quan đến ông Mac là xoắn cả não rồi). Nhưng theo mình hiểu thì không có cách nào chính phủ trả được nợ cả, mình cũng chưa từng thấy một chính phủ nào có khả năng trả nợ cả.
Có thể hiểu chính phủ có thể giảm nợ đi bằng cách dùng tiền thuế để trả nợ, nhưng vấn đề ở chỗ nợ luôn nhiều hơn tiền.
Ví dụ bạn vay mình 1 đô, hứa trả mình 2 đô. Ngay tại thời điểm đó ta đã có 1 đô tiền mặt và 2 đô nợ. Nếu mình trả bạn 1 đô đó thì sẽ luôn còn 1 đô nợ.
Theo toán học mà nói, việc bạn trả được hết nợ mà không in thêm tiền là điều vô lý.
Bởi vậy chính phủ chỉ có thể giảm nợ đi chứ không bao giờ có thể trả hết nợ cả, bởi nợ luôn nhiều hơn tiền.
Và việc giảm nợ cũng đồng thời giảm luôn lượng tiền trên thị trường. Nếu bạn tăng thuế để cố trả hết nợ thì cả nền kinh tế sẽ còn 1 cục nợ và không còn tiền. Coi như nền kinh tế đi luôn.


Cơ bản mình k đồng ý với hầu hết các ý của bạn, nhưng mình sẽ giải rõ một số ý trong bài sau.
Bạn thích thì phản biện luôn hoặc đợi mình viết xong rồi nói cũng được.
Ok bạn, cùng trao đổi tiếp nhé.
1. Tiền định danh ở đây nói đến cả tiền giấy, séc, tiền vô hình (tín dụng trong nền kinh tế)... các loại tiền này nhỏ gọn, dễ cất giấu, thậm chí vô hình luôn. Nên so với thùng vàng hòm vàng vác theo để giao dịch thì quá nhỏ gọn và an toàn.
2. Tiền vàng không khiến nền kinh tế bị giảm phát. Lịch sử không chứng minh điều này. Vì trong thực tế các Nhà nước đã sử dụng tiền giấy trước khi lượng vàng không đủ cho nền kinh tế lưu thông. Mình lưu ý là việc thiếu hụt tiền vàng trong 1 nền kinh tế có thể đến từ nhiều nguyên nhân: do đầu cơ, do tài nguyên vàng phân bố không đều giữa các quốc gia. Để đảm bảo kiểm soát tốt nhất thì tiền dấu hiệu thay thế tiền vàng là tất yếu.
3. Free Market: đoạn này bạn đọc thêm về lịch sử các học thuyết kinh tế nhé. Mấy ông kinh tế học cãi nhau hơn 300 năm rồi. Quan điểm về thị trường tự do tự điều chỉnh như một "bàn tay vô hình" được Adam Smith khởi xướng từ những năm 1700. Thực tế là bàn tay vô hình của Adam Smith đã đưa nền kinh tế Mỹ đến thịnh vượng nhưng không thể tránh khỏi cuộc đại suy thoái 1929-1933. Sau này ông Keynes có đưa ra lý thuyết về bàn tay hữu hình và đưa ra vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Về cơ bản là các nền kinh tế hiện đại có thể đi theo nhiều học thuyết kinh tế khác nhau nhưng về cơ bản không thể thiếu bàn tay hữu hình của Keynes trong điều hành kinh tế vĩ mô. Một xã hội full free market là một lý tưởng chưa thể vươn tới. Theo cá nhân mình thì: "khi để nền kinh tế tự điều tiết, chúng ta sẽ thấy các thành phần trong nền kinh tế bắn nhau đến chết thay vì làm thế giới tốt đẹp hơn"

4. Bàn về lạm phát: Lạm phát là thành tố không thể tránh trong nền kinh tế. Lạm phát theo ý bạn là việc chính phủ thao túng bằng cách in tiền. Đúng một phần nhưng chưa đủ vì thực tế lạm phát có thể đến từ mọi thành phần kinh tế. Có nhiều loại lạm phát: cầu kéo (do nhu cầu từ người tiêu dùng tăng), chi phí đẩy (do chi phí đầu vào tăng),... Về cơ bản muốn có nền kinh tế không có lạm phát thì phải tính toán một cách chính xác hoàn hảo các yếu tố đầu vào và các thành tố trong nền kinh tế có đủ thông tin trong thị trường cũng như có sự điều phối hoàn hảo để không tạo ra sự tắc nghẽn trong bất cứ khâu nào của lưu thông. Nền kinh tế như vậy là quá lý tưởng và phi lý. Do đó về cơ bản lạm phát là yếu tố không thể tránh được.

5. vấn đề thặng dư trong lưu thông:

Về cơ bản thì bạn không thể lấy 1 + 1 bằng 2 được. Bạn đang hiểu là chính phủ chỉ có nguồn giảm nợ là thuế và in tiền (bản chất là thuế in tiền) nhưng thực tế là chính phủ có thể tăng nguồn thu không chỉ bằng tăng thuế mà còn có thể tăng nguồn thu bằng cách tăng size của nền kinh tế. Bản thân lưu thông tạo giá trị thặng dư, giá trị thặng dư này được sử dụng để bù đắp cho khoản vay nợ trước đó, và chính phủ cũng có thể hưởng lợi từ giá trị thặng dư tăng thêm này. Thặng dư này sinh ra từ đâu? chắc chắn không phải từ trong lưu thông vì bản thân trong lưu thông sự thặng dư của người này được bù đắp bởi sự bị ăn chặn thặng dư từ người khác. chắc chắn cũng không được sinh ra từ bên ngoài lưu thông vì nếu đứng ngoài lưu thông thì của cải không thể tiếp tục được sinh ra. Vậy cuối cùng thì thặng dư có từ đâu? thặng dư thực tế sinh ra từ loại hàng hóa đặc biệt là sức lao động vì chỉ có nó mới có thể sinh ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Việc đưa tiền vào lưu thông là để kích thích hạ tầng sản xuất tiếp tục tham gia sản xuất tạo thặng dư cho nền kinh tế. từ đó chính phủ có thể có thêm nguồn thu trả nợ. Bản chất nền kinh tế này không thể thiếu nợ được vì nợ là công cụ thúc đẩy sản xuất, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Thay vì trả sạch nợ thì sử dụng nó như một công cụ điều tiết, kiểm soát rủi ro thay vì xây dựng lý tưởng vĩ đại :D
 
Vậy trường hợp các hãng cạnh tranh với nhau và sản phẩm rẻ hơn 1 chút thì sẽ như thế nào bác.
Ví dụ vé xem phim hồi 2014 là 90 nghìn, giờ một số chỗ khoảng 75k. Năm 2019 em mua cái laptop 17tr được 1050 với 1TB HDD, giờ 17tr mua được 1650 512GB SSD.
Cái đó là do sự phát triển công nghệ giúp giá thành rẻ hơn rồi bác.
Quy luật kinh tế là cung - cầu. Thường Cung tăng thì Giá giảm, Cầu tăng thì Giá tăng.
theo ví dụ của bác về vé phim là do 1/ cạnh tranh giá giữa các hãng 2/ nhu cầu xem phim tăng -> tỉ lệ lấp đầy phòng tăng -> giảm giá nhưng vẫn giữ đc nguyên mức lợi nhuận -> dễ tiếp cận với nhiều đối tượng kh hơn.
ví dụ về HDD thì là do công nghệ phát triển -> giá thành vật liệu giảm -> mass-produced -> giá giảm
 
Vẫn là câu nói ở trên : trong trường hợp phải chọn 1 trong các cái xấu thì chọn con nào đỡ xấu nhất hoặc kiểm soát được sự xấu xa của nó vẫn tốt hơn là không chọn gì.
Mình đồng ý với quan điểm này.
Mình nghĩ chủ thớt cũng nên đẩy tư duy xa thêm chút nữa, thử giả định xem nếu cả thế giới chỉ dùng vàng để làm tiền tệ thì sao? Hoặc trending hơn nữa là chỉ xài bitcoin (với số lượng có hạn) để làm tiền tệ thì sao?
 
Chào mọi người,

Chuyện là vậy, dạo gần đây thấy kinh tế thế giới bất ổn, nhất là FED tăng trần lãi suất và hàng loạt dự đoán về suy thoái kinh tế, CNBC liên tục nói về tình hình kinh tế mỹ không ổn ... trực giác mình cảm thấy có gì đó khá lớn đang đến, có gì đó .. không ổn.
Sau gần một tuần xem các khái niệm và các nguyên lý mà nền kinh tế vận hành, mình tìm ra được một sự thật khá ... bàng hoàng.
Có lẽ chỉ có mình mình bàng hoàng chăng?
Trước giờ mình quá ngu ngơ để rồi không hiểu gì về sự thực đáng sợ này?
Mình không quan tâm, mình muốn chia sẻ với hai mục đích:
- Hệ thống lại kiến thức mình có
- Tìm ra những điểm mình chưa nghĩ đến qua các câu hỏi của mọi ngừoi
- Mong rằng ai đó sẽ chỉ ra rằng mình sai (bởi nếu mình ko sai thì sẽ rất tệ)

Tiền thật (money) và tiền tệ (currency)​

Tiền thật là loại tiền thường được làm bằng kim loại quý nguyên chất. Số lượng của loại tiền này là hữu hạn. Giá trị của tiền thật đến từ các thuộc tính của nó.
Tiền tệ là loại tiền mà giá trị không đến từ các thuộc tính của nó. Thay vào đó, giá trị của tiền tệ được gán vào tiền thật theo một tỷ giá nhất định.

Nền kinh tế dùng tiền thật​

Các nền kinh tế dùng tiền thật là một nền kinh tế không lạm phát, bởi lý do đơn giản: chính phủ không thể in thêm kim loại quý được.
Lưu ý: việc đào thêm được nhiều vàng cũng chỉ tạo ra lạm phát tạm thời, về dài hạn vàng vẫn là kim loại hiếm và là hữu hạn. Bởi vậy nếu mình có nói lượng tiền thật không tăng được, các bạn hãy hiểu đó như là một giả thuyết để khiến câu truyện đơn giản hơn (nhưng không giảm đi tính thực tế) nhé.

Tiền tệ​

Lấy đồng đô la mỹ ra làm ví dụ, trước chiến tranh Việt Nam, đồng đô la mỹ thực chất là một tờ check đảm bảo rằng trong kho của chính phủ có đủ số lượng vàng tương ứng với số tiền ghi trên tờ tiền.
Ví dụ: Bạn có một tờ 20 đô, tỷ giá giữa vàng và đô la lúc đó là 20 đô 1 ounce, thì tờ 20 đô đó có ý nghĩa rằng: "Chính phủ mỹ hứa với bạn rằng họ đang có 1 ounce vàng trong kho và bạn có thể mua 1 ounce vàng với tờ 20 đô này".
Nó kiểu như một tờ check có thể trao đổi qua lại thay cho việc đem theo 1 cục vàng, mỗi lần mua gì đó là chặt ra rồi cân vàng :eek:
Chính phủ không có quyền in thêm tiền nếu như họ không có đủ số vàng tương ứng. Người ta hay gọi đay là "Gold Standard"
Về cơ bản, đây vẫn là một nền kinh tế không lạm phát.

Chi tiêu thâm hụt (Deficit spending)​

Số tiền chính phủ có thể tiêu bằng: tổng số vàng trong kho - số vàng nằm trên các tờ tiền giấy của người dân.
Hơn 90% thu nhập của chính phủ đến từ thuế, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chính phủ có nhu cầu tiêu nhiều tiền hơn số lượng thu được từ thuế?
Nhu cầu này có thể đến từ rất nhiều thứ: dịch bệnh, các lời hứa hẹn của các ứng viên tổng thống, tham nhũng, chiến tranh ...
Trong lịch sử thế giới, chưa có một chính phủ nào không chi tiêu thâm hụt.

Khi đó chính phủ chỉ có hai cách, đó là ...

Vay nợ người dân/nước ngoài (nợ công/public debt)

Thật vậy, chính phủ phát hành trái phiếu rồi kêu gọi dân hoặc nước ngoài mua. Cơ bản trái phiếu là một tờ giấy ghi nợ của chính phủ, họ sẽ hứa trả lại tiền cho người dân cùng với một khoản lời nho nhỏ.

Nhưng các bạn nên tỉnh táo:
- Giả sử trên thế giới có duy nhất 1 ounce vàng và tôi đang giữ nó
- Bạn vay tôi 1 ounce vàng để kinh doanh và hứa ngày mai sẽ trả tôi 2 ounce
- Nhưng bởi vàng là hữu hạn, trên thế giới làm gì có ounce vàng thứ 2 đâu mà đòi trả?
- Vậy rõ ràng việc vay nợ bằng vàng và cũng trả bằng vàng là vô lý, bạn không thể tạo thêm vàng được, bạn phải trả bằng một cái gì đó khác.
- Vậy ta có thể thấy, việc chính phủ vay vàng rồi hứa trả lại cũng là chuyện không thể theo lý thuyết.

Kể cả khi chính phủ có đủ sức trả nợ, bạn cũng nên nhớ rằng người trả nợ chính là dân, tại nguồn tiền để trả nợ đều đến từ thuế.

Khi chính phủ sắp vỡ nợ, không kiếm được vàng để trả lại cho người dân thì họ phải dùng cách thứ hai ...

Giảm giá tiền tệ (currency debasement)​

Đơn giản bằng cách thay đổi tỷ giá giữa tiền tệ và tiền thật, nhà nước được quyền in nhiều tiền hơn.
Ví dụ: chính phủ có 10 ounce vàng, thị trường đang có 200 usd, tỷ giá là 20 usd/ounce. Có nghĩa là chính phủ hiện không còn một xu dính túi.
Nếu chính phủ thay đổi tỷ giá thành 40 usd/ounce, thì tổng số tiền trên thị trường sẽ tương đương 5 ounce vàng. Lẽ dĩ nhiên 5 ounce vàng còn lại sẽ nhẹ nhàng chảy vào túi chính phủ.
Với việc làm này, có thể nói người dân đã mất 50% tổng công sức lao động được lưu giữ trong đồng tiền tệ.

Bạn hỏi: Sẽ thế nào nếu sau đó chính phủ có thể giữ kinh tế ổn định, không chiến tranh, không lãng phí, kinh tế phát triển tốt?
Mình nghĩ: Tiền tệ sẽ giữ được giá trị trong một khoảng thời gian cho đến lần kế tiếp khi chính phủ cần thêm tiền - điều chưa bao giờ là ngoại lệ.

Đây cũng là thời điểm bắt đầu ...

Lạm phát​

Lạm phát là việc gia tăng nguồn tiền đẩy vào thị trường, giảm phát là việc giảm nguồn tiền đẩy vào thị trường.
Cái gì càng nhiều thì càng rẻ, vậy lạm phát thì giá cả sẽ tăng, giảm phát thì giá cả sẽ giảm.
Giá cả tăng trong thời kỳ lạm phát không có nghĩa nó sẽ kéo nền kinh tế đi xuống, mà ngược lại, nền kinh tế nhận được một cú hích giúp tăng trưởng vượt bậc bởi:
- Người dân cảm thấy có nhiều tiền hơn
=> Dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn
=> Các business làm ăn thuận lợi hơn
=> Thuê nhiều người làm hơn, trả lương cao hơn
=> Người dân cảm thấy có nhiều tiền hơn

Tuy nhiên việc lạm phát này vẫn còn kiểm soát được bởi tiền tệ vẫn đang bị giới hạn bởi lượng tiền thật mà chính phủ có, ít nhất là cho đến lần giảm giá tiền tệ tiếp theo và rồi ...

Lạm phát mất kiểm soát cùng sự chào đời của tiền định danh (fiat currency)​

Việc thay đổi tỷ giá diễn ra liên tục cho đến khi tỷ giá của tiền tệ và kim loại quý cách nhau quá xa, đến mức mối liên kết giữa tiền tệ và kim loại quý gần như không còn.
Tại thời điểm này, toàn bộ tiền tệ đã biến thành tiền định danh (fiat currency), giá trị của toàn bộ tiền định danh này chỉ dựa trên sự tin tưởng của xã hội cho chính phủ.
Đồng tiền định danh hoàn toàn không còn giá trị thực tế.

Đây là bước đi không thể quay trở lại, không thể gắn kết lại mối liên kết với kim loại quý nếu như không phá huỷ cả nền kinh tế.

Thực tế vào năm 1971, đồng đô la đã trở thành tiền định danh và hoàn toàn không còn liên kết với vàng.
Cũng tại thời điểm đó, hàng trăm đồng tiền trên thế giới dùng đồng đô la làm tiền thật để in tiền tệ của họ, điều đó có nghĩa toàn bộ các đồng tiền đó đều được hoá kiếp từ tiền tệ xuống tiền định danh trong một nốt nhạc.

Vào năm 2022, không còn một đồng tiền nào trên thế giới còn liên kết với kim loại quý nữa, toàn bộ đều là tiền định danh.
Nhưng cũng nực cười khi hầu hếu các nước trên thế giới vẫn xem đồng đô la có giá trị ngang với vàng, in tiền của mình dựa trên đồng đô la thay vì vàng.
Ví dụ các bạn xuất khẩu hàng qua Mỹ, họ nhận về hàng thật, giá trị thật, nhưng đưa lại cho bạn một tờ giấy. Thực sự đến trẻ con còn thấy lời.
Đây cũng chính là lý do đồng đô la không mất giá quá nhiều so với số tiền mà Mỹ in ra. Một nửa số tiền mà Mỹ sản xuất đã được ... xuất khẩu qua các nước khác thông qua các giao dịch trên đồng đô la - đây cũng được gọi là xuất khẩu lạm phát.

Tuy nhiên, có một số nước như Iran, Trung Quốc, Nga không dựa trên đồng đô la để in tiền của họ nữa.

Tiền định danh (fiat currency)​

Tiền định danh là loại tiền mà chính phủ có thể in bao nhiêu tuỳ thích, gần như không có bất kỳ sự cản trở nào.
Tiền định danh cũng là công cụ cực kì hữu hiệu giúp chính phủ lấy đi giá trị lao động của người dân của nước họ, lẫn giá trị lao động của người dân các nước dùng tiền của họ làm đồng tiền dự trữ.
Tiền định danh kết hợp với nền kinh tế dựa trên nợ nần là một cặp đôi hoàn hảo khiến ...

Lạm phát tăng theo cấp số nhân​

Như trình bày ở trên, việc đi vay và trả lại nhiều hơn cùng 1 loại tiền là không thể. Đó là lý do khi bạn đi vay, chính phủ phải in thêm tiền để cho phép bạn có cơ hội trả nợ.
Khi lạm phát tăng cao, người dân sẽ thấy rất ổn, kinh tế phát triển.
Nhưng bạn phải hiểu lạm phát lần này hoàn toàn khác so với lần trước đó, số tiền chính phủ in ra thêm trong lần này sẽ được tính vào nợ công - khoản nợ mà chính phủ nợ người dân.
Cách chính phủ in thêm tiền ở bên Mỹ là:
- Chính phủ bán trái phiếu cho các ngân hàng
- Ngân hàng bán lại cho FED, kiếm ít lời
- FED viết ra 1 tờ check đưa cho ngân hàng, ra vẻ như thời ta vẫn còn vàng trong kho, nhưng thực ra đếch còn cắc nào cả (cơ bản đây chính là gian lận)
- Ngân hàng nhận về tờ check, ra vẻ như tờ check đó có giá trị lắm, rồi nhập số tiền trên tờ check vào máy tính
- Bụp, tiền xuất hiện
- Ngân hàng trả lại tiền cho chính phủ để đi tiêu pha
- Sau này thu được thuế thì chính phủ trả nợ lại cho FED

(Mình đã loại bỏ US Treusury ra cho đơn giản, nhưng về cơ bản nó không thay đổi cách vận hành)

Đây là cách hoạt động điển hình và cũng là cách hoạt động trên các nước cũng dùng tiền định danh.
Ở đây tiền thậm chí không phải là giấy, nó chỉ là những con số trên máy tính.

Theo ta hiểu về dài hạn, chính phủ không bao giờ có khả năng trả lại được nợ cho FED.
Nợ công sẽ ngày một tăng, số lượng tiền trong thị trường sẽ ngày một tăng.

Thưa quý bạn và các vị, đây chính là nền kinh tế mà chúng ta đang có.

Nợ cũng chính là tiền, nợ càng nhiều thì tiền càng nhiều, tiền càng nhiều thì tăng trưởng càng cao, mọi người ai cũng vui, ngoại trừ mấy người gửi tiền trong ngân hàng.
Nhưng đến một thời điểm, chính phủ sẽ phải kìm lại, không cho tiền mất giá thêm nữa.
Họ thường dùng các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm giảm tiêu dùng như tăng lãi suất ngân hàng:
- Ít người vay tiền hơn, thành thử ít người mua hàng hơn.
- Business không bán được hàng nên sa thải nhân viên
- Mọi người thấy công ty sa thải nên càng thắt chặt chi tiêu hơn
- Business không bán được ....

Đây là một vòng lặp khiến cả nền kinh tế bị trì trệ, ta gọi đó là quá trình giảm phát (deflation).
Trong quá trình này, giá trị của tiền định danh sẽ tăng do ai cũng giữ tiền trong nhà, không tiêu pha gì cả.

Nhưng nếu để quá trình này tiếp tục, nền kinh tế bị lún quá sâu sẽ khó quay lại được, ta gọi đó là suy thoái (recession).

(TO BE CONTINUED)
Thực cái cái chế độ bản vị vàng (dùng tiền đổi lấy vàng tại ngân hàng trung ương được) có hay không cũng vô nghĩa.
  • Chính phủ dự trữ vàng, nhưng khi cần họ sẽ đơn giản là in thêm tiền và điều chỉnh tỷ giá vàng. Cũng giống như ở đâu đó dự trữ 100 tỷ USD, khi cần thì in thêm tiền nội tệ và điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, đếch cho thị trường tự điều tiết.
  • Rồi khủng hoảng do như thớt trình bày thì đem USD bán bớt vì không thể cứ in tiền ra mãi nếu GDP chả tăng cái mẹ gì. Chưa kể dính mác thao túng tiền tệ do sự quy chụp của những thằng to
  • TQ hay Nga là những nền kinh tế ngày càng độc lập, đang cố gắng thoát ra khỏi sự kiểm soát của USD
  • Thế giới luôn vận động và thay đổi, công nghệ, tiền tệ , vũ trụ... tất cả chỉ là tri thức. Các nhà cầm quyền cũng chỉ là một tổ chức có ảnh hưởng lớn, điều tiết cuộc sống của toàn bộ người dân họ nắm quyền cai trị. Sẽ có những thiên tài, thoát được cái vòng luẩn quẩn của thời thế.
  • Cách vận hành của bộ máy chính trị nào cũng chỉ là những cơ chế, phương pháp quản lý. Nó xuất phát từ số đông, dần bị biến đổi thành nhóm lợi ích và tan rã để cho cơ chế mới ra đời.
  • Tất yếu của cuộc sống là sự vận động như thế, việc hiểu biết nhất thời rồi cho rằng đó là kiến thức cứng, chính xác thì theo tôi là chưa đủ.
  • Thớt hay, chủ thớt viết tiếp đi nhé.
 
Back
Top